Đây là cách ngành khai khoáng thiên thạch sẽ giúp ta cứu lấy Trái Đất, đồng thời tạo ra một thế hệ ‘nghìn tỷ phú’
Cũng như thời kỳ bùng nổ của Internet đã tạo ra những người giàu nhất hành tinh, ngành công nghiệp khai khoáng thiên thể cũng mang tiềm năng tạo ra những khối tài sản kếch xù.
Gửi thế kỷ 22,
Bỗng nhiên, một khía cạnh kinh tế mới bùng nổ, xuất phát từ giấc mơ của những gã geek và những tiềm năng vốn ẩn chứa trong công nghệ ta đang sở hữu.
Những mạng lưới mới xuất hiện, đi kèm những hành vi thị trường mới mà từ đó sinh ra những cơ hội mới. Dòng tiền lớn đưa nhiều startup thăng hoa, mà cũng nhiều startup bị nhấn chìm mãi mãi. Cảm giác thừa thãi mà sợ hãi phủ lấy thế giới – quá nhiều thứ để theo dõi, có món có thể cứu chúng ta, lại có thứ mang tiềm năng hủy diệt tất cả. Một vài người cho rằng khía cạnh kinh tế mới này sẽ giúp chúng ta thoát nỗi ám ảnh của khí thải carbon. Và ở đỉnh điểm của cuộc cách mạng, một vài cá nhân ít ỏi, dường như có khả năng nhìn trước tương lai, giàu và giàu nhanh hơn bất kỳ ông trùm kinh doanh nào trong lịch sử nhân loại.
Đó là những dòng tóm tắt nền kinh tế internet của đầu thế kỷ 21. (Và nhiều phía cho rằng đây cũng là câu chuyện của bất kỳ cú bứt phá thị trường nào tính từ thời kỳ cách mạng công nghiệp sinh ra đường sắt). Và tôi tự tin dự đoán nó cũng sẽ là câu chuyện của nền kinh tế khai thác tài nguyên không gian sẽ bùng nổ vào đầu thế kỷ 22.
Điểm khác biệt chính là đây: những người đi đầu trong thời đại internet sẽ trở thành tỷ phú; còn những người đi đầu trong ngành khai khoáng thiên thạch sẽ trở thành nghìn tỷ phú.
“Khai khoáng thiên thạch” là cụm từ vẫn khiến nhiều người ngao ngán: phải vài thập kỷ nữa ta mới có thể chạm tới cái tương lai này, nơi một dây chuyền khai khoáng bán tự động sẽ khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ nằm ngay trong Hệ Mặt Trời. Trên không, những “mỏ” platinum, vàng, kim cương, đất hiếm với trữ lượng không đo đếm được đang chờ chúng ta lấy về.
Ta mới chỉ có thể dự đoán lượng khoáng vật lơ lửng trong Hệ Mặt Trời nhiều bao nhiêu. Một trong số công cụ giúp ta mường tượng ra những mỏ khoáng sản trên không kia là Asterank, một trang web theo dõi khoảng 6.000 khối thiên thạch được NASA phát hiện ra, định giá chúng dựa trên khối lượng khoáng vật có trên mình.
Tới hơn 500 thiên thể có giá tới hơn 100 triệu tỷ USD. Đó mới chỉ là con số của những viên thiên thạch có thể sinh lời, tức là số tiền kiếm được từ việc lên tận nơi, cuốc tận mỏ mà sẽ bù được chi phí được ước tính khoảng 1,5 triệu tỷ USD, khi tính cả giá thành nhiên liệu tên lửa lẫn chi phí vận hành dự án.
Concept thiết bị khai khoáng thiên thạch.
Liệu những khu mỏ đó có dành cho con người khai thác? Sự thật là, ta đã và đang khai thác khoáng thạch từ thiên thạch rồi: kim loại đất hiếm có trong thiết bị điện tử đều là những thứ nằm sẵn trên vỏ Trái Đất, đi nhờ những viên thiên thạch mà tới được đâu. Số kim loại đất hiếm có sẵn trên Trái Đất đều đã bị “hấp thụ” bởi lõi sắt của hành tinh này rồi. Vậy tại sao ta không lên hẳn nguồn mà khai thác?
Bên cạnh dự án khai khoáng, ta còn có thể lấy nước từ các thiên thể, rồi biến chúng thành nhiên liệu tên lửa – thành phần tối quan trọng để dự án không gian này thành hiện thực. Khu vực không gian quanh Trái Đất và Mặt Trăng sẽ mang lại nhiều cơ hội thú vị.
