Đầu tư bất động sản quốc tế, nhà đầu tư phải biết những điều này
Theo giới sành tin, Anpha Holdings chuẩn bị tung ra một lúc 3 siêu dự án của Singapore, trong đó có tòa nhà cao nhất Singapore phá kỷ lục sau 20 năm nằm giữ của một tòa nhà cũ, trong tháng 9/2016.
Xu thế “nhập khẩu” bất động sản
Trong tác phẩm để đời “Sunday Emails from a CEO”, Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản hàng đầu Châu Á trụ sở tại Singapore có nhắc đến những thương vụ đầu tư tòa cao ốc chọc trời tại Hong Kong ngay giữa khủng hoảng tài chính 1997 như một quyết định “mạo hiểm” bị hàng loạt cổ đông chỉ trích. Vậy mà quyết định có phần “thiếu suy nghĩ” ấy đã đem lại khoản lợi nhuận kếch xù sau khi khủng hoảng kết thúc và đã biến vị CEO này thành người hùng “vĩ đại”.
Đó là câu chuyện của “người khổng lồ”, vậy những “nhà đầu tư tí hon” Singapore thì sao? Họ không hề “tí hon” mà là nhà đầu tư đa quốc gia “đại tài” khi đầu tư các dự án của Anh, Mỹ, Úc, Malaysia… mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ giúp họ sống sung túc hơn tại xứ sở của mình. Ngoài dòng tiền cho thuê, nhà đầu tư Singapore rất khôn ngoan khi chọn lựa bất động sản ở những nơi có độ an toàn cao về giá trị tài sản để giữ nguồn tiền. Có lẽ, người Singapore “nhập khẩu” nhiều bất động sản quốc tế nhất Đông Nam Á.
Xu thế này trở thành kênh trú ẩn dòng tiền thông minh, an toàn mà vẫn sinh lợi nhuận khi thị trường trong nước bắt đầu dấu hiện chậm tăng trưởng hay bất động sản tại quốc gia khác đang ở đáy khủng hoảng.
Việt Nam hội nhập, cơ hội “chưa bao giờ có”
Nhìn cách người ta kiếm tiền, cất tiền khiến chúng ta ngưỡng mộ. Câu chuyện “huyền thoại đầu tư” ở Singapore không còn là “giấc mơ” của nhà đầu tư Việt. Việt Nam hội nhập sâu rộng, người Việt đi nước ngoài nhiều hơn, họ có thông tin phân tích đầy đủ, và đặc biệt không còn “tự ti” vào năng lực của mình. Việc tìm một kênh đầu tư quốc tế trở thành xu thế tất yếu khi “người khôn không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Hàng loạt bất động sản quốc tế được giới thiệu đến với nhà đầu tư Việt, thế nhưng quyết định lựa chọn “cái nào”, “nơi nào” vẫn là bài toán khó để phân vân “nâng lên, hạ xuống” rồi cuối cùng cơ hội “chưa bao giờ có” ấy vuột mất.
Đông đảo khách hàng tham dự sự kiện công bố siêu phẩm Star Residences Malaysia tại Việt Nam
Video đang HOT
Câu chuyện của “Chú Cuội lên Cung Trăng”
Đến giờ trẻ con vẫn ngồi nhìn lên trời, ước được như chú Cuội để lên Cung Trăng. Nhiều người nói đùa “chú Cuội là chuyên gia Bất động sản”, người đầu tiên đầu tư ra “nước ngoài”. Có lẽ chú đầu tư sớm quá nên bây giờ vẫn một mình một chợ ở nơi xa xôi ấy. Thế nhưng, câu chuyện của chú Cuội có thể lại là bài học thấm thía về kinh doanh bất động sản cho những người chưa “rành nghề”. Những yếu tố sau cần phải cân nhắc trước khi đầu tư bất động sản quốc tế
1 .Vị trí, vị trí, và vị trí: rõ ràng chú Cuội chọn nhầm vị trí để đầu tư. Vị trí bắt đầu từ lựa chọn quốc gia muốn đầu tư phải hội đủ yếu tố như đất đai khan hiếm, kinh tế có nhiều động lực phát triển bền vững, chính phủ hiệu quả, chính sách đầu tư và kinh doanh thông thoáng, tầm nhìn của quốc gia rõ ràng, nhiều trụ sở của các Tập đoàn đa quốc gia. Rồi xét đến vị trí của dự án trong quốc gia được chọn phải gần các tiện ích xã hội, hạ tầng như tàu điện ngầm, gần nguồn cầu thuê bất động sản như trường Đại học, văn phòng các tập đoàn đa quốc gia.
