Đây là lí do vì sao bạn nên nên sử dụng bàn phím cơ
Với những ưu điểm của mình, bàn phím cơ chính là lựa chọn mà mọi người nên sử dụng.
Bàn phím cơ là loại bàn phím đã có từ lâu nhưng luôn được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay. Bàn phím cơ sử dụng các switch nằm bên dưới mỗi phím, hoạt động theo nguyên tắc cơ học với lò xo và một số thành phần khác. Bàn phím cơ mang lại cảm giác gõ tuyệt vời khi người dùng vừa được trải nghiệm cảm giác nảy bàn phím vừa nghe âm thanh các phím được gõ xuống rất khó cưỡng. Bởi vậy mặc dù công nghệ bàn phím liên tục phát triển và cải tiến nhưng bàn phím cơ vẫn có một chỗ đứng khó lòng thay thế. Ngày nay trong khi các thương hiệu lớn như Razer và Logitech dường như đã đến giới hạn khi bàn phím cơ của họ không có nhiều cải tiến gần đây, thì các thương hiệu nhỏ hơn đã và đang khai thác những tùy chỉnh nhỏ nhưng mang lại trải nghiệm gõ tuyệt vời hơn cho người dùng.
Dưới đây là một số lý do bạn nên chọn bàn phím cơ:
Trải nghiệm gõ bàn phím cơ tốt hơn
Bàn phím cơ có một switch vật lý dưới mỗi phím giúp người dùng có được phản hồi xúc giác tốt nhất có thể. Razer đã sử dụng switch quang học, mang lại khả năng truyền lực tức thì cùng với cảm giác cơ học truyền thống hỗ trợ tốc độ bấm nhanh hơn và độ chính xác cao hơn.
Một số bàn phím loại khác bạn sẽ cần nhiều lực bấm và không có cảm giác “đã tay”. Điều này hoàn toàn sẽ không xảy ra khi sử dụng bàn phím cơ.
Bàn phím cơ không chỉ dành cho game thủ
Game thủ thường sử dụng bàn phím cơ vì khả năng gõ nhanh hơn, chính xác hơn và phản ứng xúc giác rõ ràng cho mọi lần nhấn. Nhưng không có nghĩa bàn phím cơ chỉ dành cho các game thủ. Không cần bàn phím cơ nào cũng được trang bị đèn RGB. Có những bàn phím cơ chất lượng tốt từ các thương hiệu nhỏ hơn và thậm chí cả những bàn phím như Razer nhắm đến đối tượng là người dùng văn phòng thông thường. Khi phải làm việc cả ngày việc sử dụng bàn phím cơ sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều nhờ tốc độ gõ nhanh, êm, âm thanh thích tai.
Kết cấu chất lượng
Ngay cả một bàn phím cơ giá rẻ cũng sẽ có cấu trúc vượt trội so với hầu hết các bàn phím thông thường. Các phím cơ cực kỳ bền và luôn được đánh giá cao về tuổi thọ.
2 chất liệu phổ biến của keycap là nhựa ABS và nhựa PBT. Lợi thế của nhựa ABS là màu sắc tươi tắn, tạo nên những bộ keycap bắt mắt, khả năng xuyên LED tốt. Nhược điểm lớn nhất của ABS là không bền, rất nhanh bóng và bám mồ hôi khi sử dụng thường xuyên. Còn Keycap PBT là chất liệu cứng và bền nhất để dùng trong keycap, có khả chống bóng tốt hơn ABS, keycap PBT cũng bền với nhiệt và hóa chất hơn ABS rất nhiều.
Rất nhiều cách tùy biến
Video đang HOT
Nhờ việc các keycap có thể được thay thế nên bạn hoàn toàn có thể sáng tạo theo ý thích.
Đối với hầu hết mọi người, những thứ dễ dàng nhất để mod là keycaps và cáp kết nối. Bất cứ một ý tưởng nào lóe lên trong đầu, bạn cũng có thể thực hiện chúng và thay thế lên bàn phím, đó có là một tựa game, một bộ phim, nhân vật nào đó, … Chúng không chỉ trông đẹp mà còn luôn có chất lượng vượt trội, bền hơn.
Bàn phím cơ là một sự lựa chọn không bao giờ lỗi thời bởi nó không chỉ mang lại trải nghiệm gõ thoải mái hơn cho người dùng, nó còn thể hiện được cá tính của chủ nhân. Nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy việc gõ phím không còn nhàm chán mà đã trở thành một niềm vui khó bỏ.
Trên tay Keychron K3 - Bàn phím cơ không dây siêu mỏng, thay được cả switch
Keychron từ trước đến nay vẫn nổi tiếng với việc đem lại "ty tỷ" tính năng trong những chiếc bàn phím nhỏ gọn, và K3 cũng không phải là ngoại lệ.
