Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Cảnh giác “bẫy” lãi suất
Sự gia tăng đáng kể của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong bối cảnh tín dụng vào những lĩnh vực không ưu tiên được siết chặt, đã dấy lên lo ngại về tính an toàn của kênh đầu tư vốn được xem là hấp dẫn về lợi nhuận này.
Khoảng 237.000 tỷ đồng, cao hơn 5,8% so với tổng lượng phát hành trong cả năm 2018, là con số được thống kê bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) về thị trường TPDN trong năm 2019. Kỳ hạn và lãi suất bình quân toàn thị trường lần lượt là 3,71 năm và 8,7%/năm. Trong đó, nhóm có kỳ hạn dài nhất là nhóm phát triển hạ tầng (5,14 năm); nhóm bất động sản (BĐS) có lãi suất bình quân 10,24%/năm, cao hơn hẳn các nhóm ngân hàng, định chế tài chính, phát triển hạ tầng.
Nhiều DN BĐS huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
Theo đánh giá của giới chuyên môn, sự “bùng nổ” của thị trường TPDN trong năm 2019 có đóng góp lớn của các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực hạ tầng, BĐS. Chính sách “siết” tín dụng vào các lĩnh vực không khuyến khích khiến nhiều DN BĐS chuyển hướng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Báo cáo của SSI cho thấy, các DN BĐS phát hành 6.952 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 11, và tổng cộng 71.312 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2019, chiếm 34,5% tổng lượng phát hành toàn thị trường.
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính ( Bộ Tài chính), 10 tháng đầu năm 2019, thị trường TPDN tiếp tục tăng trưởng, quy mô thị trường tăng 28% so với cuối năm 2018, đạt tương đương 10,47% GDP dự kiến năm 2019.
Như vậy, bước đầu có sự dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu, hướng tới phát triển cân bằng hơn giữa kênh thị trường vốn và kênh tín dụng ngân hàng, nhằm giảm áp lực huy động cho kênh tín dụng ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ – ông Dương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, dù phát triển nhanh nhưng quy mô của thị trường còn nhỏ. Các DN vẫn chủ yếu phát hành theo phương thức riêng lẻ, một số DN phát hành và nhà đầu tư khi tham gia huy động vốn trên thị trường còn thiếu chuyên nghiệp; DN phát hành chưa chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về công bố thông tin và quy trình phát hành. Theo đó, rủi ro nhà đầu tư TPDN có thể gặp phải là: DN không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu, không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; DN không thực hiện cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn…
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Hoàng Dương cho rằng, các chủ thể tham gia thị trường TPDN cần chuyên nghiệp hơn, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, kể cả với DN phát hành và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, do khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động, nên các nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi quyết định đầu tư vào TPDN. Đặc biệt, trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức, còn nhà đầu tư cá nhân nếu mua trái phiếu thì phải am hiểu về tài chính, có khả năng phân tích rủi ro và dám chấp nhận rủi ro khi đầu tư.
Ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính):
Video đang HOT
Bộ Tài chính đang rà soát, đánh giá cơ chế, chính sách liên quan đến phát hành, giao dịch, cung cấp dịch vụ về TPDN để có kiến nghị điều chỉnh, nhằm tăng cường quản lý giám sát, đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả.
Duy Minh
Theo congthuong.vn
Mục tiêu phía sau của đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Việc thị trường trái phiếu vẫn phát triển mạnh bất chấp nhiều cảnh báo rủi ro được đưa ra đã khiến nhiều người cho rằng đây là thị trường dành cho các "nhà đầu tư mạo hiểm". Tuy nhiên, chưa chắc đã là mạo hiểm khi đằng sau câu chuyện đầu tư trái phiếu là những mục tiêu khác.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Gần đây, dư luận xôn xao với thông tin quỹ đầu tư nước ngoài Saigon Asia Credit Limited đã mua toàn bộ 1.402 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) kỳ hạn 5 năm, lãi suất 20%/năm do CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng phát hành.
Sẽ không có gì đáng nói khi Hồng Hoàng là một DN có danh tiếng, tuy nhiên vốn điều lệ của công ty chỉ có 5 tỷ đồng nhưng lại đang phát hành lượng trái phiếu có lãi suất cao nhất trên thị trường tính đến hiện tại. Đặc biệt, lãi và vốn của TPDN này sẽ được thanh toán một lần vào lúc đáo hạn.
Liên tiếp cảnh báo
Từ năm 2017 trở lại đây, thị trường TPDN có sự phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu huy động vốn của DN. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại, 9 tháng đầu năm 2019, khối lượng phát hành TPDN tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.
Nhiều tổ chức và cá nhân đang chuyển hướng đầu tư mạnh vào TPDN. TPDN đang trở nên hấp dẫn hơn so với tiền gửi tiết kiệm bởi lãi suất cao. Tuy nhiên, trước mức lãi suất cao kỷ lục 20% của công ty Hồng Hoàng, Bộ Tài chính đã phát đi cảnh báo rủi ro nhà đầu tư TPDN.
