‘Đây là lời cảnh báo cuối cùng với TikTok’
Sau Ấn Độ, thêm một quốc gia xem xét cấm TikTok trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Ngày 21/7, Cơ quan Viễn thông Pakistan (PTA) thông báo đã cấm ứng dụng livestream Bigo Live vì đăng tải nội dung “vô đạo đức và thô tục”, đồng thời cơ quan này cũng đưa ra “cảnh báo cuối cùng” đối với TikTok.
Đại diện PTA cho biết họ nhận được rất nhiều khiếu nại từ các đơn vị khác nhau về những video đang lưu hành trên ứng dụng Bigo Live cũng như TikTok, và tác động của chúng lên “sự phát triển của giới trẻ và toàn xã hội Pakistan”.
PTA cho biết trước đó họ đã gửi thư cảnh báo đến công ty mẹ của 2 ứng dụng trên là Bigo Technologies và ByteDance để yêu cầu “chủ động điều chỉnh nội dung phù hợp với luật pháp và đạo đức”. Tuy nhiên, những thay đổi của 2 công ty đều không đạt yêu cầu.
Tương tự như thị trường Ấn Độ, TikTok cũng rất phổ biến tại Pakistan.
“Theo Luật Phòng chống Tội phạm điện tử quốc gia ( PECA), PTA quyết định ngay lập tức cấm hoạt động Bigo Live, và gửi lời cảnh báo cuối cùng tới TikTok. Yêu cầu ứng dụng này đưa ra một cơ chế toàn diện để kiểm soát nội dung vô đạo đức và thô tục trên nền tảng của họ”, PTA viết trong thông báo.
Video đang HOT
Người phát ngôn của ByteDance cho biết công ty đã ứng dụng nhiều công nghệ và quy trình kiểm duyệt khắt khe hơn để sàng lọc những video vi phạm điều khoản sử dụng. Cụ thể là trong 6 tháng cuối năm 2019, TikTok đã xóa hơn 3,7 triệu video vi phạm của người dùng ở Pakistan.
“TikTok cam kết sẽ cải thiện bảo vệ sự an toàn cho người dùng, đồng thời sẽ tăng cường đối thoại với chính quyền Pakistan để giải thích về chính sách của chúng tôi”, đại diện ByteDance nói với TechCrunch.
Cuối tháng 6, Ấn Độ ban hành lệnh cấm hơn 57 ứng dụng có liên quan tới Trung Quốc, trong đó có cả TikTok và Bigo. Đây là thị trường quan trọng và có lượng người dùng lớn nhất đối với TikTok, con số vượt hơn 200 triệu người. Tương tự như Ấn Độ, TikTok tại Pakistan cũng vô cùng phổ biến.
Bên cạnh Bigo Live và TikTok, chính phủ Pakistan gần đây cũng ban hành lệnh cấm tạm thời với ứng dụng chơi game PUBG vì lo ngại giới trẻ đang lãng phí thời gian trên “ứng dụng có khả năng gây nghiện” này.
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên cấm TikTok ở phạm vi toàn lãnh thổ. Sau đó có Mỹ, Australia và Hàn Quốc là các quốc gia tiếp theo cân nhắc cấm ứng dụng này. Gần đây, TikTok tiếp tục đánh mất thị trường Hong Kong sau khi Trung Quốc công bố áp dụng luật an ninh quốc gia mới cho đặc khu.
TikTok có thể trở thành công ty Mỹ để tránh bị cấm hoạt động
Cố vấn Nhà Trắng nói rằng TikTok có thể tách khỏi công ty mẹ ByteDance trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ vì lo ngại bảo mật.
Larry Kudlow, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, cố vấn kinh tế Nhà Trắng cho rằng tách khỏi ByteDance để hoạt động như một công ty Mỹ sẽ có lợi hơn cho TikTok thay vì để chính phủ Mỹ cấm theo lời đe dọa của Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 7/7.
Cố vấn ông Trump nói rằng TikTok có thể tách khỏi ByteDance và hoạt động độc lập như một doanh nghiệp Mỹ.
"Chúng tôi chưa đưa ra quyết định chính thức, nhưng tôi nghĩ rằng TikTok sẽ tách khỏi công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc để hoạt động độc lập như một công ty Mỹ", Kudlow chia sẻ. Dù vậy, ông không nói rõ cấu trúc hoạt động của TikTok sẽ thay đổi ra sao, cũng như liệu rằng ứng dụng này có bị một doanh nghiệp Mỹ mua lại hay không.
Về phía mình, TikTok luôn phủ nhận mọi cáo buộc, khẳng định chưa từng gửi dữ liệu về Trung Quốc và sẽ từ chối nếu được yêu cầu. Họ cũng tìm nhiều cách để tách biệt khỏi Douyin, phiên bản của TikTok tại Trung Quốc.
Vào tháng 5, ByteDance đã bổ nhiệm Kevin Mayer, cựu lãnh đạo Disney làm CEO mới. Tuần trước, họ tuyên bố rút khỏi Hong Kong sau khi Trung Quốc công bố luật an ninh quốc gia mới cho đặc khu này.
Trả lời SCMP về phát ngôn của Kudlow, đại diện TikTok nói rằng công ty sẽ không tham gia đầu cơ tích trữ (speculation), nhắc lại rằng ByteDance đang đánh giá thay đổi liên quan đến cấu trúc hoạt động của TikTok, cam kết hoàn toàn bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Ngày 15/7, Chánh văn phòng của Tổng thống Trump nói rằng chính quyền Mỹ đang xem xét rủi ro an ninh quốc gia của các ứng dụng truyền thông xã hội như TikTok và WeChat, dự kiến đưa ra hành động phù hợp trong vài tuần tới.
Ứng dụng chia sẻ video đến từ Trung Quốc đang đứng trước nhiều đe doạ từ Mỹ và các đồng minh
Mùa thu năm 2019, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã mở cuộc điều tra ByteDance về thương vụ mua lại Musical.ly (tiền thân của TIkTok) diễn ra năm 2017.
Nếu chứng minh được TikTok gửi dữ liệu về chính phủ Trung Quốc, cơ quan này có thể gây áp lực buộc ByteDance, chủ sở hữu TikTok bán lại ứng dụng này cho công ty không phải của Trung Quốc.
Từ khi TikTok rơi vào khủng hoảng, các ứng dụng đối thủ như Byte, Triller, Dubsmash và Likee đã thu hút một lượng lớn người dùng. Mạng xã hội nổi tiếng Snapchat cũng đang thử nghiệm tính năng điều hướng giống TikTok cho các nội dung video công khai.
Ngày 16/7, NBC đưa tin Facebook sắp ra mắt ứng dụng Instagram Reels để cạnh tranh với TikTok.
Giống như TikTok, Instagram Reels cho phép người dùng đăng tải video ngắn, thời lượng khoảng 15 giây với thư viện bộ lọc, nhạc nền có sẵn hoặc do người dùng đóng góp. Nó cũng có phần "Featured Reels" hiển thị những video phổ biến tương tự TikTok.
TikTok tăng 'vận động hành lang' tại Mỹ TikTok được cho là đang lập nhóm vận động hành lang với các nhân vật "cộm cán" nhằm chống lại các lệnh cấm sắp được ban hành của chính phủ Mỹ. Theo NYTimes, TikTok - công ty thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - đang cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp và quan chức...