Tuy nhiên, ngay cả với những người thường xuyên để tâm tới Vũ trụ cũng khó lòng đánh giá được quy mô nền kinh tế không gian trong tương lai. Cũng chẳng khác nào những thời điểm năm 1945, khi kỹ sư Vannevar Bush đề xuất một hệ thống thư viện khổng lồ mà bất cứ ai trên thế giới cũng có thể truy cập thông qua một máy tính cá nhân, nhưng rồi người đương thời không tin vào cái thế giới Internet mà chúng ta đang thấy hiện tại.
Không một nhà tiên phong của lĩnh vực công nghệ nào thấu hiểu được hiệu ứng mà nó tạo ra.
Robot ATHELE của NASA với tiềm năng di chuyển trên mọi địa hình, thích hợp cho các sứ mệnh ngoài Trái Đất.
Khó có thể hiện thực hóa cái tương lai ấy ở thời điểm hiện tại. Lý do không chỉ dừng lại ở các vấn đề chính trị, mà trên Trái Đất, mới chỉ hai công ty đã phát hành cổ phiếu có trong tay mô hình kinh doanh với trọng tâm là khai khoáng thiên thạch, họ là các startup có vẻ như làm ăn tấn tới và đã phóng được cả vệ tinh, nhưng rồi mới được mua lại bởi những công ty, có thể nói giảm nói tránh là, không có hứng thú thực hiện các khoản đầu tư dài hạn.
Video đang HOT
Planetary Resources được thành lập năm 2012, với màn ra mắt thu hút được nhiều sự chú ý. Nguồn vốn của họ tới từ những cái tên như Larry Page, Eric Schmidt, Ross Perot và thậm chí được cả chính phủ Luxembourg hậu thuẫn. Họ ký hợp đồng phóng vệ tinh với Virgin Galactic. Tháng 10/2019, họ được một công ty phần mềm blockchain mua lại.
Tháng 1/2019, một công ty khác là Deep Space Industries, cũng được góp vốn một phần bởi Luxembourg, đã được bán lại cho Bradford Space có chủ sở hữu là Tập đoàn Sáp nhập Công nghiệp Mỹ. Có lẽ nào những người chủ mới này sẽ tiếp tục nung nấu ý định khai khoáng thiên thạch chứ không mua công ty về để chắt lọc tinh hoa rồi bỏ bã? Cả hai công ty trên đều kín tiếng khi nói về dự án khai khoáng.
“ Bong bóng khai thác khoáng sản trên tiểu hành tinh đã vỡ tung“, The Space Review tuyên bố hùng hồn. Họ là một trong số ít những tòa soạn còn để ý tới khía cạnh này.
Cũng chẳng bất ngờ. Suy cho cùng, bất cứ ai có ý định xây dựng Google vào năm 1945 cũng sẽ đối mặt với phá sản thôi. Cũng như mạng internet cần tới vài cú vọt trong ngành điện toán mới có thể tồn tại, ngành công nghiệp vũ trụ cũng phải cần một hệ thống cơ sở hạ tầng cái đã.
Hiện tại, Jeff Bezos và Elon Musk, một là người đàn ông giàu có nhất hành tinh và một là cá nhân tiên phong có tiếng, đều đang cố gắng phát triển tên lửa tái chế giá rẻ, thứ mà các doanh nghiệp khai khoáng thiên thạch tương lai sẽ cần.
Concept thiết bị lấy thiên thạch về để khai thác khoáng sản.
Trong lúc đó, các nhà khoa học nghiên cứu trong yên lặng để tạo được nền móng hậu thuẫn cho nền kinh tế vũ trụ sau này. Tàu thăm dò Hayabusa 2 của Nhật Bản đã bay quay viên thiên thạch Ryugu suốt một năm rưỡi, cố gắng tìm hiểu tất cả những gì có thể. (Theo trang đánh giá Asterank, thiên thạch Ryugu trị giá 30 tỷ USD và đứng thứ hạng #1 trong danh sách những thiên thạch đáng đầu tư vào nhất). Các chuyên gia Nhật đã thả xuống Ryugu robot thăm dò và một quả bom nhỏ nhằm tạo nên hố thiên thạch nhân tạo.
