Đầu tư vào bất động sản giảm do tác động từ COVID-19, tỷ suất vẫn khả quan
Dịch COVID-19 cũng gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến ngày 20/6/2020 đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm âm 15,1% theo năm.
Các chuyên gia bất động sản của Công ty JLL (Jones Lang LaSalle) nhận định, mặc dù hoạt động đầu tư bất động sản châu Á Thái Bình Dương nửa đầu năm 2020 chịu tác động nặng nề vì COVID-19 khiến khối lượng đầu tư giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tỷ suất đầu tư vẫn khả quan.
“Khẩu vị” của các quỹ đầu tư lớn vẫn ưa chuộng các tài sản văn phòng tại những thị trường cốt lõi, vì vậy, các tòa nhà văn phòng tiếp tục đón nhận được nhiều vốn đầu tư nhất. Ảnh minh họa: BNEWS
Theo ghi nhận của JLL, lượng đầu tư và giá cho thuê giảm ở hầu hết các loại tài sản thương mại trong nửa đầu năm nay. Khối lượng đầu tư nửa đầu năm ở Châu Á Thái Bình Dương giảm 32% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lượng đầu tư quý II giảm 39% và quý I giảm 26%.
Hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc khi nhiều quốc gia vẫn còn đóng cửa thành phố và hạn chế đi lại, tác động lớn đến những kế hoạch triển khai vốn trong ngắn hạn – các chuyên gia nhận định.
Khảo sát của JLL cho thấy, vốn đăng kí đầu tư tại Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) trong quý II giảm mạnh nhất khu vực với lần lượt âm 68% và âm 65% so với cùng kỳ năm trước. Không ngoại lệ, các thị trường khác cũng ghi nhận giảm đáng kể khi Australia âm 58%, Hàn Quốc âm 45%, Nhật Bản âm 20% và Trung Quốc âm 15%.
Dịch COVID-19 cũng gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến ngày 20/6/2020 đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm âm 15,1% theo năm.
Ông Stuart Crow – Giám đốc bộ phận Thị trường vốn khu vực Châu Á Thái Bình Dương của JLL nhận xét, sự sụt giảm đáng kể các giao dịch trong quý II là do thị trường thiếu hụt những tài sản sẵn sàng để bán và sự không chắc chắn về thời gian phục hồi của các nền kinh tế. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn rất cao nên thị trường kỳ vọng dòng vốn đầu tư sẽ tăng trở lại khi các nền kinh tế mở cửa, cùng theo đó là mức giá sẽ được điều chỉnh ở một số thị trường.
“Khẩu vị” của các quỹ đầu tư lớn vẫn ưa chuộng các tài sản văn phòng tại những thị trường cốt lõi, vì vậy, các tòa nhà văn phòng tiếp tục đón nhận được nhiều vốn đầu tư nhất.
Video đang HOT
Khu nhà ở thương mại trong Khu công nghiệp và Đô thị VSIP Bắc Ninh đã hoàn thành, sẵn sàng đón các nhà đầu tư. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Các trung tâm hậu cần và bất động sản thay thế như trường học và trung tâm dữ liệu cũng đang rất thu hút sự chú ý từ nhà đầu tư, thúc đẩy một loạt cuộc gọi vốn và liên doanh mới.
Các giao dịch đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn vẫn tiếp tục trì trệ trong thời gian qua – ông Stuart Crow phân tích.
Với lãi suất giảm ở hầu hết các thị trường lớn, dữ liệu của JLL cho thấy, sự chênh lệch mạnh mẽ giữa lợi suất cơ bản và lợi suất trái phiếu ở hầu hết các lĩnh vực trong khu vực, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư toàn cầu muốn triển khai khoảng 40 tỷ USD sẵn có vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Ghi nhận rõ nét nhất là hoạt động cho thuê bị chững lại. Tại Tp. Hồ Chí Minh, báo cáo JLL ghi nhận các văn phòng hạng A và B bắt đầu cảm thấy áp lực với diện tích hấp thụ ròng lần đầu tiên bị ghi nhận âm sau một thập kỷ. Nhưng phần lớn chủ nhà vẫn khá tự tin trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung, giá thuê vẫn chưa ghi nhận sự điều chỉnh đáng kể nào.
Ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại Tp. Hồ Chí Minh, chính sách “giãn cách xã hội” trong ba tuần đầu tiên của tháng 4 đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời tất cả các trung tâm thương mại. Tỷ lệ trống trung bình tăng lên mức 30% trong quý II.
Các khách thuê diện tích lớn bao gồm: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đang phải tìm cách để duy trì diện tích thuê khi người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách cho nhóm ngành hàng và dịch vụ này.
Nhưng do Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh nên đã giúp thị trường sớm trở lại. Điều này thể hiện ở việc giá thuê vẫn không thay đổi so với quý trước, đạt 79,4 USD/m2/tháng tại khu vực Trung tâm và 38,5 USD/m2/tháng ở khu vực ngoài trung tâm.
Bất động sản công nghiệp và hậu cần được đánh giá là thị trường có khả năng phục hồi tốt nhất trong quý II vừa qua. Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị thế là điểm đến ưa thích trước xu hướng dịch chuyển nhà máy sản suất.
Dù COVID-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, nhưng với chiến lược đầu tư dài hạn, bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư. Việc này góp phần tạo tâm lý lạc quan cho chủ đầu tự trong việc nâng giá đất bất chấp dịch bệnh vẫn đang diễn ra.