Việc tạo ra một chiếc bàn phím cơ tất-cả-trong-một, phải nhỏ gọn để đem đi khắp nơi, vừa đầy đủ khả năng kết nối, đầy đủ phím, đèn nền và lại có cả khả năng thay đổi switch không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng Keychron không "chùn bước", chấp nhận thử thách này với chiếc bàn phím Keychron K3 , hứa hẹn đem tới tất cả những tính năng trên ở tầm giá không quá cao.
Vỏ hộp của Keychron K3 cũng khá đơn giản, ngoại trừ một miếng dán lớn dành riêng cho thị trường Việt Nam nói về việc Keychron là một hãng bàn phím cơ được yêu thích. Đây cũng không phải là một nhận định sai vì những sản phẩm trước đây của hãng đã dành được nhiều thành công tại nước ta.
Mặt sau có giới thiệu một vài tính năng nổi bật của phím, mà ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây thôi.
Trong hộp ngoài phím ta có phụ kiện bao gồm dây Type-C để sạc, kết nối dạng có dây, dụng cụ gắp keycap, bộ gắp switch và một vài keycap thay thế.
Phụ kiện gắp keycap được hãng tặng trong hộp có chất lượng tốt, không phải loại bằng nhựa cứng như các sản phẩm rẻ tiền.
Ngoài ra Keychron K3 cũng có một phụ kiện có thể mua ngoài là chiếc túi giả da này.
Đây sẽ là phụ kiện thích hợp với ai hay phải đem phím đi để làm việc tại cà phê, đi công tác nhiều.
Và đây là chiếc Keychron K3 - một chiếc bàn phím cơ vỏ nhôm dạng 75% với tất cả các phím được đặt sát nhau để tiết kiệm diện tích. Loại phím 75% giữ được những phím điều khiển ở cạnh phải và hàng chức năng Function ở phía trên, gần đủ nút như bàn phím Tenkeyless.
Ở dưới đáy, ta tìm thấy 2 chiếc chân để dựng phím lên cao hơn. Nếu không dùng chân thì phím sẽ có độ chéo 6 độ và dùng thì sẽ nâng lên 9 độ.
Phía sau phím là cổng USB Type-C...
... cùng với đó là 2 công tắc để bật tắt, chuyển giữa chế độ Bluetooth và có dây cùng việc chuyển giữa layout phím cho Windows, Android hoặc Mac. Việc tương thích với nhiều loại sản phẩm là một thế mạnh của những phím Keychron trước đó.
Phím có độ mỏng khá ấn tượng, khoảng 22mm ở điểm dày nhất và 17mm ở điểm mỏng nhất gần với người dùng.
Để làm được điều này, hãng sử dụng công tắc (switch) của chính mình phát triển.
Loại switch này phải nói là rất mỏng, chỉ 10.7mm so với 17.9mm của switch thông thường. Đây là switch quang học, sử dụng ánh sáng để kích hoạt chứ không phải là tiếp xúc giữa các lá đồng với nhau.
Điểm "hay ho" ở đây là switch có thể thay thế được, nên nếu như chưa hài lòng với cảm giác nhấn của switch mặc định ta có thể mua những loại khác từ hãng để tự tháo ra thay thế.
Đi kèm với những switch "siêu mỏng cánh" này cũng là những keycap khá dẹt.
Keycap rất mỏng nhưng vẫn có một độ cong nhẹ để không phẳng hoàn toàn.
Switch được làm mỏng nên hành trình nhấn cũng được làm ngắn hơn, khoảng 2.75mm thay vì 4mm như truyền thống. Tuy vậy thì cảm giác nhấn chắc chắn vẫn sẽ tốt hơn so với những bàn phím cao su và phím laptop với hành trình chỉ khoảng 1mm.
Phím có khả năng kết nối được với 3 thiết bị khác nhau qua Bluetooth 5.1 và có thể chuyển đổi nhanh chóng với nhau.
Keychrone K3 có giá giao động từ 1.8 - 2 triệu Đồng với các lựa chọn switch Xanh (Clicky), Brown (Tactile) và Red (Linear).
Ra mắt bàn phím cơ Newmen GM610 hai chế độ, thuận tiện Tiếp tục khởi động các sản phẩm mới trong 6 tháng qua hướng đến phục vụ người dùng cá nhân. Vào đầu năm mới, bàn phím cơ 61 phím chế độ kép GM610 đã được Newmen tung ra thị trường quốc tế. Do dán đoạn bởi dịch bệnh nay bàn phím này mới chính thức có mặt tại Việt Nam. Bàn phím này...