Đây là cách tôi tiết kiệm thêm 25 triệu mỗi tháng trong suốt 1 năm nay mà vẫn sống thoải mái
Tôi từng gặp khó khăn để duy trì lối sống tiết kiệm, nhưng giờ đây tôi đã tìm được phương pháp phù hợp với bản thân.
Trong phần lớn thời gian của cuộc đời mình, ý tưởng về việc lập và tuân thủ ngân sách chi tiêu dường như là điều bất khả thi với tôi. Bởi lẽ tôi thường chỉ nháp bảng kế hoạch sơ sài về số tiền mà mình dự định chi tiêu và tiết kiệm, sau đó lại quên béng mất chúng chỉ vài ngày sau đó.
Một trong những mục tiêu lớn nhất của tôi trong năm nay là vượt qua thói quen xấu này, nghiêm túc hơn trong việc lập kế hoạch chi tiêu. Tôi đã nghiên cứu về những mẹo mà người khác hay làm (chẳng hạn ưu tiên dùng tiền mặt thanh toán, cất một phần tiền tiết kiệm vào phong bì và để riêng),… song tôi lại thấy chúng không phù hợp với mình.
Tôi đã chia sẻ điều này với một người bạn – một bà mẹ của 3 đứa trẻ, tự hào về việc luôn tuân thủ lối sống tiết kiệm của mình. Cô ấy ngồi xuống, chỉ cho tôi 5 mẹo tiết kiệm mà tôi đã áp dụng trong thời gian tới. Tôi duy trì 5 cách này và thậm chí còn có thể tiết kiệm thêm đến 1.000 USD/tháng (khoảng 25 triệu đồng). Và sau đây là 5 lời khuyên tiết kiệm hiệu quả với tôi.
1/ Hãy sống thực tế
Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi từng mắc phải khi cố gắng sống tiết kiệm là buộc bản thân chỉ tiêu một số tiền ít ỏi trong tháng, và điều này không thực tế. Thông thường, số tiền mà tôi đặt kế hoạch thường ít hơn 25% so với số tiền mà tôi đã chi trong những tháng trước đó.
Thay vì cố gắng sửa 2 thói quen chi tiêu xấu (tiêu tiền nhiều quá mức và không tuân thủ kế hoạch tài chính đặt ra), bạn tôi khuyên hãy làm từng mục tiêu một. Cụ thể, tôi cần bắt đầu đặt ra ngân sách chi tiêu phù hợp với mức sống hiện tại – đây là cách tốt nhất để hoàn thành kế hoạch tiết kiệm tốt và đi đúng hướng. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh bảng ngân sách này chậm chậm, nhờ đó giảm chi tiêu trong một số danh mục nhất định thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn.
2/ Cập nhật bảng kế hoạch chi tiêu thường xuyên
Bảng kế hoạch chi tiêu không phải cố định mà cần thay đổi theo thời gian, và điều này có thể tốn của bạn không ít năng lượng. Nhiều người thường sử dụng bảng kế hoạch chi tiêu của người khác, nhưng tôi nhận ra nếu làm vậy, bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ chúng chỉ trong vài ngày.
Thay vào đó, tôi bắt mình tự làm bảng ngân sách chi tiêu phù hợp với bản thân và cập nhật số liệu theo từng ngày. Hàng ngày, sau bữa ăn tối, tôi sẽ ngồi xuống bên bảng tính Excel của mình, ghi chép lại tất tần tật những chi tiêu trong ngày hôm đó, tự đánh giá cách chi tiêu của bản thân đã hiệu quả chưa. Điều này giúp tôi nhận thức rõ về tình hình tài chính của bản thân, mà không bị sốc hoặc bất ngờ vào ngày cuối tuần, nếu tình cờ phát hiện có bất kỳ khoản mua sắm nào không hợp lý.
3/ Đôi khi không hoàn thành kế hoạch chi tiêu cũng không sao
Tôi luôn nghĩ rằng bí quyết để duy trì bảng kế hoạch chi tiêu là không cần tuân thủ chúng quá nghiêm ngặt. Thay vào đó, hãy xem xét chi tiêu của mình theo từng tuần và đánh giá chúng ta cần điều chỉnh những hạng mục nào.
Giả sử bạn đang tiêu quá nhiều cho hạng mục ăn uống nhưng lại dành ít tiền hơn để mua quần áo, Bạn có thể chuyển dòng tiền từ hạng mục mua quần áo sang ăn uống, miễn là cuối tháng bạn vẫn để dành được đúng số tiền tiết kiệm đã đề ra.
