Đây là 5 loại thông tin cá nhân mà Facebook thu thập từ bạn
Mạng xã hội hiện là một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên internet và là một nền tảng mạnh mẽ cho phép người dùng kết nối với gia đình, bạn bè, cũng như tìm ra những người bạn có cùng sở thích về nhiều chủ đề khác nhau.
Xuất hiện từ hơn một thập kỷ trước, vào năm 2004, nay Facebook đã vươn lên vị trí đứng đầu lĩnh vực truyền thông xã hội, với 2.23 tỷ người dùng toàn cầu, và còn là ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất tại Mỹ với hơn 168 triệu người dùng.
Với hơn 2 tỷ người đang tìm kiếm các kết nối trực tuyến, Facebook vẫn là lựa chọn phổ biến, và số người dùng đăng ký sử dụng ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, trước khi bạn cầm smartphone lên và cấp quyền cho Facebook truy cập vào từng cảm biến và dữ liệu mẫu trong thiết bị, hãy cùng xem qua những loại dữ liệu nào đã, đang và sẽ bị Facebook thu thập, từ đó đưa ra quyết định có nên gắn bó lâu dài hay không?
Facebook không xác nhận ra mặt việc thu thập dữ liệu của người dùng, và thậm chí còn có phần mờ ám ở một số khía cạnh. Bạn có thể vào trang trợ giúp của Facebook, vào phần “What categories of my Facebook data are available to me?” để xem một danh sách liệt kê rất nhiều thứ mà Facebook sẽ thu thập và lưu giữ. Dưới đây là một số thứ đáng chú ý.
1. Thẻ tín dụng
Không ít người dùng chọn “thiên đường” Facebook là nơi mua sắm nhanh gọn lẹ, bao gồm game, vé tham gia các sự kiện, đóng góp vào quỹ cá nhân hoặc quỹ từ thiện,…
Những giao dịch này được thực hiện thông qua một thẻ tín dụng, do đó Facebook lưu giữ thông tin thẻ vào một tập tin – nghe có vẻ hợp lý, nhưng trên thực tế, bạn nên tạm ngưng mọi việc này lại và quan tâm đến vấn đề bảo mật, bởi vừa có một vụ hack vào Facebook làm lộ thông tin cá nhân của 30 triệu người dùng (ban đầu có thông tin nói tới 50 triệu).
Hơn nữa, Facebook giữ một bản đối chiếu với các giao dịch nói trên, và đối với những người từng mua đồ trên mạng xã hội này, Facebook có thể dễ dàng theo dõi tiền được tiêu vào đâu, và sử dụng thông tin này để xây dựng nên một hồ sơ cá nhân về bạn.
2. Dữ liệu các thiết bị di động
Video đang HOT
Tính đến năm ngoái, Facebook đã có mặt trên 63% thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng, vượt mặt nền tảng Facebook trên desktop, cái đà này vẫn sẽ tiếp diễn trong những năm tới.
Về cơ bản, bạn phải cài ứng dụng Facebook vào thiết bị di động thì mới sử dụng tiện lợi nhiều tính năng thay vì mở bằng trình duyệt web. Tuy nhiên, điều này lại dấy lên lo ngại về “ứng dụng Grabby” – một khi được cài vào điện thoại, nó sẽ tìm cách thu thập càng nhiều dữ liệu người dùng càng tốt.
Phần lớn người dùng sẽ đồng ý cấp quyền cho Facebook truy cập danh bạ để nhận được gợi ý kết bạn và mở rộng mối quan hệ trên mạng xã hội này. Tuy nhiên, ít ai nhận ra rằng ứng dụng Facebook của họ còn làm nhiều điều hơn thế.
Cụ thể, trên nền tảng Android, có một số thông tin cho biết Facebook có quyền truy xuất và lưu giữ dữ liệu lịch sử cuộc gọi của người dùng, bao gồm tất cả các cuộc gọi trong một khoảng thời gian kéo dài nhiều năm.
