Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII): Lợi nhuận quý III/2020 giảm 83%, 9 tháng dòng tiền âm kỷ lục 1.484,8 tỷ đồng
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (Mã chứng khoán: CII – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.821,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ 81,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 310% và giảm tới 83% so với cùng kỳ. Điểm đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 31% về chỉ còn là 18,5%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 2.948,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 460,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 100,4% và giảm tới 38,4%. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 30,5% về chỉ còn 26,6%.
Được biết, năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 808 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành được 35,3% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ.
Điểm đáng chú ý dòng tiền hoạt động kinh doanh chính trong 9 tháng đầu năm âm kỷ lục 1.484,8 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 523,5 tỷ đồng. Được biết, trong vòng 4 năm trở lại đây, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp âm và dương không đáng kể, trong đó âm lớn nhất là 608,3 tỷ đồng trong năm 2017. Như vậy, chỉ mới 9 tháng qua đi mà doanh nghiệp đã âm kỷ lục dòng tiền.
Ngoài ra, dòng tiền đầu tư cũng âm 766,7 tỷ đồng, để bù đắp dòng tiền hoạt động kinh doanh chính thâm hụt vốn và hoạt động đầu tư âm, doanh nghiệp đã phải huy động dòng tiền tài chính dương kỷ lục lên tới 2.157,4 tỷ đồng, đây chủ yếu là vay nợ tăng thêm.
Được biết, kể từ đầu năm tới nay, CII là doanh nghiệp liên tục tìm mọi cách phát hành trái phiếu để vay vốn, trong đó ngoài phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư, còn phát hành quyền mua trái phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Tính tới 30/09/2020, tổng tài sản của CII tăng 4,5% lên 30.570,2 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn và dài hạn lên tới 8.418,8 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng tài sản.
Video đang HOT
Trong kỳ, nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng thêm 16,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.264,4 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng mạnh từ 1,6 lần lên 1,9 lần.
Lịch trả nợ lớn của CII trong các năm tới tính từ 30/09/2020
Được biết, lịch trả nợ của CII sẽ rất lớn trong vòng 1 – 2 năm tới, việc doanh nghiệp đưa ra kế hoạch huy động vốn từ phát hành trái phiếu, trong khi hoạt động kinh doanh âm kỷ lục là dấu hỏi tiền trả lãi cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, một điểm nhà đầu tư khá lo lắng đối với CII đó là việc mặc dù gặp áp lực đáo nợ lớn, dòng tiền kinh doanh thâm hụt nhưng doanh nghiệp một bên huy động vốn trái phiếu, một bên vẫn trả cổ tức tiền cho cổ đông hiện hữu.
Trên thế giới, các tổ chức tài chính lớn khi giải ngân vào doanh nghiệp, đặc biệt cho vay thường có điều khoản đang trong giai đoạn đầu tư, giai đoạn huy động vốn trái phiếu để giảm rủi ro với trái chủ thường hạn chế doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền vì làm suy yếu dòng tiền của doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới khả năng thu hồi lãi vay và dư nợ gốc.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/10, cổ phiếu CII giảm 100 đồng về 16.450 đồng/cổ phiếu.
CII muốn huy động 1.600 tỷ đồng trái phiếu lấy tiền đổ vào đâu?
Chưa huy động xong 1.194,2 tỷ đồng trái phiếu, CII tiếp tục lên kế hoạch huy động 1.600 tỷ đồng trái phiếu.
Phát hành trái phiếu kèm chứng quyền
Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (Mã CII) thông báo tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 diễn ra ngày 14/10/2020.
Đáng chú ý là doanh nghiệp trình cổ đông xin ý kiến phương án phát hành trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng.
Cụ thể doanh nghiệp dự kiến phát hành huy động 1.600 tỷ đồng trái phiếu, tương ứng 1,6 triệu trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, lãi suất dự kiến 11%/năm, trái phiếu dự kiến phát hành trong quý IV/2020 và quý I/2021.