Trên giấy tờ, sứ mệnh này sẽ giúp ta tìm hiểu cách thức hình thành Hệ Mặt Trời. Sứ mệnh không chính thức khác là tìm xem trên bề mặt thiên thạch có nhiều kim loại quý như nhiều người giả định không. Nếu có, thì đây sẽ là “mỏ vàng” tha hồ mà đãi. Nếu không, ta vẫn sẽ khai thác được bằng những cách khác, ví dụ như khai khoáng bằng ánh sáng (về cơ bản là bọc kín khối thiên thạch lại rồi khoan sâu xuống bằng ánh sáng, nghe có vẻ điên rồ nhưng NASA đã chứng minh được cách thức này khả thi). Chỉ có điều tốn thời gian thôi.
Chúng ta đã có cột mốc đầu tiên trong quá trình biến thiên thạch thành mỏ quặng. Và sẽ còn nhiều việc phải làm khi Hayabusa 2 mang mẫu vật trở về Trái Đất. Nếu xô cát đó mà chứa bụi vàng, các khối platinum hay carbon nén – hay còn gọi là kim cương đó – thì Luxembourg sẽ không phải nhà đầu tư duy nhất ngước mắt lên cao.
Khả năng có được một sứ mệnh lên thiên thạch, dù có người lái hay không, cũng đã gần lắm rồi. Thế bước tiếp theo có thể là gì bây giờ? Là kể một câu chuyện truyền cảm hứng về khía cạnh ấy, với ngôn từ khiến người ta tin tưởng và có thể tưởng tượng chính mình đang khai khoáng trên Vũ trụ. Làm sao để một người mô tả bản chất của internet cho người sống ở năm 1945? Làm thế nào để thuyết phục họ ý tưởng của Vannevar Bush là một mỏ vàng? Bạn sẽ phải lột tả cái nền kinh tế mới ấy và những lợi nhuận nó mang lại dưới dạng tiểu thuyết.
Dự án Hayabusa 2 của Nhật nhằm lấy mẫu thiên thạch Ryugu.
Cùng thời điểm Hayabusa thả bom lên tiểu hành tinh Ryugu, tiểu thuyết gia Daniel Suarez cũng đang lấy chính thiên thể đó làm bối cảnh chính trong cuốn sách mình đang viết. Suarez là cố vấn kỹ thuật, một lập trình viên bất ngờ trở thành cây bút viết nên truyện bán chạy nhất do New York Times bình chọn. Tính tới giờ, tiểu thuyết của anh đều là những câu chuyện giật gân có liên quan tới công nghệ: cuốn Daemon đầu tay nói về bối cảnh AI hoạt động ngoài tầm kiểm soát đã thu về cho anh hơn 1 triệu USD.
Có thể nhận thấy sự đổi khác trong bối cảnh khi mà cuốn tiểu thuyết mới nhất của Suarez mô tả kỹ càng ngành khai khoáng thiên thạch. Delta-V, cuốn sách được xuất bản tháng Tư năm ngoái, kể về một vị tỷ phú có tên Nathan Joyce chiêu mộ một nhóm các nhà thám hiểm không biết chút gì về Vũ trụ cho sứ mệnh khai phá thiên thạch đầu tiên; nhóm 8 người gồm một chuyên gia lặn hang ngầm và một nhà leo núi, cả hai đều nổi tiếng tầm cỡ thế giới.
Fan của tỷ phú Elon Musk sẽ nghĩ ngay rằng đây là câu chuyện mà nhân vật chính là anh Joyce, nhưng thực tế, anh này sớm biến mất khỏi mạch truyện. Những nhà thám hiểm thiên thạch mới là những vị anh hùng của Delta-V. Họ không chỉ có mức lương cao ngất ngưởng – 6 triệu USD cho 4 năm làm việc, họ còn là những nhân tố đưa ra những quyết định chủ chốt để gây dựng nên tương lai. Suarez tạo nên những nhân vật đó dựa trên tấm gương những anh hùng trong thời đại mới.
Theo tuyên bố của Joyce, trọng tâm của sứ mệnh này là cứu Trái Đất thoát khỏi những vấn đề nan giải. Đầu tiên, vị tỷ phú (giả tưởng) mời về một nhà kinh tế học (cũng giả tưởng) từng đoạt giải Nobel để chỉ ra sự thật, rằng nền kinh tế thế giới đang gánh một khoản nợ khổng lồ. Kinh tế sẽ phải tiếp tục tăng trưởng nếu không mọi thứ sẽ sụp đổ, vậy nên ta hãy định hướng phát triển lên Vũ trụ, nơi nền kinh tế không gây ảnh hưởng tới sinh quyển Trái Đất.
Thứ hai, đây là phương án chữa lành biến đổi khí hậu .Suarez nhận định việc khai khoáng thiên thạch là con đường duy nhất để ta xây được vệ tinh năng lượng Mặt Trời. Nếu như bạn chưa biết, thì đây là một cách thu nhận năng lượng Mặt Trời liên tục mà, trên lý thuyết, hiệu quả hơn bất cứ hệ thống pin năng lượng Mặt Trời nào hưởng nắng giữa trưa suốt 24/7.
Năng lượng thu được sẽ được vận chuyển về Trái Đất dưới dạng vi sóng, được các nhà nghiên cứu cho là đủ an toàn với sinh vật sống như người và động vật. Một dàn vệ tinh năng lượng Mặt Trời có thể cung cấp một lượng ổn định 2.000 gigawatt, hơn 1.000 lần mức năng lượng mà trang trại pin Mặt Trời lớn nhất thế giới có được ở thời điểm hiện tại.
Trang trại năng lượng Mặt Trời vẫn chưa phải nguồn cung cấp năng lượng dồi dào nhất.
“ Chúng ta đang nhìn vào kế hoạch 20 năm nhằm thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng năng lượng của nhân loại“, anh Suarez nói, trích dẫn báo cáo số liệu từ Hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu. Công nghệ vệ tinh năng lượng Mặt Trời “ đã tồn tại từ thập niên 70. Những gì ta đang thiếu là hàng triệu tấn vật liệu xây dựng bay trong quỹ đạo. Dự án hai khoáng thiên thạch có thể giúp ta hoàn thiện được mục đích đó“.
Xã hội đầu thế kỷ 21, vốn định hình suy nghĩ quanh Trái Đất, không thể nhận ra được tiềm năng của dự án này, nhưng cũng chẳng ai định mang những kim loại quý với vật liệu xây dựng lấy được từ thiên thạch xuống Trái Đất làm gì. Sẽ hiệu quả hơn khi ta có thể tạo ra một hệ thống vận chuyển ngay trong không gian. Ta có thể khai khoáng ở những thiên thể cả gần và xa, khi mà ta có thể dễ dàng tới được hàng ngàn thiên thạch, dễ hơn cả đi từ đây lên Mặt Trăng. Đây cũng là một trong những khái niệm chưa được con người nhận thức rõ ràng, ta chưa biết việc vận chuyển hàng trong môi trường không trọng lực dễ ra sao.
Robot tự hành có thể đẩy một khối đá đường kính 10 mét mà chẳng cần nhiều sức lực. Đội khai khoáng chỉ cần mang hàng về, bán lại cho những công ty tinh luyện và tổng hợp quặng hoạt động ngay trên quỹ đạo. Có thể kể đến các tập đoàn dược phẩm có thể thu lời lớn từ việc chuyển dây chuyền lên không gian, khi mà việc tổng hợp một số chất hóa học hiệu quả hơn nhiều khi được thực hiện trong môi trường vi trọng lực.
Các nhà nghiên cứu thử nghiệm trộn xi măng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Chúng ta trông mong phần lớn dây chuyền khai khoáng tự hành, hoặc được điều khiển từ xa và do AI kiểm soát. Thế nhưng, Suarez khăng khăng rằng hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu nhân công sẽ tìm kiếm được nguồn sống từ ngành công nghiệp vũ trụ, khi các hệ thống tự động lấy mất việc làm của họ ở những ngành nghề cũ kỹ còn lại trên Trái Đất.
“ Những dự án vươn ra Vũ trụ đầu tiên sẽ bất ổn và mang tính thử nghiệm. Nhưng con người lại sống tốt trong hoàn cảnh ấy“, anh Suarez nói. “ Chúng ta có thể ứng biến và ngay lập tức giải quyết vấn đề. Robot phải có các tác vụ riêng, và chúng ta sẽ bỏ thời gian nghiên cứu và thử nghiệm để thiết kế chúng sao cho hợp lý”.
Đây lại là một cách nữa để các startup Trái Đất làm giàu trong nền kinh tế mới: thông qua việc thiết kế và chế tạo robot, cũng tương tự với việc bán cuốc xẻng trong những cơn sốt vàng của quá khứ. Hàng ngàn người sống trên Vũ trụ cũng sẽ lại cần tới trạm ăn ở với hệ thống lực hấp dẫn nhân tạo của riêng mình. Lại một lần nữa, phải khẳng định đây không phải dự án “trên trời”: nó sẽ sử dụng công cụ giả lập lực hấp dẫn thông qua lực ly tâm đã được các nhà khoa học đề xuất từ thế kỷ 19. NASA đã tạo ra được một mô hình hoạt động được có tên Ống hình trụ O’Neill, chỉ có điều ta chưa cấp vốn để xây dựng một hệ thống như thế.
Nhưng rõ ràng những nghìn tỷ phú sẽ là người xây dựng chúng.
Ống hình trụ O’Neill, khái niệm trạm Vũ trụ cho người ở ngoài không gian được nhà vật lý học Gerard K. O’Neill đề xuất năm 1976.
Ống hình trụ O’Neill sẽ bao gồm hai ống hình trụ quay ngược chiều nhanh để loại bỏ các hiệu ứng hồi chuyển. Việc quay sẽ tạo ra lực hấp dẫn nhân tạo thông qua lực ly tâm.
Nói ngắn gọn lại, thì Suarez vẽ nên một tương lai của nền kinh tế bay trên quỹ đạo, và bất kỳ ai trong xã hội cũng được hưởng lợi. Với những cá nhân lo sợ rằng thiên thạch có thể xóa sổ nhân loại – cho dù, phải nói rõ rằng tỷ lệ xảy ra sự kiện này vô cùng thấp – ta vẫn có cách nhanh chóng đẩy nó bay trật quỹ đạo. Hội Không gian Quốc gia đề xuất ý tưởng bắt lấy thiên thạch Aphosis, thiên thể có đường kính 340 mét, khi nó bay cách Trái Đất chỉ 31.000 kilomet vào năm 2029. Ta sẽ giữ nó trên quỹ đạo, và biến nó thành 150 vệ tinh vận hành bằng năng lượng Mặt Trời như là ví dụ cho thấy khả năng xử lý thiên thạch của nhân loại ra sao.
Còn có khả năng ngành khai khoáng thiên thạch sẽ xóa sổ hoàn toàn ngành công nghiệp kim cương. “ Lượng kim cương có được sẽ lớn hơn toàn bộ số kim cương có thể khai thác được trên Trái Đất“, Suarez khẳng định. Ta cũng mới biết rằng tinh thể carbon tồn tại với số lượng lớn trên Vũ trụ, lớn hơn nhiều những ước đoán trước đây. Các nhà thiên văn học thậm chí còn phát hiện ra một hành tinh với cấu tạo hoàn toàn từ kim cương; có thể vẫn còn nhiều nữa, nhưng đáng ngạc nhiên là kính viễn vọng rất khó nhận ra những thiên thể này.
Không lấy đâu ra hành tinh kim cương trong hệ Mặt Trời, nhưng ta vẫn thấy sự tồn tại của thiên thạch “nạm” kim cương. Bỏ đủ nhiều thời gian khai thác, chúng ta sẽ có kim cương làm đế giày cho mọi nhà.
Họa sĩ mô tả hành tinh kim cương trên Vũ trụ.
Với các nhà đầu tư, cái danh hiệu “nghìn tỷ phú đầu tiên” nó hấp dẫn lắm. Neil deGrasse Tyson tin rằng nghìn tỷ phú đầu tiên sẽ là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực khai khoáng thiên thạch; Suarez thì không dám chắc, nhưng anh đưa nhận định rằng “ ngành khai khoáng thiên thể sẽ tạo ra nhiều nghìn tỷ phú hơn bất cứ ngành nào trong lịch sử“.
Với “người thường” có trong tay chút tiền, họ sẽ có cả một thị trường chứng khoán nhiều mã mới để mà đầu tư.
Với người công nhân, họ có thể tự nhìn nhận ra món hời có trong những kho tàng (gần như) vô tận, tính cả những phần làm ăn minh bạch cũng như những cách kiếm tiền khác nữa. Quá khó để ngăn những người thợ mỏ làm tiền, khi mà sếp của họ đang ở cách xa hàng triệu cây số. Rồi phải kể tới khả năng những người công nhân thu thập đủ kiến thức để trở thành những nhà đầu tư trong tương lai.
“ Sau vài lần làm việc trong các dự án khai khoáng thiên thạch, có lẽ với những hợp đồng 6 tháng hoặc 1 năm, nhiều khả năng một vài công nhân sẽ bắt đầu tự kinh doanh“, Suarez nói. “ Hoặc là phục vụ nhu cầu cho lượng công nhân cũng như hộ kinh doanh ngày một tăng, rồi quảng bá dịch vụ xuống Trái Đất, hoặc tự mở ra những startup khai khoáng”.