Wallich Residence – Đỉnh cao ngoạn mục ngắm toàn cảnh Singapore
2. Mục tiêu đầu tư rõ ràng: Đầu tư để giữ tiền hay để sinh lợi. Thường thì nhà đầu tư mong muốn cả hai, tuy nhiên, nhà đầu tư “sáng suốt” sẽ biết cái nào phải ưu tiên vì hai yếu tố trên có tính bù trừ. Nếu mục tiêu là kiếm kênh “trú ẩn” cho tiền thì phải tìm đến các quốc gia có chính trị ổn định, kinh tế phát triển bền vững. Nếu đặt nặng yếu tố sinh lời cần lưu ý đến yếu tố cho thuê nhiều hơn bán lấy lời vì đa số nhà đầu tư không có thông tin kịp thời để chốt lời ngắn hạn, vì vậy phải nhắm đến dòng tiền dài hạn. Có lẽ chú Cuội chọn phương án đầu tư để giữ tiền vì “trên ấy” không có người thuê nhà của chú.
3. Khả năng thoái vốn khi cần thiết: đây là lý do người Singapore rất thích đầu tư bất động sản của các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, Malaysia vì tại đây chính sách ngoại hối thông thoáng, nhu cầu mua nhà của người dân cũng như nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khác cũng rất cao.
4. Dù lợi nhuận có cao đến mấy thì vẫn chỉ là danh nghĩa cho đến khi xuất hiện thanh khoản. Tìm hiểu kỹ chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản, chính sách chuyển tiền về quốc gia của mình sẽ giúp nhà đầu tư không bị “mắc kẹt” giống chú Cuội không bán được “nhà” trên ấy để về.
Lấy ví dụ về sự thành công gần đây nhất của Tập đoàn Anpha Holdings khi giới thiệu siêu dự án Star Residence của Malaysia tại Việt Nam. Ngoài 3 yếu tố then chốt để “chiến thắng” sự quan tâm của nhà đầu tư Việt Nam, Anpha Holdings rất “thông minh” khi hợp tác chiến lược với Tập đoàn tư vấn và phân phối bất động sản nổi tiếng PropNex International. Rõ ràng chiến lược lựa chọn Chủ đầu tư danh tiếng như UM Land Malaysia, Symphony Life, GuocoLand Limited … được thể hiện rõ trong cách Anpha Holdings tuyển lựa dự án để giới thiệu đến nhà đầu tư “khó tính” ở trong nước. Những dự án mà Anpha Holdings chọn cũng đều có vị thế độc tôn, giá trị đầu tư hợp lý, khả năng cho thuê rất cao. Theo giới sành tin, Anpha Holdings chuẩn bị tung ra một lúc 3 siêu dự án của Singapore, trong đó có tòa nhà cao nhất Singapore phá kỷ lục sau 20 năm nằm giữ của một tòa nhà cũ, trong tháng 9/2016.
Theo Dantri
Đầu năm nói chuyện giá vàng
Giá vàng đã tăng ấn tượng trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán theo diễn biến của giá vàng thế giới. Đáng chú ý giá bán vàng trong nước ngày 11-2 tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, đó cũng là ngày giá vàng thế giới tăng một mạch 42 đô la Mỹ/oz. Tuy nhiên sự tăng giá mạnh này dường như không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu mua vàng tìm sự may mắn của đại bộ phận dân chúng và cả nhu cầu đầu tư vàng. Nhưng liệu vàng có còn là một tài sản sinh lời hấp dẫn?
Những năm qua, thị trường vàng ngày càng mất đi tính hấp dẫn, trong khi rủi ro lại tăng. Ảnh: Tuệ Doanh
Có còn là kênh đầu tư an toàn số 1?
Người dân từ lâu đời đã có thói quen dành dụm tiền mua vàng như là một cách tiết kiệm và tích trữ tài sản. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời, nhiều người nhận ra rằng chỉ có vàng mới giúp họ bảo toàn tài sản. Với một nền kinh tế phát triển còn non kém như Việt Nam, người dân bình thường chủ yếu chỉ có ba kênh đầu tư chính là mua vàng, gửi ngân hàng và mua đất. Tuy nhiên, với thị trường bất động sản còn lắm rủi ro, gửi tiết kiệm ngân hàng còn nhiều nghi ngại và lãi suất không thật sự hấp dẫn, thì người dân vẫn có thói quen mua vàng dành dụm và tích trữ như là kênh đầu tư an toàn số 1.
Những năm qua, thị trường vàng ngày càng mất đi tính hấp dẫn, trong khi rủi ro lại tăng. Giai đoạn 2006-2009 nhiều sàn vàng ồ ạt ra đời cùng với sự tăng giá không mệt mỏi của thị trường vàng thế giới đã cuốn phăng nhiều nhà đầu tư của thị trường này, cả nhà đầu tư vàng tài khoản lẫn vàng vật chất. Không chỉ nhà đầu tư cá nhân, các tiệm vàng, các ngân hàng với đội ngũ mua bán hùng hậu cũng thiệt hại đáng kể khi dính vào vàng.
