Đây là chiếc smartphone Huawei có thể làm mà không ‘dính dáng’ đến Mỹ, theo iFixit
Lệnh cấm Mỹ áp lên Huawei đã cản trở tham vọng của hãng tại thị trường smartphone. Nhưng liệu về lâu về dài, công ty Trung Quốc có thể sản xuất mà không cần đến Mỹ hay không?
Ước tính doanh số smartphone quốc tế của Huawei sẽ tổn thất 40-60%, trong khi tổng doanh thu năm nay có thể bị giảm 30 tỷ USD. Tuy nhiên, Huawei tự tin khẳng định có thể tồn tại mà không cần đến Mỹ. Kevin Purdy đến từ iFixit đã chia sẻ quan điểm của anh về vấn đề này. Công ty chuyên mổ xẻ, phân tích các thành phần của smartphone, laptop và tablet đặt ra câu hỏi: không có Mỹ, Huawei hay bất kỳ ai có thể tạo ra một chiếc smartphone hay không?
Liệu Huawei có thể?
Về lý thuyết, câu trả lời là “Có” nhưng nó đi kèm hai thách thức lớn. Thứ nhất, bạn phải thuyết phục các công ty đối tác đứng về phía mình, từ đó xây dựng một chuỗi cung ứng không chịu tác động từ lệnh cấm vận. Và thứ hai, bạn phải chấp nhận không là người áp dụng đầu tiên một số công nghệ mới nhất.
Câu chuyện của Huawei giống như trên phim ảnh, người anh hùng phải đứng lên thuyết phục những kẻ khác theo anh ta, chống lại nhà thống trị độc tài và hà khắc. Cuộc nổi loạn tất nhiên khó khăn hơn nhiều so với lựa chọn đầu hàng, cam chịu áp bức như trước đây. Chỉ khác thứ mà họ làm việc là những linh kiện điện tử, chứ không phải gươm giáo, hay quân đội.
Rắc rối của Huawei là gì?
Kể từ sau khi được đưa vào danh sách cấm vận, Huawei bị mất mối làm ăn với rất nhiều công ty. Google chặn truy cập vào hệ điều hành Android và các dịch vụ liên quan, ARM tạm dừng hợp tác. Đây là hai tổn thất lớn nhất đối với Huawei, một tương lai mà không có Google và ARM hỗ trợ thực sự là thảm họa. Ngoài ra, Wall Street Journal ước tính có đến 33 công ty trong tổng số 92 nhà cung ứng quan trọng của họ, có trụ sở đặt tại Mỹ.
ARM tạm dừng hợp tác với Huawei
Khó khăn của Huawei không phải lần đầu mà Trung Quốc đối mặt. Mỹ từng “xử” ZTE theo cách tương tự, cuối cùng công ty Trung Quốc đành nhượng bộ sau khi bị đẩy đến đường cùng. Họ thừa nhận đã bán công nghệ từ Mỹ cho các nước đang chịu cấm vận, đã nộp phạt 890 triệu USD và kỷ luật nhiều quan chức cấp cao. Đến tháng Tư 2018, công ty bị tố đã nói dối Mỹ và bị đưa vào danh sách cấm vận. Chỉ sau một tháng, công ty đứng trước bờ vực sụp đổ vì không thể hoạt động nếu thiếu công nghệ từ Mỹ. Sau cùng, ZTE đạt được thỏa thuận và chịu kinh doanh dưới sự giám sát của chính quyền Mỹ.
Tại sao Huawei không thể tự mình làm hết mọi thứ?
Tất nhiên Huawei không phải một công ty dễ bị Mỹ khuất phục như ZTE. Đầu tiên, họ tự phát triển các chipset thông qua công ty con HiSilicon. Mổ xẻ chiếc P20 Pro, ABI Research đã ước tính được khoảng 27% thành phần bán dẫn đến từ công ty này. Các hãng Mỹ đóng góp khoảng 7% trong P20 Pro. Không công ty nào trên thế giới này có thể tự chủ 100% công nghệ trong chiếc smartphone của họ, nên 27% không phải là kém cỏi. Nếu so với Samsung, UBS ước tính chiếc Galaxy S10 mới nhất cũng chỉ có tỉ lệ tự chủ khoảng 48% mà thôi.
