Đây là điều sẽ xảy ra với cơ thể con người nếu bị ném ra ngoài vũ trụ mà không có bộ đồ bảo hộ
Da thịt con người sẽ nổ tung hay máu sẽ ngay lập tức bốc hơi giống như cảnh miêu tả trong các bộ phim khoa học viễn tưởng?
Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ( ISS) không ở bên trong các khoang tàu suốt toàn bộ thời gian. Đôi khi họ phải đi ra bên ngoài không gian để thực hiện các nhiệm vụ sửa chữa hoặc thí nghiệm. Trong trường hợp như vậy, việc mặc một bộ đồ bảo hộ không gian cho phép họ sống sót và hoạt động an toàn ở bên ngoài.
Nhưng, điều gì xảy ra với cơ thể con người nếu bị ném ra ngoài không gian mà không được mặc bộ đồ vũ trụ?
Cảnh này được miêu tả trong rất nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood. Như việc máu thịt trong cơ thể sẽ nổ tung ra khi con người tiếp xúc trực tiếp với không gian, hoặc máu trong cơ thể sẽ sôi lên ngay lập tức và bốc hơi đến khi nhân vật đó chết. Nhưng trên thực tế mọi thứ sẽ không diễn ra như vậy.
Bộ đồ bảo hộ vũ trụ.
Mặc dù chúng ta hầu như không nhận thức được điều này trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cơ thể con người khi sống ở trên Trái đất liên tục chịu áp lực từ bầu khí quyển. Nhưng áp lực bên trong cơ thể chúng ta sẽ đẩy ngược trở lại để duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, vì không gian ngoài vũ trụ là trạng thái chân không, nên nó sẽ không có áp suất khí quyền như trên Trái đất. Do đó, nếu bất ngờ nhảy ra ngoài không gian mà không có sự bảo vệ của bộ quần áo bảo hộ, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái “giải nén” đột ngột.
Giả thuyết về cơ thể con người sẽ nổ tung khi ở ngoài không gian trong các bộ phim có liên quan đến tình trạng “giải nén” đột ngột này. Tuy nhiên, theo các báo cáo trên ZME Science, da người rất linh hoạt và mạnh mẽ. Vì vậy, nó có thể giãn nở theo áp lực mà không làm bùng nổ các mô và cơ quan nội tạng quan trọng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc “giải nén” đột ngột là không hề nhỏ, và nó gây ra sự đau đớn khi nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng trong các mô, áp lực từ tim, hay áp lực lên cơ hoành do sự giãn nở của không khí trong ruột… Chưa kể, việc giải phóng không khí đột ngột từ phổi có thể gây tổn thương cho các mô trong phổi và đường thở.
Con người không thể sống sót ngoài không gian nếu không có đồ bảo hộ.
Một số quan điểm cho rằng nếu bất ngờ bị quẳng ra ngoài vũ trụ, nên cố gắng nín thở để tranh thủ khoảng thời gian ngắn ngủi này để xử lý sự cố và tìm lối trở lại bên trong khoang tàu vũ trụ. Tuy nhiên, đây có thể nói là “hành động tồi tệ nhất” mà một người có thể làm. Bởi khi nín thở ở ngoài vũ trụ, bọt khí sẽ xâm nhập vào máu và di chuyển nhanh đến não, gây ra hiện tượng đột quỵ hoặc vỡ phổi do sự thay đổi áp lực.
Nhưng ngay cả khi không nín thở, người đó cũng sẽ sớm hết oxy. Nếu may mắn, có thể họ sẽ có ý thức trong khoảng… 15 giây, sau khi bước ra ngoài vũ trụ. Ngay sau đó, họ sẽ mất ý thức và trong khoảng 2 phút, các cơ quan của toàn bộ cơ thể bị thiếu oxy và chết.
Trong quá khứ, đã có một số trường hợp tai nạn xảy ra khi cơ thể con người ở trong tình trạng tiếp xúc với môi trường chân không hoặc bị “giải nén” đột ngột. Năm 1965, một tai nạn xảy ra tại Trung tâm vũ trụ Johnson khi một kỹ thuật viên bước vào buồng chân không đã vô tình được bật. Anh bất tỉnh sau khoảng 12 đến 15 giây. Sau 27 giây, bên trong buồng chân không được điều áp trở lại, giúp cho kỹ thuật viên này tỉnh lại. Mặc dù anh chàng này đã mất vị giác khoảng 4 ngày sau tai nạn, nhưng cơ thể sau đó đã hồi phục một cách an toàn. Trong một vụ tai nạn năm 1982, một kỹ thuật viên đã tiếp xúc với môi trường áp suất thấp chỉ tương đương 3,6% áp suất khí quyển trong 1 phút. Sự cố khiến da của anh chuyển sang màu xanh và bị rĩ máu trong phổi. Người đàn ông này sau đó cũng đã hồi phục an toàn sau vụ tai nạn.