Tại khu vực phía Nam, của giá đất trung bình trong đó quý II đạt mức 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn ổn định ở mức 3,5-5,0 USD/m2/tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn 3-5 năm và khách thuê cũng dễ chịu tác động của đại dịch.
Theo ông Roddy Allan – Giám đốc bộ phận Nghiên cứu thị trường, Châu Á Thái Bình Dương của JLL, những bất ổn về tăng trưởng kinh tế và sự khó lường của đại dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn. Cung và cầu vẫn là động lực của hiệu suất cho thuê. Tuy nhiên, các nền kinh tế vẫn tiếp tục bị đóng cửa sẽ có tác động trực tiếp đến nhu cầu.
Bởi vậy, các nhà đầu tư sẽ tiếp cận thị trường trong nửa cuối năm 2020 với những biện pháp khác nhau và dòng vốn sẽ tăng tốc vào đầu năm 2021./.
Đằng sau lợi nhuận 'khủng' của VPBank thời Covid-19
Chuyển hướng tín dụng sang cho vay bất động sản và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cùng với đó là tiết giảm chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng đã giúp lợi nhuận nửa đầu năm 2020 của VPBank tăng tới 52% so với cùng kỳ năm ngoái.
VPBank đạt tăng trưởng lợi nhuận "khủng" bất chấp ảnh hưởng từ dịch Covid-19
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gần đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 với lợi nhuận trước thuế cực kỳ ấn tượng: 3.673 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này cao hơn tới 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 6.584 tỷ đồng, tăng tới 52% so với nửa đầu năm ngoái.
Điều gì giúp VPBank đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận "khủng" này bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19?
Đầu tiên, nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng vẫn tăng trưởng ở mức khá. Cụ thể, thu nhập lãi thuần nửa đầu năm của VPBank vẫn tăng 8,8% lên trên 15.700 tỷ đồng (trong đó thu nhập lãi thuần trong quý II - quý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh giãn cách xã hội - vẫn tăng 3,7%).
Sở dĩ VPBank duy trì được mức tăng trưởng khá như vậy trong bối cảnh nhu cầu vốn tín dụng toàn xã hội yếu đi rõ rệt là bởi ngân hàng này đã chuyển hướng tín dụng: đẩy mạnh cho vay bất động sản và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, dư nợ cho vay của VPBank tăng gần 13.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 5%) thì có tới 7.600 tỷ đồng tăng thêm là dư nợ cho vay bất động sản, qua đó nâng tỷ trọng cho vay bất động sản trong tổng dư nợ cho vay từ mức 9,48% hồi đầu năm lên mức 11,84%.
Trong khi đó, khoản mục "chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành" (thông thường đa phần là trái phiếu doanh nghiệp) của VPBank đã tăng rất mạnh trong 6 tháng đầu năm, từ hơn 14.200 tỷ đồng lên hơn 27.800 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 13.600 tỷ đồng, tức tăng 96%.
Việc chuyển hướng sang cho vay bất động sản và mua trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã được Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh tiết lộ trong đại hội đồng cổ đông diễn ra cuối tháng 5 vừa qua.
Ông Vinh cho rằng mặc dù có nhiều cảnh báo về rủi ro khi cho vay bất động sản nhưng trên thực tế, bất động sản là ngành có khả năng thu hồi vốn cao nhất trong và sau các cuộc khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, việc chuyển hướng sang mua trái phiếu doanh nghiệp là bước đi tạm thời giúp VPBank cân đối nguồn thu tài chính trong bối cảnh tín dụng đầu ra "èo uột".
Song song với việc chuyển hướng trong hoạt động tín dụng, yếu tố nâng đỡ lợi nhuận cho VPBank trong 6 tháng đầu năm nay còn có thu nhập đột biến từ hai mảng mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư, lần lượt tăng gấp hơn 4 lần và hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 235 tỷ đồng và trên 610 tỷ đồng.
Tiết giảm chi phí hoạt động, cùng với đó là cơ cấu nợ theo Thông tư 01 - qua đó giảm áp lực trích lập dự phòng, cũng là cách giúp VPBank đạt được tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng trong thời gian qua.
Cụ thể, chốt kỳ 6 tháng, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt gần 18.900 tỷ đồng, tăng 12% so với nửa đầu năm ngoái. Nhờ tiết giảm chi phí hoạt động nên lợi nhuận thuần sau khi trừ chi phí này đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng 20%.
Chi phí trích lập dự phòng cũng được khống chế ở mức ngang bằng cùng kỳ năm ngoái dù dư nợ cho vay tăng 5%, là yếu tố giúp lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay của VPBank tăng tới 52% dù lợi nhuận thuần "chỉ" tăng 20%.
Xét riêng quý II/2020, trong bối cảnh nguồn thu tăng rất chậm, VPBank đã cắt giảm mạnh chi phí hoạt động (giảm 16%) và chi phí trích lập dự phòng (giảm 17%).
Bất động sản Long An trước cơ hội dòng vốn lớn đổ vào khu công nghiệp Đây là một trong các tỉnh phía Nam đang được nhắc nhiều ở thời điểm này vì những lợi thế nổi bật về làn sóng BĐS công nghiệp. Vậy, thị trường nơi đây đang có gì dưới góc nhìn của nhà đầu tư (NĐT)? Đầu năm 2020 thu hút gần 220 triệu đô từ các khu công nghiệp Thông tin từ Ban Quản...