Ngay cả hãng smartphone lớn nhất thế giới cũng chỉ có thể tự chủ công nghệ khoảng 48% trên chiếc flagship Galaxy S10
Về cơ bản, HiSilicon đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định với Huawei. Những hãng smartphone hạng “đàn em” như Xiaomi, Oppo,… đều không sở hữu một công ty bán dẫn đủ mạnh như vậy. Nếu họ có thể thay thế được phần lớn các thành phần Mỹ bằng sản phẩm tự phát triển, mọi chuyện sẽ trở nên dễ thở hơn. Thật may là TSMC đã cam kết tiếp tục hợp tác với Huawei, và TSMC là một công ty rất phức tạp nếu Mỹ muốn gây sức ép. Khách hàng của họ bao gồm chính các doanh nghiệp Mỹ, và có những cái tên chắc chắn không muốn đối tác của mình bị trục trặc trong hoạt động.
Tuy vậy, có hai thứ rất khó để Huawei giữ ở ngoài danh sách. Một là phần mềm chuyên biệt dùng để thiết kế chip, hai là giấy phép kiến trúc được cấp bởi ARM. Đây là những công nghệ căn bản nhất nếu họ muốn tiếp tục phát triển các sản phẩm bán dẫn, và chúng đều có nguồn gốc hoặc liên hệ với Mỹ. Một chuyên gia cảnh báo không có ARM, công ty không thể tạo ra những con chip đột phá trong tương lai. Và họ chắc chắn không thể tự thiết kế kiến trúc của riêng mình.
Video đang HOT
Không phải Apple, Samsung hay Huawei, ARM mới thực sự là “thế lực ngầm” đứng sau ngành di động
Nhìn từ vụ kiện tụng của Qualcomm với Apple, ta có thể thấy quyền lực thực sự trong ngành di động. Những hãng lớn nhất thị trường như Apple, Samsung cũng đành “bó tay” trước việc tự sản xuất từng thành phần trong chiếc smartphone của mình. Qualcomm, ARM,… mới là những hãng nắm bản quyền, nắm những công nghệ đầu nguồn để tạo nên chiếc smartphone.
Vậy Huawei có thể tự chủ những gì tại thời điểm này?
Có nhiều công ty không nằm trong lệnh cấm Mỹ, ví dụ Samsung, LG, Sony,… Tuy nhiên họ có giữ quan hệ với Huawei hay không lại rất phức tạp. Thiệt hại về mặt kinh tế là rõ ràng, ngay cả các công ty Mỹ như Google, Qualcomm,… cũng không hài lòng khi bị chặn làm ăn với công ty Trung Quốc. Nhưng các công ty kia vẫn phải cân nhắc lại chiến lược, có thể họ có sử dụng công nghệ đến từ Mỹ, giấy phép cơ bản từ Mỹ, hoặc vì bài học từ các công ty Mỹ. Như đã nêu ở phần đầu, thách thức đầu tiên là xây dựng một liên minh có thể sát cánh cùng Huawei chống lại lệnh cấm Mỹ, liệu các hãng như Samsung, Sony có sẵn lòng làm chuyện đó hay không?
Huawei đang sử dụng các linh kiện từ công ty Mỹ như Skyworks, Micron, Qorvo,…
Tuy nhiên, iFixit đã thử. Giả định của chúng tôi là xây dựng một chiếc smartphone không phụ thuộc vào công nghệ Mỹ. Nó chắc chắn không phải một thiết bị tối tân nhưng vẫn có những trang bị tối thiểu nhất, một giải pháp thay thế. Chiếc smartphone này thiếu thành phần quan trọng nhất – CPU. Bởi chúng tôi để Huawei tự chọn cho mình, chipset Kirin của HisSilicon hay MediaTek Helio. Đây là chiếc điện thoại mà Huawei có thể tạo ra, nếu muốn loại bỏ công nghệ Mỹ.
Các thành phần chung:
Màn hình: Samsung, LG,…
Kính cường lực: Asahi Glass.