Nguồn: Internet
Doanh nghiệp cho biết tài sản đảm bao có thể là cổ phiếu của CTCP Hạ Tầng Nước Sài Gòn (SII); cổ phiếu của CTCP Đầu Tư Cầu Đường CII (LGC); cổ phiếu của CTCP Xây Dựng Hạ Tầng CII (CEE); cổ phiếu của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB); sử dụng cổ phần và tài sản khác thuộc sở hữu của CII, công ty liên kết, bên thứ ba để bảo đảm cho các nghĩa vụ thanh toán liên quan đến trái phiếu.
Doanh nghiệp dự kiến huy động 1.600 tỷ đồng, trong đó 600 tỷ đồng hợp tác đầu tư Dự án Xây dựng - chuyển giao Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam trong khu Đô thị mới Thủ Thiêm; 500 tỷ đồng hợp tác đầu tư dự án Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; 500 tỷ đồng hợp tác đầu tư Dự án Khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi.
Trước đó, CII dự kiến chào bán trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu để huy động 1.194,2 tỷ đồng, trái phiếu có thời gian 5 năm, lãi suất 11%/năm, trả lãi 6 tháng 1 lần. Trong đó, đáng chú ý trái phiếu này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, không có tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền.
Trái phiếu sẽ được phân phối cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ là 200:1, nhà đầu tư sở hữu 200 cổ phiếu có quyền mua 1 trái phiếu với giá 1 trái phiếu là 1 triệu đồng/trái phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 1/10, thời gian nhận đăng ký mua từ 9/10 đến 2/11.
Mục đích khoản vay là để cơ cấu lại các khoản nợ và đầu tư và các chương trình, dự án của tổ chức phát hành.
Áp lực trả nợ vay cao giai đoạn 2020-2023
Bảng lịch trả nợ vay của CII tính tới 30/06/2020
Theo báo cáo tài chính tính tới 30/06/2020, lịch trả nợ vay của doanh nghiệp tương đối áp lực. Trong vòng 1 năm phải trả 2.590,1 tỷ đồng; trong vòng năm thứ 2 là 2.326,6 tỷ đồng; Trong vòng năm 3 đến năm 5 phải trả 4.106,5 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính liên tục thâm hụt kéo dài khi hoạt động kinh doanh chính tạo ra không đủ nhu cầu đầu tư.
Trong khi đó, xét về dòng tiền, trong nhiều năm trở lại đây nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp rất lớn, trong khi dòng tiền hoạt động kinh doanh chính không đủ, doanh nghiệp phải huy động vốn vay và vốn chủ sở hữu để có thể phục vụ nhu cầu mở rộng kinh doanh.
Cụ thể, trong năm 2018 dòng tiền hoạt động kinh doanh chính chỉ tạo ra được 715,6 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư lên tới 2.551,2 tỷ đồng, doanh nghiệp phải đẩy mạnh vay nợ. Trong năm 2019, dòng tiền hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra 135,2 tỷ đồng, trong khi dòng tiền đầu tư là 1.045,7 tỷ đồng, doanh nghiệp tiếp tục tăng vay nợ bù đắp dòng tiền; trong 6 tháng đầu năm 2020, dòng tiền kinh doanh chính thậm chí âm 903,7 tỷ đồng, trong khi nhu cầu đầu tư vẫn lên tới 432,4 tỷ đồng, doanh nghiệp tiếp tục tăng vay nợ để bù đắp.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.123,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 391,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 9,4% và tăng 46,3% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Tính tới 30/06/2020, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 1.533,4 tỷ đồng lên 15.384,8 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn tăng từ 47,4% lên 50,2%; tỷ lệ nợ vay trên tổng vốn chủ sở hữu tăng từ 159,1% lên mức 179,3%.
CII được giới đầu tư biết đến là doanh nghiệp kinh doanh nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính không đủ để đầu tư, doanh nghiệp liên tục gia tăng nợ vay. Trong đó, năm 2020 là năm doanh nghiệp phải đáo hạn nhiều khoản nợ vay, điều này sẽ gây áp lực khá lơn lên dòng tiền.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10, cổ phiếu CII tăng 650 đồng lên 18.900 đồng/cổ phiếu.
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) dự kiến chốt cổ tức 10% Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (Mã chứng khoán: CII - sàn HOSE) thông báo trả cổ tức đợt 1/2019. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng, ngày đăng ký cuối cùng là 23/10 và thời gian...