Vào Chủ nhật cuối tháng, tôi luôn ngồi xuống và phân bổ số tiền dự kiến vào từng hạng mục trong kế hoạch chi tiêu. Lời khuyên của tôi là hãy tuân thủ nghiêm ngặt với bảng kế hoạch chi tiêu của mình trong tháng, nhưng thoải mái hơn về việc biết chính xác dòng tiền đó đã đi đâu.
Video đang HOT
4/ Lên kế hoạch cho những tình huống bất ngờ
Trước kia, tôi chưa bao giờ có danh mục tình huống khẩn cấp trong kế hoạch chi tiêu của mình. Cũng vì thế, khi có bất kỳ điều gì không may xảy ra (cần tiền để trả chi phí nhập viện, sửa nhà,…) tôi sẽ cảm thấy bực bội và nhanh chóng từ bỏ bảng kế hoạch chi tiêu của mình.
Mặc dù chúng ta không thể dự đoán được điều gì có thể xảy ra trong tháng, nhưng việc dành ra vài triệu đồng cho bất kỳ khoản chi đột xuất có thể giúp bạn tuân thủ đúng kế hoạch chi tiêu của mình. Từ khi tôi làm như vậy, tôi cảm thấy ít áp lực và lo lắng hơn nếu có chuyện gì xảy ra ngoài dự tính.
5/ Học cách “nói không”
Có một kế hoạch chi tiêu cho phép bạn biết mình có thể chi bao nhiêu tiền trong tháng đó cho mọi thứ, từ mua sắm thực phẩm đến vui chơi cùng bạn bè. Nhờ bảng kế hoạch này, tôi biết có những khoản nào mình có thể đồng ý, khoản nào phải từ chối. Điều này đã giúp tôi tiết kiệm ít tiền trong suốt cả năm và không phải chi tiêu thêm vào những khoản tiền vô ích.
Thu nhập 65 triệu/tháng, có 7 cây vàng, 500 triệu tiết kiệm vẫn không dám "sống thoải mái" chỉ vì 1 lý do
Muốn mua nhà ở Hà Nội mà không học cách chi tiêu tiết kiệm, chẳng biết đến kiếp nào mới cầm được chiếc sổ đỏ trong tay...
Nếu không có sự hỗ trợ của hai bên gia đình, phần lớn các cặp đôi mới cưới đều xác định sẽ phải đi thuê nhà vài năm, rồi cùng nhau cố gắng "cày cuốc" để kiếm ít tiền mua nhà. Tuy nhiên trong bối cảnh giá BĐS đang tăng chóng mặt, cộng thêm những khó khăn trong việc kinh doanh - buôn bán nói chung hậu đại dịch, nhiều người chỉ biết thở dài khi nghĩ tới chuyện mua nhà.
1 tỷ tưởng chừng là số tiền lớn, nhưng đặt cạnh mục tiêu mua nhà ở Hà Nội lại thành ra "mi nhon" ngay được...
Thu nhập ổn, tài sản và tiền tích lũy cũng ở mức khá mà vẫn đau đáu tìm cách cắt giảm từng đồng chi tiêu
Mới đây, trong một cộng đồng chuyên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân, một cô vợ sinh năm 1997 đã "cầu cứu" CĐM gợi ý cách cắt giảm chi tiêu, để tiết kiệm được nhiều tiền hơn mỗi tháng. Dù thu nhập ở mức khá tốt, tài sản tích lũy cũng "hòm hòm" gần 1 tỷ nhưng nghĩ tới việc mua nhà ở Hà Nội lúc này, vợ chồng cô vẫn chẳng có 1 chút tự tin.
Nguyên văn chia sẻ của cô vợ sinh năm 1997
Các khoản chi của cặp vợ chồng trẻ này trong 1 tháng
Tình hình tài chính và chi tiêu của gia đình này có thể tóm tắt như sau:
Thu nhập hàng tháng: 65.000.000 đồng.
Tổng chi tiêu hàng tháng: 44.220.000 triệu đồng.
Tiết kiệm: 20.780.000 triệu đồng.
Tài sản tích lũy gồm có: 7 cây vàng, 500.000.000 gửi tiết kiệm.
