Đây chính là bàn tay của Hoàng tử William sau khi bắt tay với Thủ tướng Ấn Độ
Hình ảnh bàn tay hằn vết đỏ ửng của Hoàng tử William sau khi bắt tay với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng.
Những ngày vừa qua, Công tước và nữ Công tước xứ Cambridge của Anh đã có chuyến viếng thăm chính thức tới Ấn Độ. Và vào ngày 12/4, cặp đôi Hoàng gia Anh đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp đón cũng như chào mừng với cái bắt tay truyền thống ở thềm của tư dinh Hyderabad House, một thời là tư dinh của hoàng gia được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh Sir Edwin Lutyens.
Cái bắt tay chặt thể hiện cho mối quan hệ thân thiết, bền vững.
Người ta vẫn thường nói một cái bắt tay thật chặt sẽ thể hiện cho mối quan hệ thân thiết, bền vững. Tuy nhiên, với cái bắt tay của mình, Thủ tướng Modi đã khiến Hoàng tử William có chút lúng túng khi để lại những vết hằn rõ nét trên bàn tay.
Video đang HOT
Cái nắm tay quá chặt khiến Hoàng tử William có chút bối rối.
Sau khi những hình ảnh cùng đoạn video ghi lại màn chào mừng của Thủ tướng Modi với vợ chồng Hoàng tử William được đăng tải, rất nhiều người đã tinh ý nhận ra điểm đặc biệt này.
Nhiều người đã nhận ra điểm đặc biệt trên bàn tay Hoàng tử William.
Trong chuyến đi của mình, cặp đôi Hoàng gia đã dành hầu hết thời gian của mình để gặp gỡ các trẻ em và các tổ chức từ thiện mà họ hỗ trợ.
Trang Đỗ
Theo Đọc Báo
Thỏa thuận hạt nhân dân sự Nhật Bản-Ấn Độ có giúp Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định hơn?
Vào ngày 12-12-2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký biên bản ghi nhớ về việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân dân sự. Một khi thỏa thuận hạt nhân Nhật Bản - Ấn Độ được ký kết, thỏa thuận này sẽ tác động nhiều đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về mặt chiến lược.
Thỏa thuận này cho thấy, chính phủ Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ sự trỗi dậy về kinh tế của Ấn Độ. Kể từ khi Ấn Độ khởi xướng các chính sách kinh tế ưu đãi vào những năm 1990, nền kinh tế nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng chưa từng có. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh không phải không có mặt trái của nó. Sự thiếu hụt nguồn năng lượng là điểm yếu đầu tiên. Hiện nay, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ đã cao hơn Nhật Bản. Năm 2013, tổng khối lượng nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ đã vượt Nhật Bản. Năng lượng hạt nhân dường như là lựa chọn duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ấn Độ mà không thải ra nhiều khí carbon.
Sự hợp tác với Nhật Bản thực sự sẽ giúp Ấn Độ khám phá lựa chọn này. Khoảng 80% các bộ phận sống còn của nhà máy hạt nhân được sản xuất tại Nhật Bản. Điều đó có nghĩa, Ấn Độ cũng phụ thuộc vào Nhật Bản về các thỏa thuận hạt nhân đã ký với các nước khác như Mỹ và Pháp. Một khi thỏa thuận hạt nhân Nhật Bản - Ấn Độ được ký kết, Ấn Độ sẽ có thể tiếp cận nguồn năng lượng lớn. Điều này cho phép Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và đem đến cơ hội quý giá cho Ấn Độ để thực hiện tham vọng gây ảnh hưởng tích cực ở khu vực.
Bất chấp nhiều quan ngại, thỏa thuận Ấn Độ - Nhật Bản không phải là một bước lùi đối với thời kỳ không phổ biến vũ khí hạt nhân. Mặc dù Ấn Độ không phải là một bên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng khi nhìn lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, người ta không tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy, Ấn Độ sẽ phổ biến hay sử dụng các công nghệ hạt nhân của mình để chống lại những nước khác. Và ngay cả khi cộng đồng quốc tế chính thức công nhận Ấn Độ là "cường quốc hạt nhân thứ sáu" - cùng với Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc- thì điều này sẽ không thúc đẩy các cường quốc khác tuyên bố họ sẽ ở vị trí thứ 7 hay thứ 8 trong tương lai.
Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil, Argentina và Nam Phi từng được xem là sẽ trở thành cường quốc hạt nhân tiếp theo. Tuy nhiên, các nước đó đã dừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và dường như không còn muốn đưa ra những tuyên bố tương tự như vậy. Hàn Quốc, Pakistan và Iran đã tham gia vào chợ đen hạt nhân và do vậy, cộng đồng quốc tế không chấp nhận họ là cường quốc hạt nhân. Israel dường như cũng không muốn hợp thức hóa tình trạng hạt nhân của họ vì điều này có thể đẩy các nước láng giềng vào việc phát triển các chương trình hạt nhân của riêng họ.
Về mặt lịch sử, cả Nhật Bản và Ấn Độ đều có chính sách răn đe hạt nhân tương tự nhau và đều cam kết loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Trong các vụ thử hạt nhân của Trung Quốc vào năm 1964, cả Nhật Bản và Ấn Độ đã yêu cầu Mỹ phải mở rộng chính sách răn đe ô hạt nhân của Mỹ ở châu Á. Mặc dù lời kêu gọi của Nhật Bản đã được Mỹ chấp nhận nhưng những lời yêu cầu của Ấn Độ lại tỏ ra vô tác dụng. Chính vì vậy, mặc dù Nhật Bản đủ khả năng chấm dứt đàm phán phát triển hạt nhân giữa họ với Tây Đức nhưng Ấn Độ lại không thể ngừng các kế hoạch phát triển hạt nhân của họ. Phát triển vũ khí hạt nhân đã được xem là lựa chọn chiến lược duy nhất đối với Ấn Độ nhằm giảm thiểu rủi ro hạt nhân. Khi ta nhìn nhận dưới góc độ này, cả Nhật Bản và Ấn Độ đều có chung nhu cầu răn đe hạt nhân bất chấp việc họ từng hứa hẹn sẽ loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Một số lượng tương đối lớn người dân Nhật Bản từng phản đối chính sách hạt nhân của Ấn Độ và đặc biệt là các vụ thử hạt nhân vào năm 1998. Tuy nhiên, thỏa thuận hạt nhân dân sự mới được ký kết gần đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận Ấn Độ là cường quốc hạt nhân có trách nhiệm và rằng mối quan hệ tương lai giữa Nhật Bản và Ấn Độ sẽ ổn định.
Ngoài ra, ta cũng cần nhắc đến yếu tố chiến lược trong thỏa thuận hạt nhân giữa Nhật Bản và Ấn Độ. Thỏa thuận này là một đối trọng cần thiết giúp hai nước đối phó với các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều quan ngại trước tính quyết đoán gần đây của Trung Quốc. Và cả hai nước đều cảm thấy bất an về cán cân quyền lực đang đổi giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản và Ấn Độ cần hợp tác để lấp đầy khoảng trống quyền lực do sự hiện diện ngày càng giảm của Mỹ tại khu vực.
Vấn đề duy nhất có thể tác động xấu đến mức độ thành công của thỏa thuận hạt nhân dân sự giữa hai nước là việc Nhật Bản quan ngại Ấn Độ có thể thực hiện một vụ thử hạt nhân trong tương lai. Mặc dù việc thử hạt nhân là yêu cầu quân sự đối với Ấn Độ để duy trì và nâng cấp sức mạnh răn đe hạt nhân của họ nhưng Ấn Độ có thể phá họai hiệp định này. Trong trường hợp đó, Nhật Bản sẽ cần chấm dứt hợp tác hạt nhân với Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu Ấn Độ để tâm tới sự không vừa lòng của Nhật Bản trước vụ thử hạt nhân thì hợp tác hạt nhân Nhật Bản - Ấn Độ có thể đem tới nhiều lợi ích lâu dài cho Ấn Độ, Nhật Bản và khu vực.
Theo East Asia Forum
Thủ tướng Ấn Độ thăm Nga: Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 23/12, đã đến Moscow bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Nga. Dự kiến Thủ tướng Modi sẽ ký các thỏa thuận quốc phòng và năng lượng trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phát biểu trước thềm chuyến thăm, ông Modi cho biết, chuyến thăm sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ...