Đầu tư đất vùng ven: Choáng với những bác nông dân sở hữu vài chục cuốn sổ đỏ
Quỹ đất nội đô hạn hẹp, nhiều vướng mắc về các pháp lý, khan hiếm các dự án mới…đã khiến làn sóng đầu tư dần từ bỏ khu vực trung tâm và lan tỏa ra vùng ven với tốc độ ngày càng mạnh mẽ.
Dù không phải là diễn biến mới nhưng sau hơn 2 năm dịch bệnh, dòng tiền thông minh đã cho thấy những chuyển biến rõ rệt, khẩu vị nhà đầu tư thay đổi, sự an toàn trở thành yếu tố được đề cao. Các sản phẩm được đầu tư bài bản, pháp lý vững vàng trở thành lựa chọn số một của các nhà đầu tư. Cùng với đó là nhu cầu rất cao về không gian đủ rộng rãi, thoáng đạt để hưởng thụ cuộc sống .
Chính vì thế, đến thời điểm hiện tại, vùng ven đang giữ trọng trách là nguồn cung chủ lực duy trì sự ấm nóng cho thị trường bất động sản. Không khó để nhận thấy thị trường này đang có sự thay đổi lớn về chất. Đất nền nhiều loại hình từ đất nền trong dân, đất ruộng, đất rừng, đất tự phân lô đánh mất vai trò sản phẩm đầu tư chủ lực thay vào đó đất nền trong các dự án khu đô thị, sản phẩm biệt thự liền kề nghỉ dưỡng vùng ven ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Hạ tầng đang được xem là bệ phóng cho các dự án bất động sản ở vùng ven. Ở phía Bắc, các tuyến đường cao tốc mới đã khiến cho thị trường Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Ninh trở thành thỏi nam châm hút dòng vốn đầu tư. Bất động sản tại các tỉnh thành này vẫn tăng giá 20-50%.
Ở phía Nam, các tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh, Long Thành – Dầu Giây và gần đây là sự khởi động của sân bay quốc tế Long Thành, cùng một loạt tuyến đường kết nối đã đưa Long An, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và Bình Thuận trở thành những thị trường làn sóng mua bán bất động sản sôi động, nhất là loại hình đất dự án và đất thổ cư tự do.
Một công thức được ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh của Tập đoàn Hải Phát, rút ra khi đi khảo sát đầu tư bất động sản vùng ven hay vùng lõi được lấy tên là “Chợ-Hàng-Da” – một ngôi chợ nổi tiếng tại Hà Nội.
Theo ông Duy, yếu tố quan trọng nhất và xem xét đầu tiên khi đầu tư là Chợ, tức thị trường bất động sản khu đó, xem tập quán mua bán bất động sản của người địa phương như thế nào, để biết khi đầu tư thì khách hàng tương lai của chúng ta là ai.
Lấy ví dụ ở TP.HCM, quanh khu vực này có những thị trường truyền thống như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… những nơi này người dân đã có tích luỹ lâu đời và có hành vi mua bán rất cụ thể.
Video đang HOT
“Ở Bình Dương, tôi thấy rất nhiều nông dân vẫn làm những ngành nghề đơn giản như cạo mủ cao su hay làm ruộng, nhưng trong nhà có 20 – 30 sổ đỏ, với trị giá tài sản đến nhiều tỷ đồng. Với việc sở hữu tài sản lớn như vậy, nhu cầu về đất dự án của họ chỉ là nhu cầu mua chơi, hoặc mua thử nghiệm, hay mua để dành cho con cháu… Còn nhu cầu mua để ở là hoàn toàn khác”, ông Duy chia sẻ.
Ông Duy cho rằng nhà đầu tư tại những thị trường như thế này phải hiểu được văn hoá tiêu dùng, văn hoá mua bán bất động sản của người bản địa.