Với mức thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm như hiện tại, cộng thêm việc gia đình hai bên gần như không thể hỗ trợ tài chính trong việc mua nhà, cô vợ đành "cầu cứu" CĐM cách cắt giảm từng khoản chi.
Trong phần bình luận, cô vợ 9x này cũng chia sẻ phương án cắt giảm chi tiêu mà bản thân dự định thực hiện, cụ thể:
Mỗi khoản "cắt" một ít để tiết kiệm được 33 triệu/tháng - Tăng hơn 12 triệu so với hiện tại
Với hoàn cảnh và nền tảng tài chính của cặp vợ chồng này, có người cho rằng gia đình cô đang chi tiêu có phần chưa hợp lý, cũng có người cảm thông và thấu hiểu bởi nuôi 1 em bé đã tốn kém, đằng này cô lại sinh đôi, tổng chi tiêu lên tới hơn 44 triệu/tháng cũng là điều dễ hiểu.
Phải thuê nhà ở Hà Nội, đồng thời nuôi 1 cặp sinh đôi, việc gói gọn chi tiêu trong khoảng 20-25 triệu/tháng liệu có khả thi?
Nhiều người khuyên cô nên giảm bớt tiền chi tiêu cá nhân của 2 vợ chồng, tiền giúp việc theo giờ và cả tiền biếu ông bà 2 bên
Muốn mua nhà ở Hà Nội, cắt giảm chi tiêu cá nhân để giảm bớt khoản vay trả góp dường như là cách duy nhất...
Đợi tiết kiệm đủ tiền mới mua nhà thì có khi lúc ấy giá BĐS đã "bỏ xa" số tiền mình đang có mất rồi
Vay tiền mua nhà, phải tính toán ra sao để nợ nần không vượt quá khả năng chi trả?
Công tâm mà nói, việc vay tiền mua nhà/mua nhà trả góp ở thời điểm này là quyết định khá hợp lý mà các cặp vợ chồng trẻ nên cân nhắc, khi đã có trong tay vài trăm triệu - 1 tỷ, bởi lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng đều đã và đang có xu hướng giảm trong năm nay.
Để đảm bảo số tiền vay mua nhà không ảnh hưởng tới chi phí sinh hoạt thường ngày và không vượt quá khả năng chi trả, bạn có thể tham khảo quy tắc 28/36.
Theo quy tắc 28/36: Bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà, và tối đa 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản vay khác.
Ảnh minh họa
Ví dụ như trong trường hợp của cặp vợ chồng trẻ phía trên: Thu nhập hàng tháng của họ là 65.000.000 đồng. Như vậy, trong 1 tháng:
- Số tiền tối đa mà họ nên dành cho khoản vay mua nhà là: 65.000.000 x 28% = 18.200.000.
- Số tiền tối đa mà họ nên dành cho tất cả các khoản nợ khác nếu có (đã bao gồm cả nợ vay mua nhà) là: 65.000.000 x 36% = 23.400.000.
Nếu ngoài khoản vay mua nhà, bạn không có khoản vay nào khác cần trả, bạn có thể cân nhắc tăng tỷ lệ vay mua nhà lên thành 36%/tổng thu nhập hàng tháng.
Ngược lại, giả sử nếu bạn cần chi trả 20 triệu/tháng cho khoản vay mua nhà và 4 triệu/tháng cho các khoản vay còn lại, tổng nợ phải trả hàng tháng của bạn là 24 triệu. Vậy mức thu nhập bạn cần có để đảm bảo "độ an toàn" khi trả khoản nợ 24 triệu này là: 24.000.000/28% = 85.800.000.
Với quy tắc 28/36, bạn có thể tìm ra khoản vay "trong vòng an toàn" với mức thu nhập của gia đình. Từ đó, chất lượng cuộc sống và mức sống của gia đình sẽ được đảm bảo. Chứ mua nhà xong mà ăn không dám ăn, mặc không dám mặc và lúc nào tinh thần cũng căng như dây đàn vì áp lực trả nợ thì quả là không đáng, đúng không?
Giặt quần áo mùa hè nên ghi nhớ 6 bước này, vừa giúp tiết kiệm điện, nước lại không lo hại máy giặt Những mẹo hay này sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể lượng điện tiêu thụ khi giặt quần áo vào mùa hè và cả mùa đông. Giặt quần áo là công việc quen thuộc hàng ngày của hầu hết các gia đình. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực dễ khiến con người ra nhiều mồ hôi, dẫn đến số lượng quần áo...