Đau xót nạn tảo hôn, đổi con dâu lấy… bò và dê tại châu Phi
Tại Kenya và Nam Sudan, nạn tảo hôn đang gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Các cô dâu Sudan xếp hàng trong một lễ cưới tập thể hồi năm 2006. Ảnh: Reuters.
Theo SCMP dẫn lời “nhóm hoạt động Bé gái Không phải Cô dâu” (Girls Not Brides – GNB) vào ngày hôm qua (27.6), tình trạng tảo hôn tại Nam Sudan và Kenya – 2 quốc gia châu Phi đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột và hạn hán – đang ngày càng gia tăng và các gia đình đang sẵn sàng đổi con gái mình lấy bò, dê để có thể sống sót qua ngày.
Cụ thể, theo bà Dorcas Acen – chuyên gia bảo vệ bình đẳng giới thuộc tổ chức từ thiện Quan tâm Quốc tế (Care International) tại Nam Sudan, trong bối cảnh xung đột vẫn đang tiếp diễn, các gia đình tại nước này hiện có thể gả con gái mình với “giá” 300 con bò, nhiều gấp 10 lần so với thời bình.
“Khi có một cô gái trong nhà đến tuổi lấy chồng, nhà trai sẽ đến và mang theo bò làm của hồi môn”, bà Acen cho biết. “Về cơ bản, nó là một cuộc đấu giá: ai mang nhiều bò đến nhất thì sẽ lấy được cô gái về”.
Tại Nam Sudan, 1 cô dâu = 300 con bò?!. Ảnh: AP/Human Rights Watch.
Trong khi đó, tại các khu vực vùng biên ở Kenya, để sống sót qua nạn hạn hán, nhiều người chăn nuôi bán du mục Maasai và Samburu lại đang đổi các cô gái lấy gia súc.
“Do số lượng dê giảm, nhiều bậc cha mẹ đã bán đứt đứa con gái của mình với &’giá’ chỉ có 4-5 con dê”, Millicent Ondigo – một nhân viên dự án thuộc tổ chức y tế từ thiện Sức khỏe châu Phi Amref (Amref Health Africa) tại thủ đô Nairobi (Kenya) cho hay.
Được biết, khi hạn hán diễn ra, các gia đình thường cố cho con gái lấy chồng từ khi còn nhỏ để sớm nhận được của hồi môn cũng như tăng cơ hội được vào các gia đình giàu có, được ăn uống đầy đủ của các cô bé. Do đó, Ondigo hiện đang phải tích cực đi vận động các gia đình “đầu tư” theo một hướng khác có lợi về lâu về dài hơn.
“Chúng tôi phải thuyết phục các gia đình rằng nếu cho con gái đi học, sau này con của họ sẽ có việc làm, có tiền để mua được nhiều 4 con dê của hiện tại”, Ondigo chua chát kể lại.
Tại Kenya, 1 cô dâu = 4 con dê?!. Ảnh: Getty.
Theo nhóm hoạt động GNB, trong 10 quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao nhất thì có tới 9 nước là thuộc châu Phi. Nguyên nhân là do tập tục truyền thống, giao kết giữa các gia đình, sự kỳ thị đối với việc có thai ngoài kết hôn và nghèo đói. Ngoài ra, xung đột kéo dài và biến đổi khí hậu cũng là 2 nhân tố khiến cho tình trạng “cô dâu trẻ con” ngày càng trở nên phổ biến. Theo số liệu của LHQ, tại Nam Sudan, tỷ lệ phụ nữ dưới 18 tuổi kết hôn của hiện tại là 52%, cao hơn 12% so với 8 năm trước.
“Phần lớn các bậc cha mẹ cho con gái lấy chồng sớm là vì lý do kinh tế”, chuyên gia bảo vệ bình đẳng giới Dorcas Acen giải thích. “Vào lúc khó khăn, cái đầu tiên mà họ cần là giảm số miệng ăn xuống”.
Theo SCMP, dù nạn tảo hôn đang có xu hướng giảm, mỗi năm vẫn có khoảng 12 triệu bé gái chưa đủ tuổi thành niên phải “lên xe hoa”. Việc này thường để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như việc học hành của các em.
Theo Dân Việt
Lạ lùng xứ sở người chết phải chờ hàng năm trời mới được đem chôn
Ở hầu hết các quốc gia, người chết được chôn chỉ vài ngày sau khi qua đời nhưng ở Ghana, chôn cất lại là một vấn đề vô cùng phức tạp, cần mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để chuẩn bị.
Hầu hết những người qua đời ở Ghana đều phải trải qua thời gian đông lạnh từ 3 đến 6 tháng
Những đám tang dài lê thê ở Ghana có liên quan chặt chẽ tới khái niệm gia đình tại quốc gia châu Phi này. Trong cuộc đời của một người, con cái, vợ hoặc chồng và cha mẹ họ được coi là gia đình ngay lập tức nhưng một khi chết, cơ thể họ lại thuộc về gia đình theo nghĩa rộng.
Trong nhiều trường hợp, gia đình này bao gồm cả người thân ở xa, những người mà người đã khuất thậm chí còn không nói chuyện trong nhiều thập kỷ. Dù vậy, có được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình mở rộng vẫn là điều bắt buộc.
Chính vì luật lệ hà khắc này mà người dân Ghana thường phải giữ xác chết trong nhà xác nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm. Nhà báo, chính trị gia Ghana là Elizabeth Ohene từng nhiều lần cố gắng nâng cao nhận thức người dân và xóa bỏ hủ tục rườm rà này nhưng đến nay vẫn chưa thành công.
Trước đây, người Ghana cổ chỉ chôn cất người chết trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi qua đời
Mới tuần trước, các cơ quan báo chí quốc gia còn đưa tin về một người trưởng tộc đã chết cách đây 6 năm nhưng cơ thể vẫn bị đóng băng vì gia đình mở rộng chưa thể quyết định ai sẽ là người kế nhiệm. Những trường hợp như vậy không hề xa lạ, thậm chí khá phổ biến ở Ghana.
Không chỉ chọn người kế nhiệm, cả thời gian làm quan tài và ý kiến không thống nhất của mọi người trong gia đình cũng có thể khiến việc chôn cất bị kéo dài ra vô thời hạn. Theo đó, những chiếc quan tài của người Ghana vốn nổi tiếng về thiết kế phức tạp. Chờ đợi người thân trở về từ khắp nơi trên thế giới cũng là một việc vô cùng tốn thời gian. Kể cả khi đã trở về rồi, một ý kiến bất đồng trong gia đình mở rộng cũng làm trễ việc mai táng người đã khuất.
Một chiếc quan tài đầy tính nghệ thuật ở Ghana
Đôi khi đám tang lại bị trì hoãn bởi những công đoạn chuẩn bị rườm rà. Từ xây nhà mồ khang trang, đẹp đẽ cho tới sắp xếp danh sách người tham gia đúng thứ tự cũng cực kỳ tốn công, nhiều khi phải đem ra thảo luận cả ngày trời.
"Cuối tuần này, tôi dự đám tang của một chủ nhà máy, một chính trị gia nổi tiếng tên Nana Akenten Appiah-Menka. Tài liệu tang lễ của ông là một cuốn sách dài 226 trang, gồm nhiều hình ảnh được chỉnh sửa bóng bẩy, tường thuật lại toàn bộ thời gian sống 84 năm cuộc đời. Tài liệu này cũng tốn kha khá thời gian để biên soạn.", Elizabeth Ohene chia sẻ.
Bản thân Ohene cũng đã phải xoay sở để được chôn cất người mẹ già 90 tuổi của mình trong vỏn vẹn 3 tuần sau khi qua đời. Không may, thời gian chuẩn bị như vậy bị coi là quá ngắn và những người trong làng vẫn cho rằng đó là một biểu hiện thiếu tôn trọng.
Trà Xanh
Theo Dân trí
4 người thiệt mạng vì tranh chỗ xem World Cup Cuộc xô xát đẫm máu xảy ra khi những người hâm mộ tranh giành chỗ ngồi tại một địa điểm xem World Cup qua màn hình lớn. Cuộc xô xát nổ ra trong thời gian diễn ra trận đấu giữa đội tuyển Brazil và Thụy Sĩ tại World Cup 2018. Sự việc xảy ra khi mọi người đang xem trực tiếp trận đấu...