Đầu tư xây 6 sân bay đã quy hoạch trong 10 năm tới
Trong 10 năm tới giữ nguyên số lượng 28 sân bay đã quy hoạch và đầu tư xây dựng 6 sân bay trong số này.
Giai đoạn đến năm 2050 bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch và hình thành sân bay thứ hai hỗ trợ Nội Bài.
Hai vị trí được xem xét quy hoạch sân bay Cao Bằng – Ảnh: TUẤN PHÙNG chụp lại
Đó là nội dung đáng chú ý trong tờ trình quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng.
Đây là tờ trình mới nhất đã được Bộ Giao thông vận tải cập nhật, tiếp thu ý kiến của 17 bộ ngành, 59 địa phương và các hội nghề nghiệp, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Trên cơ sở đánh giá tình hình khai thác 22 sân bay và kịch bản tăng trưởng, dự thảo quy hoạch đưa ra mục tiêu:
Video đang HOT
Đến năm 2030 phát triển hệ thống sân bay hợp lý theo hướng đồng bộ, hiện đại với tổng sản lượng hành khách thông qua khoảng 275,9 triệu lượt và 4,1 triệu tấn hàng hóa.
Trong giai đoạn này ưu tiên tập trung đầu tư một số sân bay lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội như Nội Bài, vùng TP.HCM như Tân Sơn Nhất, Long Thành.
Từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 sân bay hiện có, đầu tư 6 sân bay mới đã được quy hoạch là Long Thành, Nà Sản, Lai Châu, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết.
Nếu hoàn thành mục tiêu trên, đến năm 2030 cả nước sẽ có 28 sân bay được khai thác (giữ nguyên số lượng sân bay đã quy hoạch) với tổng công suất thiết kế khoảng 278 triệu hành khách, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới sân bay trong phạm vi 100km gồm 14 sân bay quốc tế và 14 sân bay quốc nội.
Bộ Giao thông vận tải đề xuất trong giai đoạn này vẫn duy trì vị trí quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng tại Tiên Lãng đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2011 để thay thế sân bay Cát Bi giai đoạn sau năm 2030.
Đồng thời nghiên cứu, khảo sát và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng sân bay tại các đảo như Lý Sơn, Phú Quý… quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Với quy hoạch sân bay mới, Bộ Giao thông vận tải đã đánh giá theo bộ tiêu chí gồm 6 tiêu chí chính, 22 tiêu chí cụ thể cho toàn bộ 63 địa phương. Các vị trí sân bay mới cần đạt tối thiểu 40 điểm/100 điểm mới đưa vào quy hoạch.
Qua đó, thời kỳ 2021-2030 vẫn giữ nguyên mạng lưới sân bay được quy hoạch với 28 sân bay như hiện nay. Tầm nhìn đến năm 2050: bổ sung sân bay Cao Bằng để hình thành 29 sân bay trong cả nước gồm 14 sân bay quốc tế và 15 sân bay quốc nội.
Trong giai đoạn đến năm 2050, Bộ Giao thông vận tải đề xuất hình thành sân bay thứ 2 hỗ trợ cho sân bay Nội Bài về phía đông nam thủ đô Hà Nội. Các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến của sân bay này sẽ được nghiên cứu, xác định trong giai đoạn trước năm 2030. Đồng thời hình thành một số sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Bộ Giao thông vận tải tính toán diện tích đất chiếm dụng dự kiến của quy hoạch tổng thể hệ thống sân bay đến năm 2030 khoảng 20.378ha, cần bổ sung khoảng 8.520ha.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống sân bay đến năm 2030 khoảng 400.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 22% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành), được huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về định hướng phát triển sân bay chuyên dùng, Bộ Giao thông vận tải đề xuất các địa phương chủ động quy hoạch vị trí các sân bay chuyên dùng trong quy hoạch tỉnh sau khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt vị trí và địa phương chủ trì huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện…
Điện Biên bàn giao gần 150 ha đất để mở rộng sân bay
Sáng 29/10, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức bàn giao mặt bằng Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên cho Cảng vụ Hàng không miền bắc, Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Điện Biên Phủ bàn giao đất trên thực địa cho Cảng vụ Hàng không miền bắc (Ảnh: Thúy Lan).
Cụ thể, theo Quyết định số 1857/QĐ-UBND, UBND tỉnh Điện Biên sẽ giao 149,75 ha đất thuộc địa bàn ba phường: Thanh Bình, Thanh Trường, Nam Thanh (thành phố Điện Biên Phủ) và xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc để quản lý theo quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không Điện Biên.
Như vậy, chỉ sau 7 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã được nhận mặt bằng để triển khai các bước đầu tư, xây dựng.
Trước đó, dự án mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên mới được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định 470/QĐ-TTg, ngày 27/3/2021, với tổng vốn đầu tư hơn 1.547 tỷ đồng đầu tư xây dựng, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên công suất 0,5 triệu hành khách/năm, bảo đảm khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.
Lực lượng chức năng cho biết, việc mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên, dự án còn đồng thời bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.
Ngay khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã bố trí hơn 1.500 tỷ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng các điểm tái định cư để bố trí cho hơn 1.000 gia đình.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giao đất cho Cảng Hàng không miền bắc đúng cam kết tiến độ.
Phát biểu tại buổi bàn giao đất, bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc cảm ơn sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên, đặc biệt là UBND thành phố Điện Biên Phủ và các gia đình có đất thuộc diện di dời, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đã ủng hộ.
4 cách giữ an toàn khi đi máy bay trong dịch Covid-19 Di chuyển bằng máy bay hiện nay không còn giống như trước khi có dịch Covid-19. Nguy cơ nhiễm bệnh luôn hiện hữu và các biện pháp bảo vệ bản thân là rất cần thiết. Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, mọi người cần lưu ý những điều sau: Ưu tiên đi xe cá nhân đến sân bay Việc phòng chống Covid-19...