Hay như tại thị trường Long An, nhu cầu của dân bản địa về bất động sản chưa cao, vì những vùng như thành phố Tân An quỹ đất còn rộng, người dân không có nhiều.
Tuy nhiên, Long An giống với Hưng Yên (địa phương giáp với Hà Nội) nhu cầu về nhà ở lại lớn vì thời gian di chuyển đến TP.HCM chỉ mất 30 phút. Do đó, với những thị trấn, huyện sát TP.HCM như vậy, chợ bất động sản hình thành dựa trên tệp khách hàng làm việc ở TP.HCM nhưng sống ở Long An, từ đó thu hút thêm những nhà đầu tư tại TP.HCM, quy mô được mở rộng hơn.
“Với yếu tố “Chợ”, người mua và người sử dụng là yếu tố cốt lõi mà một nhà đầu tư bất động sản phải nhìn nhận. Khi đã nhìn nhận rõ tệp khách hàng đó, thì những nhà đầu tư, đầu cơ mới nhìn ra được khách hàng của họ sau khi họ đầu tư là ai”, ông Duy chia sẻ.
Yếu tố thứ hai là “Hàng”, tức sản phẩm của thị trường. Hàng do chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án quyết định.
Chủ đầu tư là đơn vị đầu tiên phải quan sát để xem khả năng hình thành hàng hoá ra sao, mẫu mã, chất lượng sản phẩm như thế nào, uy tín chủ đầu tư cũng như quá trình phân phối, tổ chức bán hàng… Tức, chúng ta phải xem xét cả một chuỗi cung ứng tất cả các yếu tố kể trên, và phải là những đơn vị có tiềm lực mới làm được.
Ông Duy cho rằng, tốc độ đô thị hóa tại các huyện, thị trấn của tỉnh vùng ven sẽ chậm hơn thị trường vùng lõi như TP.HCM, Hà Nội. Vì thế, khi đầu tư cần tính toán độ dài hơi cũng như cơ cấu tài chính hợp lý.
“Tính thanh khoản của bất động sản các tỉnh vùng ven sẽ không bằng vùng lõi nhưng bù lại giá vốn, tăng trưởng địa tô lại rất hấp dẫn”, ông Duy đánh giá.
Yếu tố thứ ba là Da (mang nghĩa là đầu ra). Khi xem xét đầu ra, nhà đầu tư cần nhìn vào khâu tổ chức bán hàng và thời điểm.
Ông Duy cho rằng đây là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào các sản phẩm vùng ven, bởi xu thế nâng cao sản phẩm tại các thị trường nói trên là đang có. Như ở thị trường Long An, không phải ngẫu nhiên, khi những “cá mập ” đi và sử dụng hàng trăm ha đất, rõ ràng nguyên tắc về mặt thanh khoản hàng hóa họ hiểu rất rõ.
“Với yếu tố thời điểm, chu kỳ lớn của Việt Nam còn đang phát triển, đặc biệt là hạ tầng chưa hình thành – một điều tuyệt vời. Bởi giống như Trung Hòa Nhân Chính của Hà Nội, ngày tôi làm bất động sản khoảng 10 năm trước, giá đất ở đấy khoảng 40 – 50 triệu đồng một căn thấp tầng, giờ để sở hữu một bất động sản tại đó phải bỏ ra 300 – 400 triệu đồng, gấp 6 – 8 lần sau khoảng 10 năm”, ông Duy chia sẻ.
Thị trường bất động sản thiếu "vốn dữ liệu"
Đất đai, nhà ở nếu được đăng ký dữ liệu đầy đủ sẽ tạo giá trị chính thức, góp phần vốn hóa thị trường bất động sản (BĐS) và góp phần loại bỏ "vốn chết" trong xã hội.
Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy, Hiệp hội BĐS Thành phố Xơun đã có hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, nhà ở và BĐS Thành phố Xơun đến từng thửa. Việc tích hợp thông tin được cập nhật thường xuyên, khai thác cung cấp thông tin có thu phí. Đến nay, hệ thống này đã vận hành rất hoàn chỉnh và đáp ứng được thông tin về thửa đất, về chủ sử dụng và giá cả một cách cập nhật.
Nhiều bất cập
Tuy nhiên, tại Việt Nam đang có nhiều bất cập đối với hệ thống thông tin đất đai, nhà ở và bất động sản. Thứ nhất, thể chế trong lĩnh vực này chậm được hoàn thiện, đặc biệt là một số quy định thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tính minh bạch, an toàn của các giao dịch.
Thứ hai, mô hình cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chưa phù hợp, còn lúng túng trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp. Thứ ba, quy trình đăng ký thủ công, tồn tại nhiều sai sót, dễ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu từ phía cán bộ đăng ký. Thứ tư, thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong một số trường hợp đã không phản ánh chính xác, từ đó dẫn đến tranh chấp, khiếu nại kéo dài, gây bức xúc trong xã hội.
Thực tế còn cho thấy, Việt Nam chưa có các chỉ số giá đất đai, nhà ở, bất động sản cũng như chỉ số thị trường đất đai, nhà ở, bất động sản được công bố chính thức bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng hay Tổng cục Thống kê.
Năm 2009, Bộ Xây dựng đã đưa vào tính thử các chỉ số liên qua đến giá và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, do nhiều lý do và nguyên nhân, đến nay, các chỉ số của Bộ Xây dựng vẫn chưa được chính thức công bố. Tương tự như vậy, Tổng cục Thống kê cũng đã có sự án về điều tra, tính toán chỉ số giá thị trường bất động sản từ năm 2018. Tuy vậy, đến nay, chỉ số giá bất động sản chính thức của Tổng cục Thống kê cũng vẫn chưa hiện thực.
Chưa có báo cáo nào mang tính thống nhất, tổng thể, cả nước về đất đai, nhà ở và bất động sản; tính cập nhật của thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Báo cáo Qúy thường công bố sau một tháng, báo cáo năm thường công bố vào tháng sau của năm sau.
Các giải pháp
Quốc hội cần ban hành các luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản mới, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Trong đó, nội dung thông tin đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản phải tương thích, phối hợp với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Đưa vào các Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản nội dung tính toán các chỉ số giá đất, giá nhà, giá bất động sản; chỉ số thị trường đất đai, thị trường nhà ở và thị trường bất động sản theo hướng: Cập nhật tự động theo thời gian; Thông tin phải phủ trùm cả nước; Thông tin đất đai, nhà ở, bất động sản phải kết nối thông tin với dữ liệu cá nhân (Căn cước công dân...); Thông tin phải công khai, minh bạch và dự báo được; Sử dụng thông tin có tính phí...
Giao cơ quan quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản công bố chỉ số giá, chỉ số thị trường đất đai, nhà ở, bất động sản hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm. Đưa chỉ số đất đai, nhà ở và bất động sản vào tiêu chí thống kê của hệ thống thống kê quốc gia.
Tăng cường vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp đất đai, nhà ở và bất động sản trong tuyên truyền, vận động các bên hữu quan trong việc thúc đẩy việc tính toán các chỉ số thị trường đất đai, nhà ở, bất động sản.
Về phía Tổng cục Thống kê: Tạo lập phương pháp, số liệu và tính toán, công bố các hệ thống số liệu, chỉ số giá và chỉ số thị trường đất đai, nhà ở và bất động sản một cách chính thức, vận hành đồng bộ và hiệu quả.
6 xu hướng của thị trường bất động sản trong tương lai Nguồn cung mới trong các năm tới sẽ chủ yếu tập trung ở các vùng lân cận ngoại ô của các thành phố lớn và lân cận các đô thị vệ tinh. Thậm chí, một số nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội phát triển dự án bất động sản tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên. Hiệp hội Bất động...