Pin: Huawei.
Camera: Sunny Optical.
Cảm biến vân tay: Goodix.
Microphone: Goertek.
Motor rung: DMEGC.
Cổng USB-C: Hooya.
Loa ngoài: Goertek.
Chip thiết yếu:
Bộ xử lý: HiSilicon hoặc MediaTek.
Bộ nhớ RAM: Samsung, SK Hynix,…
Bộ nhớ trong: Samsung, Toshiba,…
Chip thứ yếu:
Vi mạch quản lý năng lượng: Huawei, NXP, ST Micro.
Module Front-end:
Module sóng di động: Huawei, Murata.
Module Wi-Fi, Bluetooth: Huawei, Murata.
Bộ định vị GPS: ST Micro.
Máy thu phát RF: Huawei, NXP, Murata,…
DAC và amplifier để xử lý tín hiệu âm thanh: Huawei, NXP, ST Micro.
Cảm biến áp suất: ST Micro.
Bộ điều khiển NFC: NXP.
Về lý thuyết, nó tương đối ổn. Ít nhất cũng có một hướng đi trong thực tế cho Huawei. Nhưng như chúng tôi đã cảnh báo, chiếc điện thoại này khó cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ khác, vì nó bị giới hạn không sử dụng công nghệ từ Mỹ.
Mặc dù khả thi về mặt lý thuyết, nhưng một chiếc điện thoại không có công nghệ Mỹ chắc chắn sẽ không thể lật đổ Samsung như Huawei từng tuyên bố
Lệnh cấm có thể chỉ trong ngắn hạn, nhưng ảnh hưởng của nó tồn tại lâu dài về sau
Trong chiến tranh, phe nào tham gia thì cũng phải chịu tổn thất. Và tất nhiên Mỹ đặt Huawei vào danh sách cấm vận, cũng là để tìm kiếm lợi thế trên bàn đàm phán. Nếu chính phủ Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận thành công, có lẽ Huawei sẽ được thoát khỏi tình thế hiện nay. Chúng ta biết rằng có hàng trăm công ty Mỹ khác phản đối lệnh cấm này, vì nó can hệ trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ.
Nhưng với những gì mà Huawei thể hiện, tuyên bố họ không cần đến công nghệ Mỹ, có thể thấy công ty rất có quyết tâm. Họ đã dự trù trước cho hoàn cảnh ngặt nghèo nhất ngày hôm nay, và các kế hoạch dự phòng bắt đầu được triển khai. Trong một diễn biến ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ, sẽ thế nào nếu Huawei tự lo được hết hệ điều hành, chipset,… Họ thực sự tạo ra một chiếc smartphone không phụ thuộc vào các công ty Mỹ, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi iPhone ra mắt năm 2007. Điều gì sẽ xảy ra với Qualcomm, ARM, Broadcom cùng nhiều công ty khác có liên quan khi họ mất đi một trong những khách hàng châu Á lớn nhất? Chưa kể, nếu chiếc smartphone ấy ra đời, chẳng khác nào một mối đe dọa với chính Qualcomm hay Google.
Nếu Trung Quốc đàm phán thành công, Huawei có thể thoát khỏi tình trạng này, hoặc họ sẽ chiến đấu đến cùng với lệnh cấm vận
Chúng ta sẽ không thể biết chắc, cho đến khi Huawei mang đến câu trả lời. Liệu smartphone của họ có thể tồn tại mà không cần công nghệ Mỹ?
Theo VN Review
5 tháng đầu năm, Huawei bán được 100 triệu chiếc smartphone nhưng doanh số nửa cuối năm có thể là bi kịch
Trong sự kiện ra mắt Huawei Nova 5 mới đây, đại diện Huawei xác nhận hãng đã bán được hơn 100 triệu chiếc smartphone sau 5 tháng. Đây có lẽ là thông tin vui duy nhất sau lệnh cấm của Bộ thương mại Mỹ đối với công ty.
Tại sự kiện trình làng Huawei Nova 5 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, He Gan - chủ tịch bộ phận smartphone của Huawei cho biết công ty đã bán được 100 triệu chiếc smartphone tính đến cuối tháng 5.
