Dạy học online an toàn với Zalo PC
Với các tùy chỉnh bảo mật của Zalo phiên bản máy tính ( Zalo PC), thầy cô có thể yên tâm giảng dạy cho học sinh trên không gian mạng.
Việc dạy và học trên không gian mạng trong thời gian vừa qua bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, giáo viên còn gặp không ít bất cập, có thể kể đến như vấn đề về bảo mật. Các lớp học online bị xâm nhập trái phép, không đảm bảo an toàn, ít nhiều gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và giảng dạy.
Lớp học trực tuyến được bảo mật tối ưu
Lợi dụng kẽ hở của một số ứng dụng họp trực tuyến, các đối tượng xấu có thể xâm nhập vào nhiều lớp học online để quấy rối. Đây là vấn đề gây đau đầu cho nhà trường khi tổ chức các lớp học online. Với Zalo PC, khi tổ chức lớp học trực tuyến bằng Zavi, tính năng gọi video được tích hợp ngay trong giao diện màn hình chính, thầy cô có thể thiết lập mật khẩu ngay từ bước đầu tạo cuộc họp.
Ngoài ra, tính năng “Khóa cuộc họp” giúp hạn chế nguy cơ kẻ xấu trà trộn. Khi lớp học đã đông đủ, thầy cô có thể khóa hẳn cuộc họp để không ai có thể tham gia vào nhóm dù có link và mật khẩu.
Chế độ bảo mật chặt chẽ của Zavi, từ bước đầu tạo cuộc họp đến các tùy chỉnh trong lúc cuộc họp đang diễn ra.
Khi lớp học đang diễn ra, để tránh tình trạng các em không tập trung vào bài giảng và phân tâm vì tiếng ồn xung quanh, thầy cô có thể tắt micro ở phía các em. Khi cần phát biểu, các em có thể mở micro trở lại. Đồng thời, với chế độ xem cùng lúc 25 màn hình và tùy chỉnh tắt camera ở phía người tham dự, thầy cô dễ dàng kiểm soát học sinh và kịp thời ngăn chặn nếu có đối tượng xấu xâm nhập, đăng tải nội dung phản cảm, phản giáo dục.
Kiểm soát bảo mật với tính năng Quản lý nhóm
Với các ứng dụng liên lạc có chế độ quản lý nhóm kém, học sinh có thể tự ý thêm thành viên không thuộc lớp học vào nhóm, hoặc người lạ có thể tự do tham gia mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Điều này gây trở ngại cho thầy cô trong việc quản lý lớp học, cũng như ảnh hưởng đến an toàn thông tin nếu đối tượng xấu trà trộn vào các nhóm này.
Video đang HOT
Với thao tác đơn giản, tính năng “Quản lý nhóm” của Zalo PC cho phép thầy cô kiểm soát thành viên được phép tham dự nhóm, cũng như nội dung quan trọng như tin nhắn được ghim, ghi chú và nhắc hẹn… Ngoài ra, với quyền admin (trưởng nhóm), thầy cô có thể kiểm soát các nội dung thảo luận trong nhóm bằng cách thu hồi hoàn toàn tin nhắn của bất kỳ thành viên nào.
Tính năng Quản lý nhóm cho phép thầy cô kiểm soát thành viên tham dự dễ dàng hơn.
Thao tác thiết lập bảo mật nhóm trong Zalo PC thường bị bỏ qua, nhưng khi được tận dụng đúng cách, thầy cô sẽ không còn lo ngại về an ninh lớp học và tập trung hơn cho công tác giảng dạy.
Gửi tài liệu đúng đối tượng, hạn chế rò rỉ thông tin
Đối với các ứng dụng không được tích hợp tiện ích về chuyển nhận tài liệu dung lượng lớn, thầy cô buộc phải chia nhỏ tài liệu để đảm bảo dung lượng không vượt quá mức cho phép, hoặc phải sử dụng song song dịch vụ lưu trữ trên nền tảng khác.
Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài phát sinh vấn đề về bảo mật thông tin. Người lạ hoàn toàn có khả năng truy cập vào các tài liệu nội bộ được đăng tải chỉ với một đường dẫn. Giáo viên cũng không thể kiểm soát được việc ngoài học sinh và phụ huynh, những đối tượng nào sẽ tiếp cận được tài liệu và thông tin của lớp.
Tận dụng tính năng gửi file 1 GB và gửi đồng thời cho cả nhóm của Zalo PC, thầy cô sẽ an tâm khi gửi tài liệu lớp học cùng nhiều thông tin khác cho đúng đối tượng mà không phải lo ngại về bảo mật và giới hạn dung lượng.
Gửi, nhận và quản lý cùng lúc nhiều file dung lượng lớn với các hỗ trợ từ Zalo PC.
Bên cạnh đó, với Zalo PC, thầy cô có thể cùng lúc gửi cả thư mục gồm nhiều file mà không cần nén trước khi gửi hoặc gửi từng file riêng lẻ. Tính năng tiện dụng này là ưu điểm khiến nhiều thầy cô tin tưởng lựa chọn Zalo PC.
