Đây là cách Huawei moi bí mật từ Apple
Công ty Trung Quốc thậm chí còn đưa ra mức thưởng hậu hĩnh với những nhân viên đánh cắp được thông tin của đối thủ.
Tin đồn về việc Huawei tìm cách đánh cắp bí mật thương mại, công nghệ của các đối thủ đã xuất hiện từ lâu, nhưng những chiêu trò cụ thể của công ty này mới được tiết lộ. Tờ The Information mới đây đã đăng tải bài báo nêu chi tiết nhiều vụ việc mà Huawei đã cố đánh cắp bí mật từ đối thủ.
Theo bài báo trên, một trong những cách làm của Huawei là khuyến khích nhân viên đánh cắp thông tin đối thủ với mức thưởng hậu hĩnh. Huawei lập ra một trang web nội bộ, nơi các nhân viên có thể đăng nhập và đăng các thông tin họ lấy cắp được. Họ còn có một địa chỉ email để nhận thông tin.
Những thông tin này sẽ được một nhóm gọi là “nhóm quản lý thông tin đối thủ” thu thập. Tùy thuộc vào chất lượng của thông tin, nhân viên sẽ được nhận mức thưởng cho những gì họ đem về. Huawei còn đảm bảo nhân viên sẽ không bị kỷ luật khi họ làm vậy.
Cảm biến nhịp tim bên trong Apple Watch là một trong những công nghệ mà Huawei muốn đánh cắp, theo The Information. Ảnh: Engadget.
Ngoài ra, Huawei cũng thường tìm cách liên lạc với những nhà cung cấp linh kiện, công nghệ cho các công ty đối thủ. Trước những cuộc họp này, họ thường hứa hẹn về một hợp đồng có giá trị cao, nhưng trong cuộc họp lại chỉ tìm cách khai thác thông tin về đối thủ.
Theo The Information, vào tháng 11/2018 Huawei tìm cách khai thác thông tin về cảm biến nhịp tim bên trong thế hệ Apple Watch mới. Họ tìm được đối tác cung cấp bộ phận này cho Apple, hẹn gặp và hứa hẹn về một bản hợp đồng sản xuất lớn. Tuy nhiên theo lời của người bên đối tác, kỹ sư của Huawei hôm đó đã dành tới hơn 1 giờ để hỏi và gợi ý ông nói về các chi tiết công nghệ bên trong Apple Watch.
Video đang HOT
“Họ rất cố gắng nhưng tôi không tiết lộ bất kỳ điều gì”, người này kể lại. Sau đó, ông đã không còn nhận được thông tin gì từ Huawei.
Bài báo cũng khẳng định thiết kế bản lề của chiếc Huawei MateBook Pro, được ra mắt năm 2018 có nhiều chi tiết sao chép bản lề của MacBook Pro đời 2016, giúp cho máy mỏng hơn. Huawei đã tiếp cận một loạt những nhà cung cấp của Apple để sản xuất, nhưng phần lớn các nhà cung cấp đều nhận ra thiết kế tương tự của Apple và từ chối. Cuối cùng, Huawei vẫn tìm được một công ty chịu sản xuất cho họ.
Ngoài ra, Huawei còn tìm cách lấy thông tin từ những cựu nhân viên, kỹ sư của Apple. Một người từng làm cho Apple kể lại quá trình phỏng vấn tại Huawei, ngay sau khi anh rời Apple. Các câu hỏi phỏng vấn chủ yếu liên quan đến các công nghệ, sản phẩm của Apple, nhưng người này từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào.
“Rõ ràng là họ muốn tìm hiểu thông tin về Apple hơn là muốn tuyển dụng tôi”, cựu nhân viên Apple kể lại.
Hiện tại Huawei vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về bài viết này.
Trước đó, Bloomberg cũng đăng tải một bài viết cho thấy chiến lược tương tự từ Huawei để sở hữu công nghệ về kính bảo vệ màn hình. Ảnh: Bloomberg.
Vào đầu tháng 2/2019, Bloomberg cũng đăng tải một bài viết về chiến dịch điều tra của FBI đối với nghi ngờ Huawei đã ăn cắp bí mật công nghệ. Theo bài viết, công ty có tên Akhan Semiconductor sản xuất kính màn hình với độ cứng gấp 10 lần kính Gorilla được Huawei liên hệ để làm đối tác.
Akhan Semiconductor đã gửi sản phẩm mẫu cho Huawei, nhưng công ty Trung Quốc sau đó trì hoãn trả lại sản phẩm mẫu, và khi trả lại thì mẫu kính đã vỡ nát, bị thiếu nhiều mảnh. Nghi ngờ bị chơi xấu, Akhan Semiconductor đã liên hệ FBI để cung cấp thông tin. FBI thậm chí đã khám xét cơ sở của Huawei tại San Diego, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng cho cuộc điều tra.
