Đẩy áp lực nợ xấu về tương lai, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 ‘nhẹ gánh’
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, người từng có nhiều năm “thực chiến” trong lĩnh vực ngân hàng gọi việc giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ… là “tình thế bắt buộc” dù trước dịch, Ngân hàng Nhà nước quản rất chặt, rất nghiêm chuyện trích lập dự phòng, che giấu nợ xấu.
Trong một báo cáo phân tích công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã đưa ra 2 kịch bản đối với ngành ngân hàng trong năm 2020.
Ở kịch bản cơ sở, tổng lợi nhuận năm 2020 của các ngân hàng tăng nhẹ so với năm 2019 mặc dù bị ảnh hưởng ở cả 2 nguồn thu nhập chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ, lẫn các nguồn thu khác như nguồn thu nhập từ hoạt động xử lý nợ đã trích lập giảm xuống và hoạt động trích lập diễn ra mạnh mẽ hơn.
Ở kịch bản kém khả quan, tổng lợi nhuận của các ngân hàng chỉ giảm nhẹ so với năm 2019.
Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp từ FiinGroup dựa trên kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng sau đại hội cổ đông hoặc được giới phân tích dự báo, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 có thể giảm khoảng 11,9% so với năm 2019.
Trên thực tế, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của nhiều ngân hàng sau khi tính đến hệ lụy lâu dài của Covid-19 giảm không mạnh, thậm chí tăng và phần lớn đều là kế hoạch mang tính thận trọng. Số liệu thực tế đang cho thấy những tín hiệu khả quan hơn.
Video đang HOT
Chẳng hạn, VietinBank ước tính nửa đầu năm nay có thể đạt lợi nhuận khoảng 6.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn tới khoảng 12% so với mức thực hiện 5.334 tỷ đồng của nửa đầu năm ngoái, bất chấp tác động của Covid-19. Hay như TPBank, 4 tháng đã đạt lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch cả năm, dù rằng tháng 3 và tháng 4 là hai tháng hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch. Cả năm nay, TPBank vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng so với năm ngoái, mức tăng khoảng 5%.
Hoặc như VPBank, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh tiết lộ trong đại hội cổ đông thường niên tổ chức gần đây rằng đến hết tháng 4, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ở mức khoảng 4.000 tỷ đồng. Hết tháng 5 ước tính khoảng 5.100 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng dự kiến khoảng trên dưới 6.000 tỷ đồng.
Nửa đầu năm ngoái, lợi nhuận trước thuế của VPBank là 4.342 tỷ đồng. Như vậy, theo ước tính thì tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm nay của VPBank có thể lên đến 38%. Kế hoạch lợi nhuận năm nay của ngân hàng này là giảm 1,1% so với năm ngoái nhưng ông Vinh cho biết nếu tình hình dịch bệnh vẫn thuận lợi như hiện tại, mức thực hiện cuối năm có thể cao hơn từ 10% đến 20% so với kế hoạch.
Trước dịch, tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2020 được kỳ vọng ở mức khá cao nên nếu lợi nhuận toàn ngành năm nay chỉ suy giảm nhẹ thì cũng không có nghĩa là ngân hàng ít chịu ảnh hưởng. Lợi nhuận hy sinh nếu so với kế hoạch trước dịch là rất đáng kể.
Thêm vào đó, một phần lợi nhuận không nhỏ sẽ tiếp tục phải hy sinh trong một/một vài năm sau bởi hiện tại, gánh nặng nợ xấu, kéo theo đó là áp lực trích lập dự phòng, đang được đẩy về tương lai nhờ Thông tư 01 và tới đây là Thông tư 01 sửa đổi khi cho phép các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được xác định là bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ông Đức nhấn mạnh việc giữ nguyên nhóm nợ đã tạo ra “con số ảo” về nợ xấu và nhận định đối với ngành ngân hàng, “đây là thách thức trong tương lai gần”.
Công ty chứng khoán VCBS thì chỉ ra rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể bị suy giảm ở nhiều khía cạnh bao gồm lãi phải thu, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm và nợ xấu thực chất. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng ở các năm sau đó.
Theo ước tính của VCBS, để dư nợ xấu toàn hệ thống về mức 1,5 – 2% như giai đoạn trước khi có dịch bệnh thì chỉ cần 1 – 2 năm với điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi nhưng có thể cần tới 3 – 5 năm nếu như nền kinh tế gặp phải những trì trệ.
Dưới góc nhìn của chuyên gia phân tích dữ liệu, FiinGroup nêu đánh giá tương đồng rằng: “Số liệu từ cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 cho thấy chi phí dự phòng phát sinh thường có độ trễ rất dài do việc xác định các ảnh hưởng đòi hỏi thời gian đánh giá và phân tích cũng như do sự thay đổi về các chính sách hạch toán kế toán để thích ứng của ngành”.
SSI Research: ACB tính một phần chi phí nhân viên 9 tháng cuối năm vào quý I
Lãi ACB có thể tăng 26% trong quý I nếu không tính chi phí nhân viên 3 quý cuối năm và lãi từ bán trái phiếu Chính phủ. ACB được dự báo lãi trước thuế 7.921 tỷ đồng, tăng 5,4% trong năm 2020.
Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo cập nhật về ACB ( HNX: ACB). Báo cáo đề cập ACB báo lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 4.368 tỷ đồng, tăng 25,4% và 1.925 tỷ đồng, tăng 12,8% trong quý I.
Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế thấp hơn tổng thu nhập hoạt động do chi phí hoạt động tăng 31,2%, chủ yếu bởi chi phí nhân viên cao hơn 88% so với quý I. Ngân hàng đã ghi nhận một phần chi phí lương kinh doanh cho 3 quý cuối năm luôn trong quý đầu tiên.
Nếu không tính đến chi phí nhân viên từ tháng 4 đến tháng 12 và lãi ghi nhận từ bán trái phiếu Chính phủ, lợi nhuận trước thuế trong quý I tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 0,66% và 0,97%. ACB vẫn có thể mở rộng hệ số NIM.
Năm 2020, SSI Research ước tính ACB sẽ ghi nhận 7.921 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước với những thay đổi chính trong giả định là tăng trưởng tín dụng giảm (10%), hệ số NIM giảm 18 điểm cơ bản, thu từ hoạt động dịch vụ không tăng trưởng, thu nhập từ nợ xấu đã xuống thấp, và chi phí dự phòng tăng 231%.
Dự báo này không tính đến khoản phí liên quan đến một hợp đồng độc quyền về bancassurance có thể được hoàn tất và ghi nhận trong nửa cuối năm 2020.
Theo kịch bản cơ sở, trong năm 2021, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế của ACB có thể tăng 19,5%.
Quý I/2020, hàng loạt ngân hàng sụt giảm lợi nhuận Báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng Việt Nam cho thấy, lợi nhuận thấp hơn so với 2-3 năm trước. Tình trạng sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết đều do tăng trưởng thu nhập lãi thuần chậm vì giảm lãi suất, tăng trưởng tín dụng thấp và tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Tổng...