Đây là lý do mà bạn không thể thiếu muối trong cuộc sống hàng ngày
Không chỉ là một loại gia vị, muối còn có một vai trò vô cùng quan trọng đối với những hoạt động sống của cơ thể chúng ta.
Muối là một khoáng chất thiết yếu, không chỉ giúp đồ ăn ngon hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Dù không có bằng chứng khẳng định chắc chắn con người đã biết sử dụng muối từ khi nào, song trong suốt chiều dài lịch sử, muối đã chứng tỏ một vai trò quan trọng khi đã có nhiều vương quốc sụp đổ, nhiều người mắc bệnh và chết vì thiếu muối.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5gr/ngày. Tiêu thụ nhiều hơn có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng nhưng khi dùng muối đúng lượng, chúng ta sẽ thu được nhiều lợi ích của muối đối với sức khỏe dưới đây.
Tăng cường chức năng não
Muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể. Natri giúp giữ cho tâm trí của bạn luôn hoạt động nhạy bén. Vì natri giúp tăng cường chức năng não nên nó là một yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển não bộ. Thiếu natri có thể dẫn đến hôn mê và mất trí.
Duy trì huyết áp ổn định
Natri được cho là đóng một vai trò quan trọng đối với sự sống của bạn vì khoáng chất này duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ.
Kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể
Natri kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể bạn. Lượng nước trong cơ thể cân bằng được là do tế bào liên tục trải qua một quá trình gọi là thẩm thấu – chất lỏng có đặc tính khuếch tán qua một lớp màng từ vùng có nồng độ cao sang vùng có nồng độ thấp cho đến khi cả hai đạt đến trạng thái cân bằng. Natri giúp duy trì quá trình này diễn ra bình thường.
Video đang HOT
Làm dịu cơ bắp
Chuột rút là hiện tượng thường xảy ra do căng cơ, vận động sai tư thế hay đến từ mất nước và mất cân bằng điện giải. Trong những tháng hè nóng bức, cơ thể mất nhiều muối và nước sẽ dễ dẫn đến say nắng và chuột rút. Natri trong muối giúp cân bằng điện giải và kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng này.
Giảm tình trạng say nắng
Trong những ngày hè nóng bức, say nắng rất dễ xảy ra do cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Uống nhiều nước là giải pháp tốt để phòng ngừa say nắng, nhưng chỉ nước không là không đủ. Nước có muối, đường và vitamin sẽ giúp cân bằng điện giải cho cơ thể, giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
Tốt cho da
Muối ở dạng thô nhất là một chất tẩy tế bào chết tự nhiên. Nước muối là chất sát khuẩn hữu hiệu và natri đã có trong nhiều loại kem dưỡng da với tác dụng giúp da ngậm và giữ nước. Một số loại muối như muối hồng chứa nhiều natri và magiê khi được pha vào nước tắm có tác dụng thư giãn, tốt cho tinh thần và giấc ngủ, làm săn chắc da.
Nguồn: Boldsky
Theo Helino
Nêm nếm đậm đà, bạn đang ăn rất nhiều muối
Muối cần thiết cho hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp con người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối kéo dài, cơ thể sẽ phải đối mặt với các bệnh lý như tăng huyết áp. Vì vậy, cơ thể cần được đảm bảo lượng muối nạp vào vừa đủ.
Cần xác định mỗi ngày cơ thể đã nạp khoảng bao nhiêu lượng muối vào cơ thể - Ảnh minh họa
Muối ăn thường được sử dụng là Natri Clorua, có thành phần natri (Na), một chất điện giải có vai trò quan trọng cần thiết cho cơ thể. Muối ăn là thành phần không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày.
Nếu thừa muối, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý, ngược lại thiếu muối, các hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, mỗi người cần xác định được lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày để điều chỉnh, đảm bảo duy trì sức khỏe.
Tối đa 5gr muối mỗi ngày
Theo điều tra STEP của Bộ Y tế thì người Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 9,4g muối/người/ngày, gấp đôi mức khuyến nghị. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tăng huyết áp, mất canxi trong xương, ung thư dạ dày, và bệnh thận mạn.
TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, cho biết muối ăn có thành phần Natri và Clor. Khi nói đến nhu cầu về muối đối với cơ thể thì chủ yếu được tính theo nhu cầu Natri.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2.000mg natri mỗi ngày (tương đương dưới 5gr muối mỗi ngày). Đối với người có bệnh tim mạch thì lượng muối cho phép còn thấp hơn nữa.
Bên cạnh muối ăn thì natri còn có trong nhiều loại thực phẩm khác. Do đó, khi tiết chế lượng muối trong chế độ ăn thì cần phải tính đến các loại thực phẩm chứa nhiều muối như nước mắm, nước tương, hạt nêm, bột canh, bột ngọt, thực phẩm chế biến sẵn (mì gói, thịt hộp, thịt muối xông khói, xúc xích, lạp xưởng, giò chả, snack...), các loại rau cải muối chua, cá khô...
"Người khỏe mạnh ăn uống được bình thường thì hiếm khi bị thiếu muối. Mức natri ăn vào thấp nhất vẫn đảm bảo cho hoạt động bình thường của cơ thể chưa được xác định, nhưng có thể ước vào khoảng 200-500mg/ngày, tương đương 0,5-1,2g muối/ngày. Tình trạng thiếu natri thường chỉ xảy ra khi mất rất nhiều mồ hôi, nhịn ăn kéo dài, hoặc các bệnh lý như tiêu chảy, nôn ói, rò đường tiêu hóa, bệnh thận..." - TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh chia sẻ.
Lượng muối trong khẩu phần ăn
Theo TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, sau một bữa ăn nhiều muối cơ thể sẽ tăng cảm giác khát và uống nhiều nước (để làm loãng nồng độ natri trong máu), khi đó huyết áp cũng tăng cao. Tuy nhiên, cảm giác này rất chủ quan tùy thể trạng từng người, nhất là người già và trẻ em thường không nhạy với cảm giác khát nên sẽ không có dấu hiệu này.
Nồng độ natri quá thấp trong máu sẽ gây nôn ói, nhức đầu, bứt rứt, lú lẫn, yếu cơ, chuột rút... Nếu nặng sẽ gây hôn mê.
Mặc dù vậy, các triệu chứng trên không đặc trưng để nhận biết cơ thể dư hoặc thiếu muối bởi vì một số bệnh lý khác cũng có các triệu chứng tương tự. Việc dư hay thiếu muối thường chỉ có thể xác định chính xác qua xét nghiệm máu.
Thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày có khoảng 400mg natri (tương đương 1g muối). Hải sản sẽ có lượng muối cao hơn các thực phẩm tự nhiên khác. Muối có nhiều trong các gia vị mặn. 1g muối có 400mg natri, 1g hạt nêm có khoảng 200mg natri, 1g bột ngọt có 130mg natri, 1ml nước mắm có 77mg natri, 1ml nước tương có 56mg natri.
1 muỗng canh nước mắm (loại muỗng 8ml, dùng ăn phở) có khoảng 1,5g muối
1 muỗng canh nước tương (loại muỗng 8ml, dùng ăn phở) có khoảng 1,1g muối
1 muỗng cà phê muối gạt ngang (loại muỗng 5ml) có khoảng 4g muối
1 muỗng yaourt muối gạt ngang có 1g muối
Trong mì gói có trung bình 4,3 g muối/gói (bao gồm 2,5g trong gói gia vị và phần còn lại là trong sợi mì).
Như vậy, khi chế biến thức ăn nếu nêm nhạt thì mới không vượt quá nhu cầu. Còn khi nêm nếm rất đậm đà, sử dụng nhiều gia vị và thêm nước chấm thì lượng muối tiêu thụ sẽ rất cao.
Nếu dùng mì ăn liền thì cần giảm bớt gói gia vị để không bị vượt ngưỡng khuyến nghị về natri.
Theo tuoitre.vn
Thực phẩm mùa hè rất dễ khiến bụng bạn phình ra vì đầy hơi, làm ngay 10 mẹo này để dễ chịu mà không to bụng Đầy hơi, chướng bụng có thể liên quan tới các vấn đề dạ dày khác như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc là hậu quả của một bữa ăn quá no... Đầy hơi, chướng bụng là một trong những vấn đề gây khó chịu nhất liên quan tới dạ dày. Nó gần như trở nên quen thuộc với mọi người trên toàn...