Đây là lý do chúng ta thường có hành động dang hai tay khi muốn giữ thăng bằng
Tại sao bất kỳ ai cũng dang hai tay để giữ thăng bằng và đây là lý giải khoa học cho hành động tưởng chừng như vô ý ấy.
Khi tham gia thử thách đi trên một đường thẳng hay đứng ở một vị trí nào đó trên cao với diện tích tiếp xúc hẹp, chúng ta vẫn thường giang hai tay để giữ thăng bằng. Hành động này giống như một phản xạ tự nhiên nhưng vì sao lại như vậy thì không nhiều người lý giải được.
Bất kỳ ai cũng phải dang hai cánh tay khi muốn giữ thăng bằng.
Nói một cách đơn giản hành động dang hai cánh tay giúp đẩy trọng lượng to lớn của toàn bộ cơ thể ra khỏi điểm trụ mà cụ thể ở đây là chân của họ. Điều này làm tăng momen quán tính, giúp con người duy trì sự cân bằng.
Momen quán tính được hiểu là một thuộc tính của một cơ thể, thuộc tính này có thể xoay được, cho phép chúng ta biết cơ thể có đang gặp khó khăn khi thay đổi vận tốc quay của thân trên một trục quay cụ thể hay không. Với tên gọi khác là momen quán tính quay, momen quán tính là thước đo sự phản đối hay kháng cự của của cơ thể khi thay đổi hướng quay.
Vai trò của quán tính trong việc duy trì sự cân bằng trong khi đi trên khúc gỗ hay dây thừng
Khi chúng ta đi hoặc đứng thẳng, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào bàn chân. Mọi việc trở nên khó khăn hơn khi chúng ta chuyển sang đi hoặc đứng trên mặt những vùng rất hẹp một khúc gỗ hay sợi dây thừng. Trong những trường hợp như vậy, khối lượng của cơ thể tập trung toàn bộ vào bàn chân và bàn chân, dưới tác dộng lớn của trọng lượng cơ thể, có xu hướng quay và xoay dọc theo dây. Việc giang hai tay ra lúc này sẽ giúp giảm momen quán tính giúp cơ thể chống lại sự quay vòng dọc theo dây.
Video đang HOT
Kể cả các vận động viên đi dây trên cao cũng có hành động này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cánh tay càng dài, lòng bàn tay càng lớn thì khả năng giữ thăng bằng khi đi trên những bề mặt hẹp càng tốt. Điều này cũng giúp giải thích cho hình ảnh chúng ta hay thấy ở rạp xiếc. Những nghệ sĩ đi trên dây thường mang theo những chiếc gậy dài chính là để duy trì sự thăng bằng của họ tốt hơn.
Dĩ nhiên, màn trình diễn trên dây nhiều thách thức và nguy hiểm sẽ cần đến những cây gậy dài như vậy để hỗ trợ. Còn nếu bạn chỉ muốn giữ thăng bằng khi đi trên mặt đất gồ ghề hay những nơi với diện tích tiếp xúc lớn hơn, cánh tay là công cụ hoàn hảo nhất.
Linh Phương / Theo Trí Thức Trẻ
Bé gái mới 8 tháng tuổi khiến bác sĩ sốc khi kiểm tra sức khỏe
Mới đây các bác sĩ tại Ấn Độ đã vô cùng ngạc nhiên khi một bé gái dù mới chỉ 8 tháng tuổi nhưng đã có cân nặng chưa từng thấy.
Bé gái có tên là Chahat Kumar, hiện đang sinh sống với gia đình tại bang Punjab, Ấn Độ. Giống như bao đứa trẻ khác, Chahat được sinh ra với cân nặng bình thường, tuy nhiên, khi em được 4 tháng tuổi trọng lượng của cơ thể bỗng nhiên "nhảy vọt" không kìm hãm được. Dù hiện tại mới được 8 tháng tuổi nhưng Chahat đã nặng tới 17 kg, tương đương với cân nặng của một đứa trẻ 4 tuổi phát triển bình thường.
Chahat Kumar mới 8 tháng tuổi nhưng có trọng lượng bằng một đứa trẻ 4 tuổi.
Bố của Chahat là anh Suraj Kumar, 23 tuổi, cho biết: " Khi sinh ra, con bé hoàn toàn bình thường, thế nhưng sau đó, chúng tôi nhận thấy rằng cân nặng của nó cứ thế tăng lên mỗi ngày một cách nhanh chóng".
Chahat Kumar đòi ăn liên tục.
Bố mẹ của Chahat hàng ngày đều phải bận rộn với chế độ ăn "không phanh" của cô bé. Chị Reena, 21 tuổi, là mẹ của Chahat. Nói chuyện với báo chí, chị cho biết: "Chahat ăn một lượng thức ăn gấp 4 lần khẩu phần ăn của một đứa trẻ bình thường mỗi ngày. Con bé đòi ăn suốt cả ngày, bất cứ lúc nào, nếu chúng tôi không cho con bé ăn, nó sẽ khóc và gào thét lên".
Để bế được bé gái 8 tháng tuổi này cũng là việc khó khăn.
Cân nặng cơ thể phát triển bất thường khiến cả bản thân Chahat và gia đình của em đều gặp phải những phiền phức.
"Chúng tôi rất muốn cho Chahat ra ngoài dạo chơi nhưng cơ thể của con bé khá nặng nên chúng tôi không thể ẵm con bé đi xa được mà chỉ cho nó chơi gần nhà", mẹ bé cho biết.
Cũng do trọng lượng cơ thể "quá khổ" mà Chahat gặp rất nhiều khó khăn trong việc hô hấp và ngủ. Hơn thế, trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn phát hiện lớp da trên cơ thể của em cứng bất thường, làm cản trở quá trình xét nghiệm máu.
Tình trạng của Chahat được xem là hiếm gặp, rất nhiều bác sĩ khi tiếp xúc với Chahat đều tỏ ra bối rồi và lắc đầu ngán ngẩm.
Bác sĩ của Chahat, Vasudev Sharma cho biết: "Đây là trường hợp đầu tiên mà ông từng gặp trong sự nghiệp cứu người của mình từ trước tới nay. Hơn nữa việc xét nghiệm máu lại không thể thực hiện được vì lớp mỡ quá dày và làn da cứng bất thường, chúng tôi đã thử rất nhiều lần nhưng kết quả không được khả quan lắm".
Nói về nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh của Chahat có thể là do chế độ dinh dưỡng và quá trình chăm sóc sau khi sinh, nhưng bố mẹ Chahat đều phủ nhận điều này. "Đó không phải là lỗi của chúng tôi, Chúa trời đã cho con bé số mệnh như vậy, số mệnh ấy không nằm trong tay chúng tôi. Tôi cảm thấy thật tệ khi ai đó cười chê vì thân hình của con bé", anh Suraj nói.
Cả anh Suraj và chị Reena đều vô cùng lo lắng về tình hình sức khỏe hiện tại và sau này của Chahat. "Trước Chahat, chúng tôi cũng đã có một đứa con trai, tuy nhiên thằng bé đã ra đi mãi mãi. Giờ chúng tôi chỉ có một mình Chahat, tôi không muốn mất con bé. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất hiện tại đó là sức khỏe của con", chị Reena cho biết.
Lo lắng là một chuyện còn việc chữa trị cho Chahat lại là một chuyện khác, vì nó nằm ngoài tầm tay của gia đình anh Suraj. Những khó khăn về tài chính không cho phép Chahat được tiếp cận với những điều trị y tế tiên tiến và hiện đại.
Tuy nhiên, theo những khuyến cáo từ bác sĩ Sharma, trọng lượng cơ thể của Chahat đang tăng lên quá mức cho phép và cần phải được kiểm soát một cách kịp thời trước khi quá muộn. Trong khi gia đình Chahat đang nỗ lực tìm kiếm những biện pháp điều trị dù chẳng mấy sáng sủa thì chị Reena vẫn luôn hy vọng về một tươi sáng hơn và tốt đẹp hơn cho con.
Cloud / Theo Trí Thức Trẻ
Sinh con trước sự chứng kiến của gần cả trăm người, chuyện tưởng như đùa lại có thật Việc sinh con như thế được ví như một buổi trình diễn, thật sự rất kinh khủng. Bạn có bao giờ cảm thấy rằng mình thật may mắn khi được sinh ra vào thời kì hiện đại này khi nhìn những công nghệ,thành tựu y khoa mà ta đã đạt được? Mỗi ngày lại có một phát kiến mới,một bước đột phá mới....