Theo Zing
Australia cân nhắc biện pháp cứng rắn với Google và Facebook
Australia đang cân nhắc đề xuất các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế sự tác động của Google và Facebook đối với báo chí.
Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) vừa thông báo khả năng sẽ đưa ra khuyến nghị cứng rắn đối với các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Facebook để bảo vệ tương lai của nền báo chí độc lập.
Australia cân nhắc biện pháp cứng rắn với Google và Facebook. Ảnh: CNBC
Người đứng đầu cơ quan giám sát cạnh tranh của Australia Rod Sim cảnh báo, ưu thế về công nghệ đang giúp Google và Facebook nắm giữ thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác tại nước này.
Tác động rõ ràng nhất có thể thấy được đó là doanh thu từ quảng cáo của các hãng truyền thông Australia sụt giảm mạnh trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê mà Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) đưa ra, 70% doanh thu quảng cáo trên mạng thuộc về Google và Facebook.
Ông Rod Sim cho biết, hệ quả tất yếu của điều này là "làm giảm nguồn thu của các cơ quan báo chí, qua đó ảnh hưởng tới nguồn quỹ dành cho tin tức và báo chí". Cụ thể, trong khi Google và Facebook gia tăng nguồn thu qua quảng cáo trực tuyến thì tại Australia, số lượng nhà báo làm việc cho các cơ quan báo chí của nước này cũng sụt giảm 20%. Trước thực tế này, ông Rod Sim khẳng định, "chúng ta không thể để cho các thế lực có ưu thế về thị trường chi phối tin tức và nền báo chí".
Ông Rod Sim cho rằng, thật là không công bằng khi các hãng công nghệ không sản xuất ra tin tức nhưng lại chiếm phần lớn các hợp đồng quảng cáo. Đó là chưa kể đến việc các nền tảng số không bị ràng buộc bởi các quy định dành cho báo chí khiến cho các nền tảng số có thêm nhiều lợi thế hơn so với báo chí. Vì vậy, Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) sẽ đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ về một số biện pháp thắt chặt quản lý các công ty công nghệ lớn.
Theo đó, ông Rod Simd cho biết, các nhà quản lý truyền thông nên có quyền buộc các nền tảng tiết lộ cách thức tin tức được xếp hạng trong kết quả tìm kiếm, bao gồm cả nội dung do nhà quảng cáo tài trợ có được xếp hạng cao hơn nội dung phải trả tiền hay không hay thậm chí các tin tức gốc có bị các tin tức sao chép vượt lên hay không.
Ông Rod Sim cũng cho biết, có thể ACCC cũng sẽ đề nghị các nền tảng cung cấp huy hiệu chất lượng gắn với nội dung tin tức do các phương tiện truyền thông sản xuất để phân biệt với các thông tin giả mạo. Bên cạnh đó, ACCC cũng sẽ đề nghị giảm thuế đối với những nhà báo cung tin tức đáp ứng tiêu chuẩn chất lương cho các phương tiện truyền thông nhằm hỗ trợ báo chí địa phương và những người làm báo độc lập.
Vào cuối năm ngoái, một báo cáo của ACCC đã được công bố ban đầu sau 12 tháng điều tra do nhận được 57 đơn kiến nghị của các công ty Australia. Báo cáo ban đầu nhận định, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội đang tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong việc tiếp cận tin tức và quảng cáo. Thực tế này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng ngày càng đối mặt với nhiều khả năng tiếp cận với các thông tin không đáng tin cậy từ các nền tảng số do họ chỉ nhìn thấy các tin tức hiện lên trên mạng xã hội sau khi được qua bộ lọc của các nền tảng này. Bên cạnh đó, ACCC cũng lo ngại về các thông tin khách hàng bị các nền tảng số thu thập. Rồi các chính sách bảo mật thông tin cá nhân cũng như các điều kiện đi kèm mà các trang web đưa ra cho người tiêu dùng cũng khiến cho Ủy ban này rất quan tâm.
Vào tháng 6 tới đây, ACCC sẽ công bố bản báo cáo cuối cùng kèm theo các khuyến nghị tới các cơ quan chức năng của Australia để xem xét tháo gỡ những khó khăn mà nhiều cơ quan báo chí nước này đang phải đối mặt trong bối cảnh nguồn thu từ quảng cáo suy giảm nghiêm trọng do sự phát triển của các nền tảng như Google và Facebook./.
Theo VOV
Đằng sau phát ngôn 'ngông cuồng' của tỷ phú Elon Musk Tỷ phú Musk khẳng định Tesla Motors được sáng lập để thúc đẩy phát triển những loại hình phương tiện giao thông bền vững. Ngày 31/1, ngay trong ngày cơ quan công tố Mỹ cáo buộc một công dân Trung Quốc đánh cắp các bí mật công nghệ từ dự án xe tự lái của Apple, tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk...