Đầu tư Trung Quốc vào Mỹ ‘khó thở’ vì quy định mới
Việc Mỹ gia tăng kiểm soát đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc sẽ khiến doanh nghiệp cả hai nước phải vật lộn.
Đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ còn trong lĩnh vực thương mại. Ảnh: Invest Acad
Bộ Tài chính Mỹ mới đây cho biết chính phủ nước này từ tháng 11 tới sẽ thắt chặt quy định đối với đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp nhạy cảm như công nghệ, viễn thông cũng như bắt đầu thực thi luật hạn chế đầu tư Trung Quốc vào 27 lĩnh vực nhạy cảm.
Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) sẽ xem xét việc sáp nhập và mua cổ phiếu nhằm đảm bảo những thương vụ này không gây tổn hại đến an ninh quốc gia.
Phần lớn công việc sẽ tập trung vào doanh nghiệp Trung Quốc, những doanh nghiệp có mỗi liên hệ với chính phủ, cố gắng mua các nhà sản xuất chất bán dẫn cao cấp và công ty công nghệ của Mỹ, Reuters đưa tin.
27 lĩnh vực nhạy cảm bao gồm viễn thông, chất bán dẫn, sản xuất máy bay, sản xuất nhôm, thiết bị lưu trữ máy tính, tên lửa dẫn đường và các thiết bị quân sự khác.
Trong trường hợp vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cho phép tiếp cận với những thông tin không công khai hoặc có đủ sức mạnh đề cử thành viên hội đồng quản trị hay đưa ra những quyết định quan trọng khác, việc đầu tư phải được báo cáo với Ủy ban.
Dự kiến chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào ngày 10/11 tới và kéo dài trong vòng 1 năm.
Giữa tháng 6, CFIUS đã được yêu cầu thiết lập danh sách các quốc gia có những doanh nghiệp thuộc diện “đặc biệt chú ý”, bao gồm cả Trung Quốc, Bloomberg đưa tin.
Bắc Kinh lâu nay đã tỏ ra quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp hạt nhân, sản xuất bán dẫn và công nghệ của Washington. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng không che đậy tham vọng trở thành quốc gia đứng đầu về công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo dựa vào nghiên cứu trong nước và thâu tóm công ty nước ngoài.
Cựu cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Rod Hunter cho rằng động thái giám sát chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực công nghệ hiện đại sẽ tác động đến Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với các biện pháp thuế quan đánh vào hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, AP dẫn lời.
Video đang HOT
Tuy vậy, động thái thắt chặt của Mỹ sẽ khiến cách doanh nghiệp nước này khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư từ Bắc Kinh cũng như không thể dễ dàng chia sẻ công nghệ với đối tác, khách hàng từ Trung Quốc.
Giữa tháng 3 vừa qua, thương vụ lớn nhất ngành công nghệ có trị giá 117 tỷ USD giữa hãng sản xuất chip bán dẫn của Mỹ Broadcom và đối thủ Qualcomm bị chặn đứng theo quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do liên quan đến an ninh quốc gia.
Qualcomm trong thời gian qua đã nổi lên là một trong những đối thủ mạnh nhất của Tập đoàn công nghệ Huawei đến từ Trung Quốc và theo Reuters, Washington lo sợ việc Qualcomm về tay Broadcom sẽ rộng đường cho Trung Quốc vượt lên Mỹ trong lĩnh vực liên lạc di động.
Hồi tháng 4, chính quyền ông Trump đã khiến không ít người bị bất ngờ khi thẳng tay cấm các công ty tại Mỹ bán linh kiện hoặc cung cấp dịch vụ cho ZTE tới năm 2025 do công ty này bị cho là vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm tới Iran và Triều Tiên. ZTE sau đó đã phải dừng tất cả các hoạt động của mình và đối mặt với việc sụp đổ kinh doanh.
Động thái này cho thấy sự cứng rắn trong quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng đối với lĩnh vực công nghệ và viễn thông cũng như sử dụng lĩnh vực này để tìm kiếm nhượng bộ thương mại.
Tổng hợp
Theo theleader
Lịch sử nói gì về đối đầu Mỹ - Trung?
Ông Trump tỏ ra quyết liệt với Trung Quốc song Mỹ có thể phải nghiên cứu kỹ lịch sử đối đầu của Trung Quốc với các nước để có cách đối phó thích hợp.
Ngày 2/10, người phát ngôn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, một tàu Trung Quốc đã tiến đến quá gần tàu chiến Mỹ USS Decatur trên Biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra nhưng một sự việc tương tự có thể dễ dàng gây ra một tai nạn hàng hải thảm khốc và đẩy căng thẳng vốn đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc lên một mức độ mới nghiêm trọng chưa từng có. Và nếu chuyện đó xảy ra, Mỹ cần phải có một kế hoạch rõ ràng và sẵn sàng để đáp trả.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
"Va chạm" quan điểm quyết liệt
Tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành các chuyến đi thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc gần đây có những động thái hung hăng nhằm "bảo vệ" các đảo và đá mà nước này tuyên bố chủ quyền trái phép. Mỹ và các đồng minh của Washington không công nhận việc Trung Quốc kiểm soát một phần Biển Đông, thay vào đó cho rằng, đây là vùng biển quốc tế, từ đó kêu gọi tăng cường thực thi quyền tự do hàng hải ở khu vực này.
Nhưng Bắc Kinh lại có quan điểm khác.
Bắc Kinh coi những đảo và đá mà nước này bồi đắp và tuyên bố chủ quyền phi pháp là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Và điều này, với Bắc Kinh, có nghĩa rằng, vùng biển quanh các thực thể đó cũng thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Chính vì thế, việc các tàu Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể đó, thậm chí chỉ tiến lại gần, cũng bị Trung Quốc tố là vi phạm chủ quyền của nước này rồi hùng hổ xua tàu ra cảnh báo, ngăn chặn, thậm chí có các hành động đối đầu không khoan nhượng.
Quan điểm trái ngược đó đã tạo ra một bầu không khí căng thẳng, mà lần này, căng thẳng đó đã bộc phát, kết quả là tàu khu trục USS Decatur và tàu khu trục lớp Luyang của Trung Quốc suýt va chạm nghiêm trọng.
Các học giả Mỹ cho rằng, còn rất nhiều điều phải bàn về một chiến lược chung thích hợp để đối phó với Trung Quốc, nhưng có một điều đã rõ: Đó là Mỹ phải có một kế hoạch về việc làm thế nào để đáp trả một vụ tai nạn (nếu có) xuất phát từ những căng thẳng ấy.
Nếu nhìn vào lịch sử các vụ "tai nạn" dẫn tới xung đột với Trung Quốc, Mỹ rõ ràng không nên xem nhẹ điều này.
Phát súng năm 1784 và "Bách niên quốc sỉ"
Năm 1784, tàu Lady Hughes của Anh đã bắn một phát súng chào từ biệt tàu Đan Mạch rời khỏi cảng Quảng Châu nhưng phát súng đó đã bắn trúng một tàu nhỏ của Trung Quốc, làm 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương.
Thời điểm đó, luật pháp Trung Quốc quy định rằng người chịu trách nhiệm, trong trường hợp này là pháo thủ người Anh, phải chịu xét xử. Ban đầu Anh không chịu giao nộp pháo thủ bắn phát súng chào chết người đó. Anh chỉ giao người đàn ông đó cho giới chức Trung Quốc sau khi một quan chức cấp cao trên tàu Anh bị bắt cóc và giữ làm con tin để đổi lấy sự thỏa hiệp của nước ngoài.
Vụ việc chưa dừng lại ở đó bởi vụ bắt cóc khiến các nước lo lắng và bắt đầu kêu gọi vũ trang thêm cho tàu thuyền lẫn thủy thủ của họ. Tất nhiên, bước đi đó lại khiến Trung Quốc thêm lo lắng và quyết định cắt đứt liên lạc giữa người nước ngoài trên đất liền với tàu của họ ở ngoài khơi. Vụ việc cứ thế diễn biến leo thang khiến thương mại bị đình chệ cho tới khi tay súng người Anh bị giao cho phía Trung Quốc.
Như một "con tốt thí", pháo thủ người Anh đã bị xử tử. Nhưng điều tồi tệ là kết quả đó chỉ được phía Trung Quốc thông báo cho Anh và các nước khác khi "sự đã rồi". Hậu quả là người Anh mất niềm tin vào hệ thống pháp luật của Trung Quốc, kéo theo những lời chỉ trích không hồi kết về đất nước này.
Và cuối cùng, cách tiếp cận đó đã dẫn tới Chiến tranh Nha phiến (Opium War - Cuộc chiến thuốc phiện) trong thế kỷ 19. Kết quả của cuộc chiến ấy là một sự thất bại cay đắng đối với Trung Quốc khi nước này vừa phải ký vào những hiệp ước bất công, vừa phải chấp nhận một nguyên tắc rằng người nước ngoài phạm tội ở Trung Quốc sẽ không phải chịu xét xử theo luật pháp của Trung Quốc.
Bàn đạp của Bắc Kinh
Chính giai đoạn mà Trung Quốc tự đánh giá là "nhục nhã" đó đã trở thành một "điệp khúc" hiệu triệu tinh thần dân tộc của Trung Quốc và ngày nay, Bắc Kinh sử dụng như một "bàn đạp" để kêu gọi sự ủng hộ của người dân đối với chủ nghĩa bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế.
"Bí kíp" giúp Trung Quốc tập hợp được sức mạnh quyền lực chính là lời kêu gọi Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa. Và hòn đá tảng của chính sách đó là việc phải vươn lên sau cái gọi là "Bách niên quốc sỉ" để khôi phục vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Một phần cũng hàm ý rằng, Bắc Kinh chối bỏ tất cả những điều kiện bất công mà nước ngoài áp đặt trên lãnh thổ, hay cái gọi là "vùng lãnh thổ" mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Bằng các tuyên bố chủ quyền các thực thể [thực chất đều phi pháp - ND] ở Biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã khiến dư luận trong nước tin rằng, họ không thể nhượng bộ dù chỉ một tấc đất cho nước ngoài, như cái cách mà nhà nước phong kiến đã cúi đầu trước người Anh.
Trung Quốc tự nhận thức ngày hôm nay đã rất khác so với Trung Quốc của thế kỷ 18, 19. Thậm chí Trung Quốc giờ đây cũng đã không còn là Trung Quốc của năm 2001, khi một máy bay do thám của Mỹ va chạm trên không với một máy bay của Trung Quốc.
Một nước Mỹ không biết lùi bước
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump cũng không còn là nước Mỹ thời Barak Obama hay George W. Bush nữa. Vị thế của Mỹ đang thực sự bị đe dọa.
Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang hừng hực khí thế phát động một "cuộc chiến" toàn diện để ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa vị trí số Một của Washington, không có gì đảm bảo rằng một vụ va chạm tương tự như năm 2001 lại có thể được hóa giải êm xuôi.
Phó Tổng tống Mike Pence ngày 4/10 cũng đã khẳng định, Trung Quốc sẽ không thể đe dọa được Mỹ trên Biển Đông.
Mỹ được cho là có kế hoạch cử thêm tàu, máy bay chiến đấu và binh sỹ đến cả Biển Đông lẫn eo biển Đài Loan vào tháng sau để tham gia vào hàng loạt cuộc tập trận như một cách gửi thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh.
Theo CNN, Hạm đội Thái Bình Dương đã đề xuất hàng loạt cuộc tập trận trong tháng 11 mà ở đó, các máy bay, tàu chiến của Mỹ sẽ chứng minh cho Trung Quốc thấy khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống đối đầu ở Biển Đông. Một số nguồn tin cho rằng đây chỉ là ý tưởng, số khác khẳng định đó là một kế hoạch đã có thời gian triển khai cụ thể.
Thông tin này cũng cho thấy, Mỹ không ngại tiếp tục leo thang đối đầu toàn diện với Trung Quốc sau nhiều tuần liên tiếp tranh cãi và công kích lẫn nhau trên các "mặt trận", từ thương mại, các lệnh trừng phạt, vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) đến việc máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông và cuộc đối đầu giữa tàu khu trục của 2 nước cuối tuần qua./.
Theo Diệu Hương/VOV.VN
Doanh nghiệp Trung Quốc lao đao vì cuộc chiến thương mại với Mỹ Tác động của cuộc chiến thương mại với rào cản thuế quan do chính quyền Mỹ áp đặt được dự đoán sẽ đe dọa sự tồn tại của hàng chục nghìn doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc trong thời gian tới. Các công nhân làm việc trong một xưởng sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Reuters) Từ nhiều tháng nay, căng thẳng trong...