Đừng để bị đẩy ra ngoài không gian mà không có bộ đồ bảo hộ.
Một vấn đề khác thường được đề cập tới khi con người ra ngoài không gian là nhiệt độ. Trong không gian, nhiệt độ bên ngoài khi có ánh sáng mặt trời xấp xỉ 121 độ C và nhiệt độ khi mặt trời bị khuất bóng là khoảng – 157 độ C. Điều này nghe có vẻ khủng khiếp. Tuy nhiên, vì không có không khí trong vũ trụ, nhiệt không được truyền đến cơ thể con người qua không khí, cũng không được truyền nhiệt bằng đối lưu. Bức xạ là cách duy nhất nhiệt có thể truyền qua không gian trong vũ trụ. Nhưng cách truyền nhiệt này cần thời gian, do đó con người sẽ chết vì thiếu oxy trước khi chết vì nhiệt độ.
Giây phút lịch sử tàu của SpaceX nối với Trạm vũ trụ Quốc tế
Sau nhiều giờ đồng hồ chờ đợi, hai phi hành gia trên tàu Crew Dragon đã có thể gia nhập Trạm vũ trụ Quốc tế.
Gần 1 ngày sau khi được phóng từ trung tâm Launch Complex 39 tại Florida, Mỹ, tàu vũ trụ Crew Dragon trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã tiếp cận Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào đêm ngày 31/5 theo giờ Việt Nam.
Ngồi trên con tàu này là hai phi hành gia Bob Behnken và Doug Hurley. Cả hai đều có kinh nghiệm nhiều năm tham gia các nhiệm vụ trên ISS, và dự kiến sẽ ở lại đây trong 1 tháng.
Tàu vũ trụ Crew Dragon đã được lập trình trước về tốc độ, hành trình để có thể tiếp cận ISS đúng lúc trạm vũ trụ này bay qua Trái Đất. Tuy nhiên, các phi hành gia cũng có thể điều khiển tàu bằng tay để đảm bảo an toàn và chính xác. Đây là bức ảnh chụp ISS từ Crew Dragon khi khoảng cách là 150 m.
Đây là màn hình điều khiển của hai phi hành gia. Họ sẽ có một khoảng thời gian khi hai vật thể cách nhau khoảng hơn 200 m để thực hiện điều khiển bằng tay. Đây là quy trình bắt buộc, nhằm đảm bảo các phi hành gia có thể làm chủ con tàu vũ trụ trong trường hợp máy tính gặp lỗi. Khi đã tiến sát trạm vũ trụ, máy tính sẽ tự động điều khiển để ghép nối.
Tàu vũ trụ sẽ tiếp cận trạm ở tốc độ hơn 27.000 km/h so với Trái Đất. Sau khi hai con tàu đã nối với nhau, máy tính sẽ thực hiện một loạt kiểm nghiệm để đảm bảo các mối nối đã khớp hoàn toàn, không có kẽ hở.
Theo New York Times, phi hành đoàn đã đến Trạm ISS sớm hơn 15 phút so với dự kiến. Quá trình kiểm tra này mất tới vài giờ, để đảm bảo các phi hành gia lẫn tàu vũ trụ an toàn khi đi vào ISS.
Khoảnh khắc Bob Behnken và Doug Hurley được ba phi hành gia đang làm việc tại ISS chào đón. Trong video của NASA, phi hành gia Behnken đã cho biết con tàu lần này yên tĩnh hơn tàu con thoi trước đây nên họ có thể ngủ rất ngon sau khi phóng lên vũ trụ. Hai phi hành gia đặt tên con tàu Crew Dragon lần này là Endeavour, theo con tàu của thuyền trưởng James Cook khám phá Thái Bình Dương vào thế kỷ 18.
Khi chỉ có 3 phi hành gia trên Trạm ISS, họ phải dành phần lớn thời gian để vận hành trạm và không có thời gian làm các thí nghiệm khoa học trên không gian. Hai phi hành gia mới lên đều có nhiệm vụ riêng, đồng thời cũng giúp trạm ISS vận hành tốt hơn. Behnken được đào tạo để thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian. Về phần Hurley, ông được đào tạo để vận hành cánh tay robot do Canada chế tạo.
Kế hoạch đưa con người vào vũ trụ lần đầu tiên của SpaceX sẽ chính thức diễn ra vào tháng 5 SpaceX đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành công ty tư nhân đầu tiên đưa các phi hành gia vào vũ trụ. Một chiếc tên lửa của SpaceX sẽ đưa hai phi hành gia người Mỹ lên trạm Vũ trụ Quốc tế ISS vào ngày 27 tháng 5. Thông tin này đã chính thức được NASA xác nhận vào hôm thứ...