Đây là cách Microsoft lưu trữ dữ liệu qua ngày tận thế
Được đặt tại vùng đất xa xôi nhất phía bắc Na Uy, trung tâm dữ liệu của GitHub sẽ có thể lưu trữ dữ liệu tới hàng nghìn năm, thậm chí sẵn sàng cho ngày tận thế của nhân loại.
Là vùng đất có người định cư sát Bắc cực nhất, Svalbard – quần đảo nằm phía bắc của Na Uy – từng có những mỏ khai thác than đá nhộn nhịp. Giờ đây hầu hết mỏ than đã đóng cửa và vùng đất này trở thành điểm đến lý tưởng của một hoạt động khác: lưu trữ. Nhiều nhà khoa học chọn Svalbard để làm nơi lưu trữ những tài liệu quý giá nhất của con người trước những thảm họa có thể dẫn đến ngày tận thế.
Một trong những cơ sở nổi tiếng nhất ở khu vực này là trung tâm lưu trữ hạt giống Svalbard, nơi chứa hàng loạt hạt giống quan trọng nhất của loài người. Không xa nơi đó là trung tâm lưu trữ Bắc cực của GitHub, công ty lưu trữ mã nguồn mở mà Microsoft mua lại năm 2018.
Dịch vụ lưu trữ ở đây do Công ty Piql của Na Uy cung cấp. Về cơ bản, những dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới dạng vi phim, mỗi cuộn dài tới hơn 1 km. Người xem muốn đọc dữ liệu chỉ cần đưa phim lên kính hiển vi, và tất cả dữ liệu được lưu lại, dù là ảnh, văn bản hay những đoạn code, sẽ hiện ra. Những cuộn phim này được phủ lớp oxide sắt để tăng độ bền. Piql cho biết vật liệu này có thể tồn tại 750 năm ở điều kiện thông thường, hoặc lên tới 2.000 năm ở những vùng đất lạnh, khô và ít oxy.
Video đang HOT
Mỗi kho chứa như thế này có thể chứa hàng nghìn cuộn phim. Dữ liệu của GitHub hiện nay được đặt cạnh những văn thư của Tòa thánh Vatican, dữ liệu đăng ký sử dụng đất của Brazil hay công thức sốt bí mật của một chuỗi nhà hàng nổi tiếng.
CEO GitHub Nat Friedman cho biết công ty sẽ để lại 200 cuộn phim ở đây, mỗi cuộn chứa 120 GB dữ liệu mã nguồn mở. Những dữ liệu đầu tiên được để lại sẽ là mã nguồn của hệ điều hành Linux và Android, cùng 6.000 ứng dụng mã nguồn mở quan trọng khác.
Nat Friedman nhìn ra từ một đài quan sát khí tượng ở Svalbard. CEO GitHub cho rằng mã nguồn mở có tầm quan trọng không thua gì những hạt giống lúa mì và ngô đang được lưu trữ tại Svalbard, bởi phần mềm mã nguồn mở đã trở thành nền tảng của thế giới hiện đại.
Kể từ khi Linus Torvalds công bố hệ điều hành Linux vào thập niên 1990, mã nguồn mở đã trở thành công cụ quan trọng nhất để không chỉ các lập trình viên tự do, mà cả những gã khổng lồ công nghệ phát triển những công cụ của mình. Mã nguồn mở xuất hiện ở khắp nơi, được ứng dụng cho Internet, smartphone, vệ tinh, các thiết bị y tế, công cụ nghiên cứu khoa học hay điều khiển robot.
GitHub là nền tảng mà mọi lập trình viên đều biết đến. Họ cung cấp nền tảng lưu trữ mã nguồn mở, cho phép mọi người tham gia đánh giá, đóng góp thêm mã, sửa lỗi, hoàn thiện. Mọi thay đổi đều được ghi lại. Nói cách khác, GitHub giống như một thư viện cho khoảng 40 triệu lập trình viên đóng góp và tham khảo.
