Đầu tư cho tương lai bền vững
Dân số toàn cầu đã vượt qua mốc 8 tỷ người và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập niên tới.
Dân số tăng vừa là động lực phát triển nhưng cũng là nguyên nhân của những thách thức mà thế giới phải đối mặt.
Người dân Ấn Độ trên đường phố ở Kolkata. Ảnh: AFP/TTXVN
Thế giới mất 12 năm để tăng từ 7 tỷ người lên 8 tỷ người, xấp xỉ thời gian tăng từ 6 tỷ người lên 7 tỷ người. Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), dân số toàn cầu sẽ đạt mốc 9 tỷ người sau 14 năm rưỡi nữa, vào năm 2037. Đến năm 2080, dân số thế giới có thể sẽ đạt mức cao nhất, khoảng 10,4 tỷ người, và duy trì ở mức này cho đến năm 2100. Châu Á và châu Phi đóng góp phần lớn cho mức tăng dân số lên 8 tỷ người, và sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng này cho đến khi dân số toàn cầu đạt mốc 9 tỷ người.
Dân số tăng nghĩa là thêm người tham gia vào lực lượng lao động, một điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo Báo cáo Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của LHQ, ở nhiều quốc gia đang phát triển, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 25 – 64 tuổi) đang ngày càng tăng. Việc tỷ lệ “ dân số vàng” (dân số có khả năng lao động chiếm tỷ lệ cao) gia tăng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Quỹ Dân số thế giới (UNFPA) của LHQ nhận định thời kỳ “dân số vàng” là cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển bền vững bởi nguồn lao động dồi dào nếu được tận dụng tối đa trí tuệ và sức lao động sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng nền kinh tế, từ đó giúp các quốc gia thực hiện các mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo thống kê của giới khoa học, trong khoảng 50 năm trở lại đây, dân số toàn cầu đã tăng gấp đôi, trong khi quy mô kinh tế thế giới tăng gần gấp 4 lần còn thương mại toàn cầu đã tăng tới 10 lần. Nhiều quốc gia châu Á đã tận dụng triệt để cơ hội “dân số vàng” để tạo ra những kết quả đáng kể trong phát triển kinh tế, cơ hội này đã đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đối với Trung Quốc, cơ hội này đã mang lại 15% tăng trưởng kinh tế trong hơn 20 năm qua. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 65 triệu người). Ước tính, đến giai đoạn 2034 – 2039, con số này sẽ lên đến đỉnh điểm, với khoảng 72 triệu người, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng dân số cũng có sự cải thiện đáng kể với việc tuổi thọ tăng, tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm. Thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình toàn cầu đạt 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng gần 9 tuổi so với năm 1990. Mặc dù có giảm xuống 71 tuổi trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tuổi thọ trung bình của thế giới dự báo tăng trở lại lên 72,2 tuổi vào năm 2050. Điều này phản ánh những tiến bộ về trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giúp tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đồng thời, đây cũng là động lực để thúc đẩy các nghiên cứu về khoa học công nghệ, những tiến bộ trong lĩnh vực y học để nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cơ hội cũng đi liền với thách thức. Dân số gia tăng đương nhiên gây áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nền tảng phúc lợi xã hội, các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, làm gia tăng bất bình đẳng xã hội cũng như mức độ phân hóa giàu – nghèo. Nhiều chuyên gia cho rằng những thách thức toàn cầu như bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu và xung đột, tranh giành tài nguyên có thể bắt nguồn từ tình trạng quá tải dân số, do quá nhiều cầu nhưng không đủ cung. Đặc biệt, tuổi thọ trung bình gia tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm đang thúc đẩy xu hướng già hóa dân số mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Già hóa dân số tác động tới các thị trường lao động, hệ thống lương hưu của các quốc gia và đòi hỏi nhiều hơn các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres lưu ý khi dân số toàn cầu ngày càng tăng thì già hóa dân số sẽ là một thách thức không nhỏ đối với kinh tế – xã hội và môi trường, cũng như trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân.