Thậm chí ứng dụng Facebook còn xem lén dữ liệu SMS để thu thập mọi tin nhắn gửi và nhận của bạn. Facebook còn sử dụng thuật toán để thử và xác định các công việc từ các liên hệ cá nhân. Một điều khá hay ho là các danh bạ điện thoại, lịch sử cuộc gọi, và tin nhắn SMS đều hoàn toàn không được đề cập đến trong danh sách các loại dữ liệu Facebook thu thập.
3. Quảng cáo dựa trên sở thích của bạn
Học theo mô hình kiếm tiền thông qua quảng cáo hướng đối tượng từ Google, Facebook đã thu được đến 98% thu nhập từ việc kinh doanh quảng cáo. Và quảng cáo hướng đối tượng sẽ đạt kết quả còn cao hơn nữa một khi Facebook biết nhiều hơn về người xem các quảng cáo đó.
Vì vậy, Facebook lưu giữ một bản đối chiếu mọi lượt “thích” và “không thích” của bạn, dựa trên hoạt động trong quá khứ của bạn. Ví dụ, nếu bạn thích một cá nhân chính trị nào đó, Facebook sẽ cho phép các nhà quảng cáo gửi đến bạn các quảng cáo dựa trên những gì Facebook phỏng đoán về sở thích chính trị của bạn.
Theo đó, doanh thu từ quảng cáo có tầm quan trọng rất lớn đối với công ty, Facebook còn thu thập các dữ liệu khác của bạn, bao gồm các dữ liệu nhân khẩu học như tuổi, giới tính, và các chủ đề thảo luận nhằm tìm ra các quảng cáo liên quan đến bạn – Facebook gọi đây là “Ad preferences.”
Họ cũng nhắm mục tiêu vào các quảng cáo mà bạn từng click xem trước đây, cùng các bài đăng của bạn, và những bài của người khác mà bạn từng bấm “thích”.
Sau tất cả, thay vì chỉ hiển thị các quảng cáo ngẫu nhiên, sẽ tốt hơn rất nhiều khi gửi đúng quảng cáo đến một người đang có hứng thú với vấn đề nào đó, như một quảng cáo về dịch vụ đăng ký trẻ em khi Facebook biết người dùng đang mang thai, hay quảng cáo xe hơi khi họ biết bạn đăng một bài viết về việc từng phải đứng bên đường đợi bắt taxi.
4. Facebook biết bạn là ai
Một phần trong việc thiết lập tài khoản Facebook là đăng một tấm ảnh của bạn để làm ảnh đại diện, giúp người khác dễ dàng nhận ra bạn hơn. Đặc biệt nếu bạn có một cái tên khá phổ biến giống nhiều người khác, thì ảnh đại diện này giúp bạn bè của bạn xác nhận họ đang kết bạn với đúng người họ biết.
Đừng cho rằng Facebook nghĩ đơn giản như vậy, mạng xã hội này chạy phần mềm nhận diện khuôn mặt bằng Trí tuệ nhân tạo (AI) đối với ảnh đại diện của người dùng và biến chúng thành một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Người ta phát hiện ra hành vi này của Facebook khi bỗng một ngày, họ tự động được tag vào các hình ảnh của người dùng khác, trong khi rõ ràng chẳng có ai tự tay làm điều đó cả.
Hồi đầu năm nay, hành vi này của Facebook đã dẫn đến một vụ kiện tập thể. Nhiều người dùng khẳng định họ không đồng ý tham gia vào quá trình nhận diện khuôn mặt, cũng như quá trình tạo và lưu trữ khuôn mặt của họ.
5. Facebook nhớ những gì đã xảy ra trong đời bạn
Trong khi nhiều người không nhớ hồi qua mình đi tiệc đã ăn những món gì, vậy mà Facebook lại nhớ mọi thứ. Mạng xã hội này biết chính xác bạn tạo tài khoản khi nào, mọi người bạn từng kết bạn và hủy kết bạn, mọi bài viết bạn từng đăng tải. Họ biết công việc của bạn, trường học của bạn và cả những mối quan hệ xã hội của bạn.