Theo Bộ Tài chính, với đặc thù TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
Trên thực tế, ngay từ giữa năm 2019, Bộ Tài chính đã lên tiếng cảnh báo về sự tăng trưởng nóng của thị trường trái phiếu, lãi suất huy động tăng cao tiềm ẩn nhiều rủi ro với nhà đầu tư.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo rủi ro và yêu cầu các ngân hàng thương mại siết hoạt động đầu tư TPDN, nhất là trái phiếu của các DN bất động sản.
Thậm chí, câu chuyện phát hành TPDN lãi suất cao, tiềm ẩn những rủi ro khó lường cho nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ là một chủ đề được quan tâm tại diễn đàn Quốc hội.
Tuy nhiên, theo một thống kê mới đây của HNX, thị trường TPDN trong tháng 10 tiếp tục nhộn nhịp, thậm chí nhiều DN niêm yết còn phát hành với mức lãi suất cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Có thể lấy ví dụ CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) đã chấp nhận trả mức lãi suất 13%/năm để huy động 10 tỷ đồng, 100% lượng phát hành đã được bán hết cho nhà đầu tư cá nhân.
Đặc biệt, HNX cho biết dòng tiền tập trung chủ yếu tại các loại trái phiếu ở trạng thái "3 không": không tài sản đảm bảo, không định mức tín nhiệm, không có đơn vị bảo lãnh phát hành...
Theo một chuyên gia tài chính, việc các nhà đầu tư cá nhân "đổ tiền" đầu tư trái phiếu có thể do hiểu biết hạn chế về bản chất của TPDN, khả năng tài chính có hạn, ham lãi suất cao. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tổ chức với khả năng phân tích, đánh giá rủi ro chuyên nghiệp thì mục đích không chỉ là lãi suất.
Thông qua việc mua TPDN, các nhà đầu tư tổ chức có thể thực hiện được nhiều mục đích khác.
Nhà đầu tư thích mạo hiểm?
Quay trở lại câu chuyện phát hành trái phiếu với mức lãi suất lên tới 20% của một DN "bé hạt tiêu", lãnh đạo một công ty chứng khoán cho biết DN huy động vốn bằng trái phiếu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng là hết sức bình thường.
Tuy vậy, việc DN phát hành trái phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với lãi suất cao nhưng không chứng minh được hiệu quả số vốn huy động được lại là điều bất thường.
Theo đó, công ty Hồng Hoàng phát hành hơn 14 triệu TPDN với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu có kỳ hạn 5 năm và Saigon Asia Credit Limited đã "ôm" trọn lô trái phiếu này. Trong khi đó, tài sản đảm bảo của lô trái phiếu là gần 61 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á châu (ACB).
Tại thời điểm đó, thị giá cổ phiếu ACB đang ở mức 24.400 đồng/ cp, do đó giá trị tài sản đảm bảo ước khoảng gần 1.500 tỷ đồng, chỉ cao hơn một chút so với giá trị khoản TPDN. Tạm tính sau 5 năm, đến ngày đáo hạn, công ty Hồng Hoàng phải chi trả cho Saigon Asia Credit Limited tổng số tiền là khoảng 2.804 tỷ đồng.
Điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu ACB sẽ phải tăng gấp đôi trong khoảng thời gian này thì Hồng Hoàng mới có đủ tiền thanh toán cho trái chủ.
Thực tế, tài sản đảm bảo của Hồng Hoàng là loại tài sản biến động giá trị từng ngày, Saigon Asia Credit Limited có thể mất một phần gốc nếu cổ phiếu ACB giảm sâu. Vậy, lý do gì mà nhà đầu tư này vẫn sẵn sàng chi tiền?
Lý giải nguyên nhân của quyết định đầu tư này, ngoài việc đánh giá cổ phiếu ACB chắc chắn sẽ tăng mạnh, theo một nhà quan sát tài chính lâu năm, đây là một cách thức gián tiếp để sở hữu có kỳ hạn cổ phiếu của ACB khi room ngoại đã đầy.
Cũng không ngoại trừ khả năng đơn vị phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu chỉ là một. Nếu thật vậy, lãi suất trở thành lợi nhuận của bên mua lẫn bên bán trái phiếu. Vì bên mua là tổ chức nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam nên họ có thể chuyển lợi nhuận về nước, đồng nghĩa bên bán trái phiếu đã chuyển được một số tiền ra nước ngoài.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Kinh Bắc sắp phát hành tiếp 200 tỷ đồng trái phiếu HĐQT Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp. Trái phiếu có kỳ hạn 18 tháng và dự kiến phát hành vào ngày 6/12. Kỳ tính lãi 6 tháng/lần. Lãi suất trái phiếu...