Đây là khu vực sẽ biến mất trong hai thập kỷ tới vì nguyên nhân ít ai ngờ
Các sông băng nhỏ ở châu Phi có thể sẽ hoàn toàn biến mất vào những năm 2040 mà thủ phạm gây ra tình trạng đó là biến đổi khí hậu.
Một báo cáo mới công bố của Tổ chức khí tượng thế giới WMO tiết lộ thông tin về các sông băng ở châu Phi khiến nhiều người bất ngờ.
Những dòng sông băng ở núi Kilimanjaro, núi Kenya và dãy núi Rwenzori rút nhanh hơn so với tỷ lệ trung bình toàn cầu.
Furtwngler, sông băng lớn nhất của Kilimanjaro, đã bị thu hẹp 70% từ năm 2014 đến năm 2020 và các sông băng tại Dãy núi Rwenzori đã mất tới 90%.
Dãy núi Rwenzori được mệnh danh là ‘dãy Alps của châu Phi’, ‘Núi Mặt trăng’, ‘nguồn sông Nile’… nhưng các cuộc thám hiểm gần đây phát hiện ra rằng sông băng biến mất đáng kể và chỉ còn trơ lại sườn núi.
Sự thay đổi khối lượng băng trên đỉnh núi ở châu Phi
Núi Kenya là ngọn núi cao thứ hai ở châu Phi, nơi có Sông băng Lewis đã giảm mất 90% thể tích kể từ năm 1934. Sông băng ở núi Kenya dự kiến sẽ bị giảm sớm hơn một thập kỷ.
Theo Tổ chức khí tượng thế giới WMO, điều này sẽ khiến nơi đây trở thành một trong những dãy núi đầu tiên mất đi sông băng do sự biến đổi khí hậu.
Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo sự tan chảy từ các sông băng sẽ gây ra hạn hán nghiêm trọng trên khắp miền đông châu Phi, lũ lụt ở một số khu vực khác.
Sự biến mất nhanh chóng của các sông băng ở Đông Phi, dự kiến sẽ tan chảy hoàn toàn trong tương lai gần báo hiệu mối đe dọa về sự thay đổi sắp xảy ra.
Khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục vùng núi đông phi thu hút khách du lịch
Theo báo cáo, khí hậu ở châu Phi thay đổi, nhiệt độ tiếp tục ấm lên, mực nước biển tăng nhanh, các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, chẳng hạn như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán …
Gần đây, Kilimanjaro, đỉnh núi cao nhất ở châu Phi đã trở thành tâm điểm của nhiều sự chú ý vì sự biến mất nhanh chóng của các tảng băng. Phía bên trong là những núi lửa lâu năm, đã lâu không hoạt động, phần sông băng bao phủ đỉnh núi trong 11.700 năm qua đang nhanh chóng giảm dần.
Sông băng Furtwngler rất quan trọng đối với những người dân sống trong khu vực vì đó là nguồn cung cấp nước ngọt chính.
Nếu các sông băng ở Kilimanjaro tan biến, ngành du lịch ở Tanzinia bị ảnh hưởng. Đây là khu vực thu hút hàng nghìn người mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới đi đến ngọn núi khổng lồ để đi bộ đường dài, leo núi.
Khu vực sở hữu khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục này cũng là một trong những điểm tham quan tuyệt đẹp nổi tiếng trên thế giới.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức khí tượng thế giới WMO tiết lộ rằng sông băng đang giảm dần là một lời nhắc nhở nghiệt ngã với những người trực tiếp đang sinh sống ở châu lục này khi nhiệt độ châu Phi ngày càng tăng cao, nắng nóng nhiều hơn và tốc độ tăng cao cũng lớn hơn mức trung bình toàn cầu.
Đắp chăn cho sông băng để ngăn tan chảy ở Thụy Sĩ
Khu nghỉ dưỡng trên núi cao Engelberg (Thụy Sĩ) đang phủ các lớp polyester để ngăn chặn sự tan chảy của sông băng, đồng thời bảo vệ tuyết đã rơi vào mùa đông vừa qua.
Sông băng tan chảy với tốc độ kỷ lục Ít nơi nào có thể nhìn thấy sự tàn phá của biến đổi khí hậu một cách rõ rệt như ở sườn của ngọn núi cao nhất Tây Âu, Mont Blanc.