Sau khi bán được tổng cộng hơn 206 triệu chiếc smartphone trong năm 2018 (một nửa trong số đó thuộc thị trường Trung Quốc), Huawei đã bán được khoảng 59 triệu chiếc smartphone trong Q1/2019. Chính nhờ tốc độ tăng trưởng hai con số nên Huawei đã nhanh chóng vượt mặt Apple trở thành hãng smartphone lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung.
Tưởng chừng mọi việc đang thuận lợi nên Huawei đã đặt mục tiêu đầy tham vọng, đó là lật đổ doanh số smartphone của Samsung và vươn lên vị trí số 1 vào năm 2020. Tuy vậy khi còn chưa đạt được mục tiêu đó, Huawei bất ngờ "ngã ngựa" do động thái mạnh tay của chính quyền Trump.
Lệnh cấm của Bộ thương mại Mỹ không chỉ tác động nhất thời tới sự hiện diện của Huawei tại thị trường này mà còn gián tiếp phá hủy mảng kinh doanh smartphone của hãng. Với việc nhiều hãng công nghệ Mỹ, trong đó có Google, Intel, Qualcomm, Facebook...nghỉ chơi với Huawei, hãng gần như bị cô lập và mất đi một trong những lợi thế khi cạnh tranh với các đối thủ đó là hệ điều hành Android.
Nhận thấy tác động nghiêm trọng của lệnh cấm, Huawei dự báo doanh số bán smartphone của hãng có thể giảm từ 40-60 triệu chiếc trong năm nay, dẫn tới doanh số bán smartphone tổng thể trong năm 2019 này dự kiến sẽ chỉ đạt khoảng 146-166 triệu máy.
Ngoài ra doanh số smartphone tại thị trường quốc tế được dự báo sẽ giảm 40-60%. Thậm chí chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi mới đây đã xác nhận Huawei có thể mất khoản doanh thu lên tới 30 tỷ USD/năm trong năm 2019 và 2020. Mặc dù vậy ông Nhậm nhấn mạnh con số trên không nhằm nhò gì vì hãng có thể đạt doanh thu 100 tỷ USD trong năm nay.
Tất nhiên đây mới chỉ là những con số trong 5 tháng đầu năm và trước khi có thông tin Google dừng hợp tác và cung cấp hệ điều hành Android cho smartphone Huawei. Ngay cả khi Bộ thương mại Mỹ gia hạn thêm 3 tháng để Huawei và Google kịp giải quyết các vấn đề phát sinh và bảo vệ quyền lợi khách hàng thì rất khó để Huawei có thể lấy lại được lòng tin của khách hàng ngay trong lúc này.
Nhưng Huawei vẫn có thể làm hài lòng người tiêu dùng nếu như hệ điều hành phát triển riêng đáp ứng được nhu cầu của họ.
Khi mảng kinh doanh smartphone gặp khó khăn thì rất may mảng kinh doanh smartwatch của Huawei lại đang ăn nên làm ra. Theo số liệu của IDC, công ty đã bán được khoảng 5 triệu chiếc trong Q1/2019, tăng 282,2% so với cùng kỳ năm trước. Công ty hiện đứng thứ ba sau Apple và Xiaomi với 10% thị phần trên thị trường smartwatch.
Theo kịch bản khả quan nhất có thể, Huawei có thể thoát lệnh cấm của Bộ thương mại Mỹ nếu như Tổng thống Trump đạt được lợi ích nhất định sau khi họp bàn cũng chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản vào tuần tới.
Theo GenK
Danh sách 16 smartphone Huawei nhận bản cập nhật Android Q Tin vui cho chủ sở hữu smartphone Huawei: Android Q sẽ sớm có mặt trên P30 Pro và 15 mẫu smartphone phổ biến khác của hãng. Ảnh minh họa: T3 Bất chấp bị điền tên vào danh sách đen thương mại của Mỹ, Huawei cam kết các mẫu smartphone đang phổ biến "hiện hành" của công ty như P30 Pro và Mate 20...