Dạy cái tâm cho cầu thủ
Cú vào bóng quá nghiệt ngã của Ngô Hoàng Thịnh (CLB TP HCM) đối với Đỗ Hùng Dũng ( CLB Hà Nội) không chỉ khiến HLV Park Hang-seo mất đi một chiến binh quan trọng trong chiến dịch vòng loại World Cup 2022 sắp tới, mà còn có khả năng buộc cầu thủ của đội bóng thủ đô phải giải nghệ ở tuổi 27, độ chín của sự nghiệp bóng đá.
Tôi không có bất kỳ dự cảm xấu nào về đoạn kết câu chuyện buồn, chỉ mong Đỗ Hùng Dũng sớm bình phục và trở lại sân cỏ; hy vọng Ngô Hoàng Thịnh vượt qua được áp lực tâm lý, không bị nỗi hối hận dằn vặt lâu dài làm ảnh hưởng đến tương lai. Điều muốn nói ở đây là các đội bóng có trách nhiệm gì về những vụ va chạm kinh hoàng trên sân cỏ Việt Nam, từ câu chuyện của Quế Ngọc Hải thuở nào và nay là Ngô Hoàng Thịnh?
Trong quá trình hợp tác giữa bóng đá TP HCM với CLB Olympique Lyon, tôi có dịp được tham quan cơ ngơi, tận mắt theo dõi quy trình đào tạo của đội bóng Pháp nổi tiếng này. Chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lyon là “lò đào tạo”, “công xưởng bóng đá” giá trị bậc nhất châu Âu khi đội bóng này chuyên mua về cầu thủ với giá rẻ, tạo đất diễn cho họ rồi bán đi với những bản hợp đồng bạc tỉ.
Ngoài khả năng phát hiện “ngọc thô”, Lyon còn đưa vào giáo trình đào tạo các lứa cầu thủ trẻ U13, U15 rất nhiều bài học để biến những cậu bé trai này không thành siêu sao thì cũng trở thành người hữu dụng với tài, trí vẹn toàn. Trong những bài học này có các mục quan trọng như xử sự với đồng nghiệp và đối thủ trong cũng như ngoài sân cỏ, giao tiếp với người hâm mộ, giới truyền thông…
Video đang HOT
Dẫn câu chuyện xứ người để thấy hành trình bóng đá lên chuyên nghiệp ở Việt Nam còn rất gian nan. Tôi không chỉ trích Ngô Hoàng Thịnh ở pha bóng cụ thể này nhưng việc em vào bóng trong tâm thế “cửa dưới” với Đỗ Hùng Dũng làm sao không tránh khỏi việc gây ra hậu quả khó lường? Không cần làm chuyên môn cũng thấy, chưa vào trận, CLB TP HCM đã “ngán” CLB Hà Nội. Truyền thông đương nhiên phải đề cập nhiều đến trận derby này nhưng đội bóng, cụ thể là ban huấn luyện, đã làm gì để giải tỏa áp lực cho cầu thủ, để rồi từng pha bóng tranh chấp đều thể hiện rõ thái độ tự ti nơi các cầu thủ chủ nhà?
Nhiều nhà cầm quân luôn chỉ đạo các cầu thủ của mình theo kiểu “tranh chấp quyết liệt nhất”, “vào cuộc với tâm lý quyết thắng” hay “đá mạnh vào, máu lửa vào” nhưng thử hỏi, quyết liệt nhất là như thế nào, đá mạnh và máu lửa ra sao, có phải quan tâm đến đối phương hay là đoạt lại bóng bằng mọi giá… Đây có thể nói là điều không mấy khi được nghe từ băng ghế kỹ thuật hoặc từ các buổi huấn luyện.
Không thể tồn tại bằng cách bất chấp tất cả, bởi trên hết, cầu thủ đầu tiên đều là con người, sau mỗi trận đấu quyết liệt, họ lại là bạn bè, đồng nghiệp ở đời thường, nhất thiết phải nghĩ đến sức khỏe, sự an toàn, cuộc sống của nhau. Không ai dạy học trò làm điều xấu, cái ác, cũng chẳng thầy nào chỉ đến sân bày vẽ cho cầu thủ của mình các “chiêu trò” hay “tiểu xảo”… Dạy cái tâm cho cầu thủ chính là vấn đề tiên quyết của các ban huấn luyện, mục tiêu quan tâm của lãnh đạo các đội bóng chứ không phải chỉ chăm chăm theo thành tích và cố gắng đạt được bằng mọi giá.
Lại báo động về bạo lực sân cỏ
Trước đây, sân cỏ Việt Nam khi nhắc đến những cái tên như Nguyễn Hồng Hải, Liêm Thanh (Công an TP Hồ Chí Minh), Hữu Thắng, Phi Hùng, Huy Hoàng (SLNA), Quốc Trung (Công an Hà Nội), Hùng Dũng (Đà Nẵng)... là người ta lại nhớ đến những pha "chém đinh, chặt sắt" đáng sợ.
Sau pha va chạm, Hùng Dũng ngay lập tức được đưa đi cấp cứu để phẫu thuật chấn thương. Ảnh: Lâm Thỏa
Những cú đạp bóng thô bạo
Vẫn biết bóng đá là trò chơi của những người dũng cảm nhưng người hâm mộ Việt Nam mãi nhớ đến hình ảnh cú đạp bóng thô bạo của tuyển thủ quốc gia Quế Ngọc Hải với tiền vệ Anh Khoa (SHB Đà Nẵng) tại vòng 25 V-League 2015 trên sân Chi Lăng. Sau sự việc, Trung vệ Quế Ngọc Hải đã bị cấm thi đấu 6 tháng (sau đó được giảm án) và phải nộp phạt 15 triệu đồng, cùng toàn bộ chi phí điều trị chấn thương cho Anh Khoa. Nhưng điều này vẫn không giúp Anh Khoa vơi đi nỗi đau khi mất đi sự nghiệp cầu thủ ở tuổi 24.
Đó chưa phải là pha bóng bạo lực duy nhất mà người hâm mộ phải chứng kiến trong thời gian gần đây. Trước đó hậu vệ Anh Hùng (An Giang) trong chuyến trở về sân Vinh đối đầu SLNA vào ngày 26/2/2014, cầu thủ sinh năm 1992 đã bị đàn anh Đình Đồng đốn hạ, phải nghỉ thi đấu 7 tháng. Chấn thương đã khiến cho cuộc đời của cầu thủ gốc Nghệ này rẽ sang một ngã khác và chắc chắn Anh Hùng là người chịu thiệt thòi hơn ai hết. Năm 2014, trung vệ Hoàng Văn Khánh cũng từng đã bị loại khỏi tuyển U19 Việt Nam trong chuyến tập huấn tại châu Âu sắp tới vì phạm lỗi thô bạo trong trận gặp Tottenham Hotspur ở giải U19 quốc tế - Cúp Nutifood trên sân Thống Nhất. Khi đó Văn Khánh bay người đạp thô bạo khiến Oduwa ngã. U19 Việt Nam bị phạt đền và Tottenham Hotspur gỡ hòa 2-2. Đây là một bài học mà đội trưởng SLNA hẳn còn nhớ mãi và thực tế đến nay lối đá của Văn Khánh mềm mại đi rất nhiều.
Tưởng như sau những vụ việc kể trên thì các cầu thủ Việt Nam sẽ biết cách giữ gìn hơn đôi chân của các đồng nghiệp nhưng tối 23/3 Hoàng Thịnh lại có pha bóng nguy hiểm không kém đối với Hùng Dũng. Khá nhiều khán giả xứ Nghệ bất ngờ vì mọi người đều hiểu do cùng lò SLNA nên Hoàng Thịnh thấu hiểu được nỗi vất vả của Quế Ngọc Hải khi phải đôn đáo kiếm tiền nộp phạt như nào ngoài số tiền 400 triệu mà bầu Đức hào phóng hỗ trợ.
Án phạt lương tâm
Với trình độ của mình, trong pha bóng tấn công ở khu vực giữa sân, không mấy nguy hiểm của Hùng Dũng tiền vệ 28 tuổi của TP Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể xử lý theo phương án ôn hòa hơn nhiều. Bởi là cầu thủ thi đấu năng nổ, Hoàng Thịnh đã không ít lần bị chấn thương phải điều trị, hệ lụy đến những người thân. Chưa kể Hùng Dũng vốn là đồng đội, cùng khoác áo đội tuyển quốc gia, việc giữ đôi chân cho bạn mình chính là góp phần tạo nên sức mạnh cho đội tuyển Việt Nam.
Ngoài việc đối diện với sự phẫn nộ của người hâm mộ, giới truyền thông và các đồng nghiệp thì Hoàng Thịnh sẽ tự đối diện với bản án lương tâm. Phút bốc đồng, thiếu kiềm chế đã ném xuống sông, xuống biển hình ảnh một tiền vệ trung tâm, có lối chơi giàu năng lượng, những cú sút xa mang thương hiệu.
Vụ việc đang gióng lên hồi chuông báo động về nạn bạo lực sân cỏ đã có chiều hướng quay trở lại. Người hâm mộ sân cỏ mong muốn VFF hãy có quyết định đủ sức răn đe nhưng trước hết, chính các cầu thủ hãy yêu quý đôi chân của mình như thế nào thì cũng nên biết giữ gìn và bảo vệ đôi chân của đồng nghiệp như thế đấy.
Chiều 24/3, Ban Kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã họp khẩn đưa ra hình thức xử lý đối với cầu thủ Ngô Hoàng Thịnh của TP Hồ Chí Minh khi có pha vào bóng thô bạo đối với tiền vệ Đỗ Hùng Dũng của Hà Nội FC trận đấu của vòng 5 V-League 2021. Cụ thể, theo ông Trưởng ban Kỷ luật VFF Vũ Xuân Thành cho biết, tiền vệ Ngô Hoàng Thịnh sẽ bị phạt 40 triệu đồng và đình chỉ thi đấu đến ngày 31/12/2021, thực hiện đền bù thực hiện theo điều 39 Quy định kỷ luật bổ sung, sửa đổi của VFF như phải chịu các chi phí hợp lý cho việc chữa trị chấn thương do hành vi vi phạm gây ra, mức chi phí không vượt quá 15 tháng lương của người vi phạm theo hợp đồng lao động ký với CLB, đội bóng chủ quản tại thời điểm vi phạm.
Bóng đá Nghệ An - hai mảng màu sáng tối Chỉ vài giờ sau khi Phan Văn Đức vẽ hai đường cong tuyệt đỉnh trên nền trời sân Hòa Xuân đem về chiến thắng cho Sông Lam Nghệ An trước SHB Đà Nẵng, tại sân Thống Nhất, một cầu thủ xứ Nghệ khác lại được nhắc đến với một hành động hoàn toàn trái ngược. Ngô Hoàng Thịnh, với cú tắc bóng khiến...