Dấu vết bất thường gần hiện trường phát hiện xác người phụ nữ cháy đen ở Gia Lai
Tại khu vực phát hiện thi thể cháy đen của bà N. chỉ thấy có vết xăng dầu, không có dây điện. Đây cũng là nơi bà N. bán bánh mỳ hàng ngày.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường phát hiện thi thể bà N. Ảnh: Tiền Phong
Liên quan đến thông tin người phụ nữ chết cháy bất thường ở Gia Lai, sáng ngày 5/11, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện tổ 6, phường Ia Kring, TP.Pleiku xác nhận, người dân trong tổ 6 phát hiện thi thể bà Trần Thị N. (45 tuổi, trú tại tổ 6) vào sáng ngày 3/11.
“Vị trí phát hiện thi thể bà N. chỉ thấy có vết cháy của xăng dầu, không có dây điện. Bà N. nằm chết tại vị trí nơi bà ấy bán bánh mỳ hằng ngày. Cho đến giờ cũng chưa biết được bà này chết ở đây hay ở một nơi nào khác vì cơ quan công an còn đang điều tra, chưa có kết luận.
Xung quanh nơi bà N. bán bánh mỳ không có nhà vệ sinh, không có bếp cũng như không có dây điện. Theo những gì tôi nhìn thấy xung quanh hiện trường thì việc bà N tử vong không phải là do chập điện. Thi thể bà N. chỉ bị cháy đen chứ nhìn xung quanh không có vết máu nào”, Đất Việt dẫn thông tin từ vị đại diện tổ 6.
Cũng theo vị này, tại nơi phát hiện thi thể bà N. trước đây có một camera của phường nhưng mới hỏng, đến nay chưa được thay thế.
“Tối hôm trước khi sự việc xảy ra, người dân vẫn còn nhìn thấy bà N. bán bánh mỳ ở đó. Bà ấy bán bánh mỳ từ sáng đến tối cho sinh viên, người dân và người đi đường. Có thể vụ việc xảy ra vào lúc 2-3h sáng nên không ai nhìn thấy bởi quanh khu vực đó cũng vắng người”, đại diện tổ 6 cho biết thêm.
Video đang HOT
Được biết, hoàn cảnh nhà bà N. thuộc diện cận nghèo ở địa phương. Từ trước đến nay, bà này cũng chưa gây mâu thuẫn hay xích mích với ai.
Như đã thông tin trước đó, sáng ngày 3/11, người dân phát hiện thi thể bà Trần Thị N. bị cháy đen gần tủ bán bánh mì của mình (trước cổng trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, phường Ia Kring). Bà N. làm nghề bán bánh mì từ nhiều năm nay.
Nguồn tin của báo Tiền Phong, qua khám nghiệm tử thi và hiện trường, ngành chức năng bước đầu xác định bà N. tử vong do ngạt khí. Đây là dấu hiệu của một vụ hoả hoạn. Trên tử thi không phát hiện tác động của ngoại lực.
Hiện, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Bạch Hiền (t/h)
Theo doisongphapluat
Nuôi dưỡng trẻ em là nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước
Trong 2 năm 2017-2018 và 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 4.912 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80% - số liệu được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nêu ra sáng 1/11.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, vẫn còn những vụ việc bị phát hiện muộn, thiếu một số các chế tài để kết tội; bản thân trẻ em, người lớn thiếu kỹ năng phòng ngừa xâm hại bạo lực. Vẫn còn những khoảng trống trong vấn đề xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em trai.
"Cần có các chương trình, kế hoạch hành động tổng thể, mang tính chất toàn quốc, tập trung nguồn lực cho các giải pháp chính sách, thực tiễn đối với các cấp, từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng, triển khai các giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài. Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020- 2025.
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định triển khai các chương trình, đề án về hỗ trợ trẻ em. Trong đó, Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025. "Nuôi dưỡng trẻ em là nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước sau này. Các đề án này cần sự tham gia của các tổ chức và các đoàn thể"- Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Để có được hoạt động cụ thể triển khai trong các năm tiếp theo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đã lưu ý, Cục Trẻ em cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, lồng ghép vào việc bố trí nguồn lực của các địa phương, đặc biệt là đưa vào văn kiện đại hội đảng các cấp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn cảnh Hội thảo diễn ra ngày 1/11/2019 tại Hà Nội
Theo bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam: Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, và 30 năm qua, Việt Nam luôn tích cực hành động để chăm sóc, bảo vệ toàn diện trẻ em. UNICEF hoan nghênh các cam kết của Việt Nam về tích hợp quá trình phát triển đầu đời của trẻ vào Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em.
Các bộ, ngành của Việt Nam cũng có sự hợp tác chuyên môn cao hơn trong thực hiện các kế hoạch hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em tiếp cận các dịch vụ tốt hơn về dinh dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để đáp ứng nhu cầu toàn diện của trẻ.
Khả năng nhận thức của trẻ được tác động bởi môi trường và dinh dưỡng của người mẹ ngay từ khi còn trong bào thai. Những trẻ em được nuôi dưỡng tốt, được tương tác sớm và sống trong môi trường an toàn, thuận lợi trong những năm đầu đời sẽ có nhiều khả năng phát triển được tiềm năng tối ưu của mình.
UNICEF đang hợp tác với Bộ LĐ-TB&XH, một số ngành liên quan, các cơ quan chính quyền địa phương, triển khai thí điểm dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tại 3 tỉnh: Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum. Xây dựng kỹ năng cho các bậc cha mẹ có hiểu biết về sức khỏe của trẻ em; kết nối cha mẹ với sự hỗ trợ của cộng đồng; trẻ được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ cơ bản về chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể thực hiện các quyền được sống, được phát triển, được học tập và bảo vệ bản thân.
Ảnh minh họa
Bà Lesley Miller hy vọng những chương trình thí điểm này sẽ mang lại giá trị và cho thấy tính thực tiễn, thực hành tốt nhất trong giai đoạn tới. Bà cũng mong muốn các địa phương sẽ ưu tiên ngân sách cho các vấn đề này, tập trung cho lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, tư vấn dinh dưỡng... bởi kinh nghiệm quốc tế cho thấy chăm sóc trẻ em giai đoạn đầu đời vô cùng quan trọng khi các đối tượng trẻ em đặc biệt được hỗ trợ sẽ góp phần hạn chế được tình trạng bạo lực, xâm hại với trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ...
Những nội dung trên được chia sẻ tại Hội thảo Hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 1437/QĐ/TTg, QĐ số 588/QĐ-TTg; tình hình bố trí nguồn lực và ngân sách làm công tác trẻ em) và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Bộ LĐTB&XH và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức vào ngày 1/11 tại Hà Nội.
* Nhân lực làm công tác trẻ em tại địa phương: 276 công chức làm công tác trẻ em cấp tỉnh, trung bình mỗi địa phương có 4,3 công chức làm công tác trẻ em; 1.168 công chức làm công tác trẻ em cấp huyện, trung bình mỗi huyện có 1,6 người làm công tác trẻ em; 12.660 cán bộ làm công tác trẻ em tại xã, phường, thị trấn.
* Ngân sách thực hiện công tác trẻ em tại TƯ (Bộ LĐ-TB&XH) năm 2019 là 36,190 ty đồng. Trong đó, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em 26,993 tỷ đồng; dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội: 9,197 tỷ đồng.
An Huy
Theo phunuvietnam
Bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa rất lớn Sáng nay (31/10) bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão số 5, các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa trong khoảng 24 giờ qua phổ biến 150-300mm.Nhiều khu vực ở Bình Định đã có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 như: An Nhơn,...