Việc thêm nhiều người trên hành tinh tạo thêm những tác động nghiêm trọng tới an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tạo áp lực nặng nề đối với môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, do con người khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Mức độ tàn phá môi trường thiên nhiên với “tốc độ hủy diệt” như vậy cũng gây ra các thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh nguy hiểm đe dọa quy mô dân số. Trong khi đó, biến đổi khí hậu làm Trái Đất nóng lên dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan gây chết người như nắng nóng và bão lũ xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây trên toàn cầu.
Người cao tuổi chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của các nhà khoa học, dân số thế giới đang vượt quá giới hạn bền vững của Trái Đất. Do đó, chung sống hòa bình với thiên nhiên bằng cách canh tác hiệu quả hơn, ngừng mở rộng diện tích nông nghiệp gây hại đến hệ sinh thái và thay đổi khẩu phần ăn thân thiện hơn với môi trường, bên cạnh việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, là các giải pháp đồng bộ cần được thực hiện để đảm bảo đủ lương thực hài hòa với mục tiêu phát triển bền vững. Về vấn đề già hóa dân số, ngoài việc khuyến khích sinh đẻ, giới chuyên gia kêu gọi các nước thực hiện những giải pháp phù hợp để những người cao tuổi không bị coi là gánh nặng khi có thể đóng góp cho xã hội nhờ kinh nghiệm và sự trải nghiệm của họ.
Con người là chủ thể của vấn đề dân số, đồng thời cũng là giải pháp để phát huy động lực và vượt qua thách thức. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển bền vững tác động đến nhiều khía cạnh, nhưng nếu các nước có chính sách phát triển dân số hợp lý, biết cách khai thác và tận dụng tối đa nguồn nhân lực giữa các thế hệ, đồng thời đưa ra độ tuổi nghỉ hưu linh hoạt để phù hợp với nhiều tình huống và cá nhân thì có thể biến những thách thức thành cơ hội. Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem nhận định: “Con người chính là giải pháp, không phải là vấn đề.
Kinh nghiệm trước đây cho thấy đầu tư vào con người, vào quyền và sự lựa chọn của con người, là con đường dẫn đến xã hội hòa bình, thịnh vượng và bền vững”.
Dân số thế giới đạt 8 tỷ người: Cột mốc của động lực mới, thách thức mới
Ngày 15/11/2022 đã trở thành cột mốc mới trong hành trình phát triển của xã hội loài người khi dân số thế giới chính thức đạt 8 tỷ người.
Các bà mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Dấu mốc 8 tỷ người đạt được 12 năm sau khi dân số toàn cầu chạm ngưỡng 7 tỷ, đã tạo thêm động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, đồng thời cũng mang tới không ít thách thức trên hành trình hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định rằng bằng cách bảo vệ các quyền lợi và lựa chọn của tất cả mọi người, với cột mốc dân số 8 tỷ người, loài người đang nắm giữ chìa khóa giải phóng những tiềm năng không giới hạn của mỗi một cá nhân trên toàn thế giới để cùng giải quyết các thách thức và những vấn đề toàn cầu đang cản trở nhân loại. Cùng tập hợp, thế giới 8 tỷ người là thế giới với những khả năng và sức mạnh vô hạn để hành động, phát triển và thay đổi.
Theo Quỹ Dân số thế giới (UNFPA) của LHQ, dân số 8 tỷ là nguồn lực to lớn để cùng thực hiện những mục tiêu đã đề ra về phát triển con người, bởi đây là nguồn lao động dồi dào và quý báu. Quy mô dân số lớn đồng nghĩa với quy mô nguồn nhân lực lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động xã hội, tạo ra lực lượng lao động đông đảo, đủ mạnh để thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, để mỗi quốc gia thực hiện các mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đặc biệt, thời kỳ "dân số vàng" (dân số có khả năng lao động chiếm tỷ lệ cao) là cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển bền vững, bởi nguồn lao động dồi dào sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng dân số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia châu Á đã biết tận dụng triệt cơ hội "dân số vàng" để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, cơ hội này đã đóng góp khoảng 1/3 vào tăng trưởng như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Riêng Trung Quốc, cơ hội này đã mang lại 15% tăng trưởng kinh tế trong hơn 20 năm qua. Việt Nam cũng đang trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" với gần 70% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 65 triệu người). Theo ước tính, đến giai đoạn 2034-2039, con số này sẽ lên đến cực đại, với khoảng 72 triệu người, và đây là dư lợi lớn của dân số vàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Cột mốc 8 tỷ người cũng là thước đo phản ánh sự phát triển của xã hội loài người. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định dân số thế giới cán mốc 8 tỷ chính là minh chứng rõ nét nhất cho những đột phá về khoa học công nghệ, cải tiến về dinh dưỡng, y tế cộng đồng và vệ sinh môi trường. Bước tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của y học làm gia tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh..., trong khi mức sống cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn giúp nhiều quốc gia duy trì được quy mô dân số hợp lý.
Như thông điệp của Giám đốc điều hành UNFPA Natalia Kanem, cột mốc 8 tỷ người là một câu chuyện thành công, khi tỷ lệ người được giáo dục và sống lành mạnh nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong lịch sử và thế giới đã đạt những bước tiến lớn trong nỗ lực giảm nghèo và những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Bé gái người Philippines chào đời lúc 1h29' theo giờ địa phương tại Bệnh viện Tưởng niệm Bác sĩ Jose Fabella, Bệnh viện Phụ sản quốc gia ở thủ đô Manila trở thành công dân thứ 8 tỷ của thế giới. Ảnh: Manila Bulletin/TTXVN
Tuy nhiên, đi kèm với tăng dân số là không ít thách thức. Trên bình diện quốc tế, dân số 8 tỷ người tạo áp lực đáng kể đối với môi trường, hệ sinh thái, dẫn tới nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tác động tới an ninh lương thực, an ninh nguồn nước... Trên thực tế, thế giới năm 2022 đang đối mặt với những tác động của đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường..., đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và tạo ra những cuộc khủng hoảng mới về lương thực, năng lượng, tài chính... Những cuộc khủng hoảng này rất có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do gánh nặng dân số.
Đối với mỗi quốc gia, dân số tăng sẽ tạo áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, các phúc lợi và dịch vụ xã hội thiết yếu như y tế, giáo dục, tạo việc làm, chưa kể ngày càng có nhiều quốc gia phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu - nghèo gia tăng. Theo báo cáo về Triển vọng dân số thế giới năm 2022 của LHQ, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023, trước 4 năm so với ước tính đưa ra năm 2019.
Dự kiến tới năm 2050, hơn một nửa mức gia tăng dân số toàn cầu sẽ tập trung ở 8 quốc gia và Ấn Độ nằm trong số đó (cùng với CHDC Congo, Ai Cập, Ethiopia, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania). LHQ dự báo Ấn Độ sẽ có 1,668 tỷ dân vào năm 2050, vượt xa con số 1,317 tỷ dân của Trung Quốc vào giữa thế kỷ này. Đây là thách thức lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, tác động tới việc bảo đảm chất lượng cuộc sống.
LHQ khẳng định dân sô là chìa khóa đê phát triên bên vững. Bởi vậy, với cột mốc dân số 8 tỷ, có thể nói loài người đang nắm giữ "chìa khóa vàng" để thúc đẩy thế giới hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Điều quan trọng nhất là tập trung đầu tư vào con người để có thể vượt qua thách thức, khai thác và phát huy tiềm năng, sức mạnh của 8 tỷ người.
Hàn Quốc cân nhắc nâng trần độ tuổi đối với nhóm dân số trẻ lên 45 Trong bối cảnh Hàn Quốc chứng kiến tốc độ già hóa dân số nhanh, các địa phương đang thực hiện một loạt chính sách nhằm tăng giới hạn độ tuổi dân số trẻ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, những người ở độ tuổi 40 - 50 là nhóm người có năng suất lao động cao nhất. Ảnh: Korea Bizwire Theo tờ Korea Bizwire,...