Nếu điều đó chưa đủ đáng sợ, dưới danh nghĩa Facebook Location Services, Facebook đã thu thập thông tin vị trí người dùng để biết chính xác hiện bạn đang ở đâu và mọi nơi bạn đi. Tất nhiên, bạn có thể tránh việc bị thu thập dữ liệu này, nhưng có quá nhiều người đã tham gia vào dịch vụ định vị này theo mặc định, và họ chẳng hề biết rằng Facebook lúc nào cũng dõi theo từng bước chân của họ.
Nguồn: Techradar
Tin tặc bán thông tin cá nhân của 130 triệu khách hàng Trung Quốc để lấy 8 Bitcoin
Hacker đã rao bán toàn bộ cơ sở dữ liệu của 130 triệu khách hàng với tổng dung lượng khoảng 141,5 GB với giá 8 Bitcoin trên web đen.
Có vẻ như việc loại bỏ tiền điện tử của chính phủ Trung Quốc không đạt hiệu quả. Theo Bleeping Computer, một hacker đang bán dữ liệu cá nhân của hơn 130 triệu người trên trang web đen (dark web) chỉ để lấy 8 Bitcoin (tính đến thời điểm viết bài là 56,776 USD).
Các cá nhân có dữ liệu bị rao bán là khách hàng của Huazhu Hotels Group, một trong những chuỗi khách sạn lớn nhất Trung Quốc, quản lý hơn 3.800 khách sạn lớn nhỏ thuộc 382 thành phố ở nước này.
Theo các phương tiện truyền thông tại địa phương, tin tặc đang bán hơn 240 triệu hồ sơ của 130 triệu khách hàng, bao gồm số điện thoại, địa chỉ email, tài khoản ngân hàng và thông tin chi tiết đặt phòng khách sạn. Tổng dung lượng của số dữ liệu này lên tới 141,5 GB.
Công ty an ninh mạng Zibao cho biết, dường như những thông tin này đã bị rò rỉ hồi đầu tháng khi lập trình viên của Huazhu vô tình đăng tải bản sao cơ sở dữ liệu lên GitHub.
Phát biểu trên Weibo, Huazhu nói rằng họ đã thông báo cho chính quyền địa phương và đang tiến hành cuộc điều tra. Tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin vụ án đang được tiến hành nhưng từ chối tiết lộ thêm chi tiết.
Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng hạn chế sử dụng tiền ảo trong nước. Thậm chí, họ còn cấm cửa các trang web của hơn 124 sàn giao dịch tiền điện tử nước ngoài.
Ngay cả công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent cũng đang tích cực cấm tất cả giao dịch tiền ảo và đề tài thảo luận trên diễn đàn của họ. Tuy nhiên, những trang web đen - được truy cập thông qua mạng riêng ảo (VPN) và các trình duyệt theo định hướng bảo mật (chủ yếu là Tor) cũng không được kiểm soát.
Hầu hết những trang web này nằm ngoài tầm của nhà chức trách. Và tiền điện tử là phương thức thanh toán chính trên các trang web đen.
Trái với suy nghĩ chung, Bitcoin không hoàn toàn phù hợp với giao dịch ẩn danh. Thực tế là một số vụ buôn bán ma túy lớn trên web đen bị phát hiện là do sử dụng Bitcoin để giao dịch.
Trong năm qua, Trung Quốc đã cố gắng thực hiện lệnh cấm tất cả mọi thứ có liên quan đến tiền ảo. Khi hầu hết doanh nghiệp chủ đạo đều tuân thủ, các nhà chức trách đã không kiểm soát được những thủ đoạn lừa đảo và hoạt động bất hợp pháp sử dụng tiền điện tử này.
Theo The Next Web
Cách bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng cổng sạc USB công cộng USB không chỉ đơn giản là truyền năng lượng mà nó còn gửi dữ liệu, do đó khi bạn cắm điện thoại vào máy tính là có thể chuyển các tập tin qua lại, cập nhật hệ điều hành hay sao lưu dữ liệu. Một cổng sạc USB khi hoạt động chính xác sẽ không cố truy cập vào điện thoại của bạn,...