Lưu trữ code tại Bắc cực chỉ là một trong những cách mà Microsoft và GitHub muốn những dòng mã tồn tại qua ngày tận thế. Microsoft cũng đang phát triển một thiết bị lưu trữ trên kính có khả năng lưu trữ tới 10.000 năm. Bản ghi mới nhất của thiết bị này đã được sử dụng để lưu phim Superman năm 1978. “Lưu lại những bản ghi lịch sử như thế này sẽ rất có ích cho thế hệ tương lai”, Friedman chia sẻ .
Theo Zing
Người Microsoft thừa nhận dùng Linux nhiều hơn cả Windows
Tuy nhiên đây chỉ là chuyện diễn ra ở một bộ phận tại Microsoft.
Sasha Levin, kỹ sư làm việc tại Microsoft cho biết số lượng hệ thống sử dụng hệ điều hành Linux dành cho nền tảng đám mây Azure của Microsoft đã vượt qua Windows. Số hệ thống sử dụng Linux tăng đều đặn trong nhiều năm qua, và đến giờ đã thực sự vượt qua Windows tại bộ phận Azure.
Đây dường như là một viễn cảnh không thể tin nổi nếu nhìn vào Microsoft 10 năm trước, dưới sự dẫn dắt của cựu CEO Steve Ballmer. Khi còn tại vị, Ballmer luôn xem Linux là mối đe dọa lớn của Windows và không giấu giếm thái độ thù ghét với nền tảng mã nguồn mở. Ông từng có lần gọi Linux là "ung thư".
CEO Satya Nadella đã dẫn dắt Microsoft hợp tác nhiều hơn với những dự án mã nguồn mở từ khi nhậm chức năm 2014.
Nhưng sau đó, khi Satya Nadella lên nắm quyền, CEO gốc Ấn Độ luôn tìm cách dung hòa mối quan hệ giữa hai nền tảng, cùng giúp cả hai phát triển, tiêu biểu là việc đưa Microsoft gia nhập Linux Foundation vào năm 2016.
Tháng 4/2018, Microsoft xác nhận sẽ phát triển một phiên bản Linux của riêng mình dành cho những thiết bị kết nối Internet. Sau đó một tháng, Microsoft tuyên bố sẽ tích hợp toàn bộ nhân (kernel) của Linux vào Windows 10.
Về phần Linux, nền tảng này chưa bao giờ "có cửa" cạnh tranh với Windows trên thị trường tiêu dùng, dù vậy Linux chính là kẻ "thống trị" tại các trung tâm dữ liệu và máy chủ doanh nghiệp. Theo số liệu do IDC công bố năm 2017, Linux chiếm tới 68% thị phần máy chủ. Trong khi đó, thị phần máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows Server ngày càng giảm.
Năm 2018, ông Scott Guthrie, Phó chủ tịch phụ trách mảng đám mây và khách hàng doanh nghiệp của Microsoft xác nhận tỷ lệ máy sử dụng Linux tại bộ phận Azure tăng đều hàng tháng.
"Các dịch vụ của Azure thường chạy trên Linux và Microsoft ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ SDN của Azure được phát triển dựa trên Linux", ông Guthrie chia sẻ.
"Mọi việc bắt đầu 10 năm trước, khi chúng tôi mở mã nguồn ASP.NET. Chúng tôi nhận thấy mã nguồn mở là nền tảng giúp mọi lập trình viên hưởng lợi. Không chỉ là những dòng code, đó là cả một cộng đồng. Giờ đây chúng tôi là những người ủng hộ dự án mã nguồn mở lớn nhất thế giới", ông Guthrie cho biết.
Theo Zing
Microsoft chuẩn bị đưa trình duyệt Edge lên hệ điều hành Linux Microsoft đang chuẩn bị đưa trình duyệt Edge của mình lên hệ điều hành Linux Micorsoft đang chuẩn bị đưa phiên bản mới của trình duyệt Edge, dựa trên engine Chronium, lên hệ điều hành Linux. Sean Larkin, Quản lý kỹ thuật thuộc đội phát triển Edge, vừa chia sẻ một khảo sát lên Twitter, tham khảo người dùng, đặc biệt là cộng...