Chưa gì đã cảm thấy lợi ích tiềm năng của nó còn lớn hơn cả nền kinh tế internet. Trong những lần viết về khai khoáng thiên thạch trước đây, tôi thấy đại đa số độc giả không mấy quan tâm cho dù lần nào cũng nhắc tới một khối tài sản khổng lồ đang chờ ta tới khai phá.
Sự thật là đây, chúng ta đã tìm thấy một mô hình kinh tế hợp tình lý: tại đó không hệ sinh thái nào đứng bên bờ vực diệt vong, không một nhóm người nào bị gạt khỏi cái guồng quay lạnh lẽo. Không gian sẽ là nơi những người nuôi chí làm giàu thỏa sức kiếm tiền, miễn là họ chịu khó dọn sạch rác thải vũ trụ mà mình thải ra.
Khi mà việc kiếm tiền diễn ra trên không gian, những người sống dưới mặt đất chẳng phải quá chú trọng tới thị trường nữa. Có khi lúc đó ta lại xây dựng được một xã hội tốt hơn, với hệ thống chăm sóc sức khỏe lẫn hệ thống giáo dục miễn phí cho mọi người.
Có một điều rõ ràng nữa, ta nên dồn nguồn lực kinh tế vào lĩnh vực này. Nếu như định cư trên Sao Hỏa, ta có thể đánh thức những loài khuẩn địa phương chưa từng được khoa học biết tới. Việc thuộc địa hóa liên sao khó khăn vô cùng. Khai khoáng ở vùng không gian quanh đây, tại những thiên thể gần Trái Đất mới là sáng suốt.
Mong rằng cuộc sống ở trên cao ổn thỏa lắm, và mọi người mơ những giấc mơ mới, những ảo vọng mà chúng tôi, những người mắc kẹt trong giếng lực hấp dẫn của quá khứ, chẳng thể mường tượng ra nổi.
Với một tia hy vọng bọc kim cương lấp lánh,
Lá thư của năm 2019.
Hai thiên thạch khổng lồ bay về phía Trái Đất
Hai thiên thạch lớn sẽ bay qua Trái Đất trong hai tuần tới với đường kính 130 m và 200 m, tương đương Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập cổ đại (138 m).
Mô phỏng thiên thạch bay qua gần Trái Đất. Ảnh: Sun.
Thiên thạch đầu tiên nhỏ hơn sẽ lướt qua Trái Đất hôm 25/9 ở khoảng cách 5,8 triệu km, theo Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (NEO) của NASA, nơi chuyên theo dõi và dự đoán tiểu hành tinh cùng sao chổi tới gần Trái Đất. Thiên thạch thứ hai lớn hơn sẽ bay sượt qua hôm 29/9 ở khoảng cách gần hơn là 2,9 triệu km. Để so sánh, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 384.472 km.
Từ ngày 18/9 đến 2/10, 21 thiên thạch sẽ bay qua Trái Đất. Thiên thạch tới gần Trái Đất nhất là 2020 RA6, rộng 37 m và bay qua Trái Đất hôm 18/9 ở khoảng cách 521.427 km.
Theo NASA, gần một triệu thiên thạch đã được nhận dạng. Từ khi bắt đầu chương trình NEO vào năm 1998, NASA tính toán hơn 90% thiên thạch trong số đó lớn hơn 975 m. Các nhà nghiên cứu của NASA sẽ tìm hiểu đặc điểm các NEO và đánh giá nguy cơ va chạm tiềm ẩn cũng như chiến lược phòng thủ hành tinh.
Trái Đất tiếp nhận khoảng 100 tấn bụi và hạt mỗi ngày. Cứ cách 2.000 năm, một thiên thạch lớn bằng sân bóng lại đâm vào hành tinh. Nguy cơ xảy ra va chạm mạnh rất thấp. Viện MIT ước tính cách 600.000 năm, thiên thạch có đường kính khoảng 975 m lại va vào hành tinh. Thiên thạch lớn nhất sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 21/3/2021. Thiên thạch này rộng 1,6 km và bay qua ở khoảng cách 1,9 triệu km.
NASA muốn mua tài nguyên Mặt trăng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 10-9 đã công bố sáng kiến trả tiền cho các công ty khai thác khoáng sản trên Mặt trăng. Hình ảnh chụp miệng núi lửa trên Mặt trăng năm 1969. Ảnh: theatlantic Cụ thể, NASA đề nghị mua số lượng khoáng sản giới hạn và yêu cầu các công ty đưa ra những đề...