Không chỉ trong bối cảnh giãn cách vì dịch bệnh, việc ứng dụng công nghệ vào dạy học qua môi trường Internet đang được chú trọng và là xu hướng chung của ngành giáo dục. Tận dụng các nền tảng sẵn có như Zalo PC, dành thêm thời gian cho việc thiết lập bảo mật, thầy cô sẽ đảm bảo việc dạy học trên không gian mạng diễn ra suôn sẻ và an toàn hơn.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua hình thức xem video, đọc báo soát lỗi chính tả
Đọc báo soát lỗi chính tả, xem video, điểm danh hàng ngày hoặc viết review sản phẩm...được quảng cáo là những công việc nhàn hạ, mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, thế nhưng thực tế thì sao?
Trong một lần nói chuyện với người bạn cùng quê lâu không gặp, N.Kiều (Phú Bình - Thái Nguyên) được giới thiệu về công việc xem video và đọc báo soát lỗi chính tả với thu nhập khá cao. Chỉ cần online khoảng 2 tiếng mỗi ngày sẽ có thể nhận về hàng chục triệu đồng hàng tháng.
Những bài tuyển dụng đầy hấp dẫn.
Thấy công việc nhàn hạ, không yêu cầu kỹ năng, bằng cấp, lại mang đến nguồn thu nhập gấp đôi mức lương công nhân hiện tại, không cần suy nghĩ quá lâu, Kiều nhanh chóng đồng ý tham gia.
Để bắt đầu làm việc, Kiều được yêu cầu đóng khoản tiền 250 nghìn đồng để mua một khóa học hướng dẫn các bước cụ thể. Sau đó, người quản lý nhóm cung cấp cho Kiều đường link truy cập kèm theo một mã mời, dựa vào mã này để giới thiệu cho người khác và nhận về hoa hồng.
Sau hơn 10 ngày làm thử, Kiều mời được 20 người, chủ yếu là đồng nghiệp trong công xưởng và cùng khu nhà trọ. Với việc tranh thủ 2 tiếng vào buổi tối để xem video và đọc báo, tài khoản trên website của Kiều ghi có số xu tương ứng có thể quy đổi được 1,7 triệu đồng.
Người tham gia phải đóng tiền để được hướng dẫn hoặc kích hoạt tài khoản.
Ngoài ra, Kiều cũng được hướng dẫn cách xem video và đọc báo để kiếm tiền. Tuy nhiên, công việc này bị giới hạn thời gian và số xu (đơn vị tiền tệ trong hệ thống) thực tế nhận về quá ít để đủ quy đổi sang tiền mặt theo yêu cầu, Kiều quyết định giới thiệu việc cho bạn bè.
Sau khi đổi 50 nghìn bằng mệnh giá thẻ cào điện thoại, Kiều tiếp tục gửi yêu cầu rút 1,5 triệu đồng về tài khoản ngân hàng và được thông báo thời gian chờ 8 ngày. Tuy nhiên, mới chỉ đến ngày thứ 3, website này đã không thể truy cập được và toàn bộ nhóm Zalo làm việc bị xóa.
Những người được Kiều giới thiệu cũng chia sẻ công việc cho khá nhiều bạn bè nhưng không có ai kịp nhận được đồng hoa hồng nào, kể cả thẻ cào điện thoại.
Trước đó không lâu, Phương, em gái Kiều là sinh viên năm 3 của một trường đại học ở Thái Nguyên cũng bị lừa với phương thức tương tự. Chỉ khác là công việc yêu cầu review các địa điểm du lịch hoặc quán ăn dù Phương chưa một lần đặt chân tới và phải đóng 500 nghìn để kích hoạt tài khoản trước khi tham gia.
Mỗi bài review có thể nhận được 25 nghìn theo như quảng cáo ban đầu. Tuy nhiên sau khi bắt đầu, Phương chỉ nhận được từ 5-7 nghìn cho mỗi bài viết. Sau gần một tháng làm việc, Phương kịp nhận về tài khoản 200 nghìn đồng trước khi hệ thống bất ngờ sập. "Khá may mắn là mình chưa giới thiệu công việc này cho bạn bè", Phương ngậm ngùi chia sẻ.
Trên thực tế, hình thức xem video và đọc báo kiếm tiền hay viết review đã xuất hiện từ khá lâu. Có không ít ứng dụng và nền tảng khai thác khía cạnh kiếm tiền online (hay còn gọi là MMO) này. Trải qua thời gian, hình thức này dần bị biến tướng và trở thành thủ đoạn lừa đảo đa cấp của những kẻ trục lợi.
Ngoài khoản lợi nhuận và hoa hồng ban đầu có thể nhận được, hầu hết những người tham gia sau trong hệ thống đều trở thành nạn nhân. Trường hợp của chị em Kiều, Phương chỉ là một trong số rất nhiều người bị "sập bẫy" mà không biết kêu ai. Họ đành chấp nhận vì số tiền bị lừa không phải quá lớn, chủ yếu là công sức bỏ ra và uy tín với người thân, bạn bè khi lỡ giới thiệu công việc.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho nhóm các bạn trẻ, sinh viên, "mẹ bỉm sữa", hay những người có nhu cầu về một công việc thụ động hoặc việc tay trái trong thời điểm rảnh rỗi.
Hơn 80% người dùng tại Đông Nam Á tin rằng họ vẫn an toàn khi online trong thời gian đại dịch Với số lượng người dùng trực tuyến và mức độ online ngày càng tăng do tác động của đại dịch, khảo sát mới của Kaspersky đã chỉ ra sự thay đổi hành vi và quan điểm của người dùng trực tuyến khu vực Đông Nam Á trong thời gian này. Báo cáo của Kaspersky có tiêu đề "Kết nối hơn bao giờ hết:...