Kể từ khi thị trường vàng thế giới đạt đỉnh cao kỷ lục 1.920 đô la Mỹ/oz vào ngày 6-9-2011, còn giá vàng trong nước lên mốc 49 triệu đồng/lượng, thì từ đó thị trường vàng cả trong nước và thế giới đã chìm trong xu hướng sụt giảm. Bất chấp những nỗi lo khủng hoảng kinh tế hay bất ổn địa chính trị, giá vàng cứ rớt dần xuống những mức thấp hơn. Đối với nhà đầu tư vàng trong nước, không những phải đối mặt với rủi ro xuống giá của vàng, mà còn lo sợ vàng giả, vàng nhái, vàng không đạt chuẩn, những chính sách chống vàng hóa của Nhà nước, hay thậm chí là rủi ro đến từ mức chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn duy trì ở mức cao
Trong những năm gần đây, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước luôn giữ chênh lệch ở mức độ lớn. Khi mà giá thế giới tăng thì các đơn vị kinh doanh vàng thường tăng giá nhanh và tăng theo biên độ rộng, ngược lại khi giá thế giới giảm thì các đơn vị sẽ giảm chậm và giảm theo biên độ hẹp. Việc Ngân hàng Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng từ tháng 5-2008 hoặc chỉ cho nhập hạn chế ở một số thời điểm khi giá trong nước bị thổi cao quá mức được xem là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước gần như không liên thông được với giá vàng thế giới.
Mặc dù chênh lệch giá luôn ở mức cao 2-3 triệu/lượng, hoặc có thời điểm lên đến 4 triệu đồng/lượng, nhưng cung cầu vàng vẫn ở mức độ cân bằng, hay nói cách khác người mua vàng vẫn chấp nhận. Chính điều này khiến động lực thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế gần như không có, vì dễ thấy rằng với mức chênh lệch cao như thế mà vẫn có nhiều người sẵn sàng chấp nhận mua thì nếu để giá vàng trong nước gần như liên thông với giá vàng thế giới ắt cầu sẽ tăng đột biến và gây ra những cơn sốt vàng như một số thời điểm trước đây.
Hay nói cách khác việc cố tình duy trì một mức chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi sẽ duy trì một rủi ro nhất định, từ đó hạn chế nhu cầu đầu tư và dập tắt nhu cầu đầu cơ của thị trường vàng trong nước.
Tuy nhiên có một luận điểm khác cũng cần lưu ý đó là vì sao mức chênh lệch giữa giá vàng bán trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi cao như thế nhưng nhiều người vẫn chấp nhận mua để tích lũy hoặc đầu tư. Có thể thói quen mua vàng của đại bộ phận dân chúng đã có từ lâu và khó xóa bỏ, tuy nhiên, với giới đầu tư vốn rất coi trọng suất sinh lời thì lại khác.
Theo công thức tính quy đổi giá vàng, với mức giá thế giới sáng ngày 15-2 vào khoảng 1.223 đô la Mỹ/oz, tỷ giá VCB mua vào là 22.280 đồng, tổng các loại phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí dập vàng vào khoảng 4,3 đô la Mỹ/oz thì giá quy đổi có tính phí ở khoảng 32,9 triệu/lượng.
Tuy nhiên, giá trong nước bán ra tại thời điểm này khoảng 34 triệu đồng/lượng, cao hơn 1 triệu đồng/lượng so với giá thế giới quy đổi. Nếu tính theo công thức ngược lại với giá vàng ở 34 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá tự do dùng để quy đổi phải ở mức 22.981 đồng. Hay nói cách khác những nhà đầu tư chấp nhận mua vàng ở mức giá 34 triệu đồng/lượng cũng đang chấp nhận tỷ giá tiền đồng/đô la Mỹ ở mức cao hơn so với thời điểm hiện tại.
Xu hướng thị trường vàng sắp tới
Thị trường vàng thế giới đã phục hồi đáng kể trong nửa đầu tháng 2, kéo theo sự tăng mạnh của giá vàng trong nước. Nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo bắt nguồn từ Trung Quốc đã đẩy giới đầu tư chạy vào vàng như là kênh trú ẩn an toàn.
Thực tế thị trường vàng suy yếu trong ba năm trở lại đây chủ yếu do sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ, do giá vàng niêm yết theo đồng tiền cơ sở là đô la Mỹ. Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây cho thấy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khó lòng tăng thêm lãi suất trong năm 2016 trước những lo ngại về một cuộc khủng hoảng mới đã kích thích các nhà đầu tư nhảy lại vào thị trường vàng. Một điểm đáng lưu ý nữa là tuy giá vàng tính theo đô la Mỹ cho thấy sự sụt giảm, nhưng nếu so với các đồng ngoại tệ khác vẫn có sự tăng trưởng.
Ngoài ra, với việc thị trường dầu đang chìm sâu vào khủng hoảng, thị trường chứng khoán toàn cầu đang chịu cảnh bán tháo, thì có vẻ như vàng đang là tài sản đầu tư được lợi nhất trong thời điểm này. Nguy cơ khủng hoảng nợ công tại các quốc gia với việc nợ toàn cầu đã vượt quá 200.000 tỉ đô la Mỹ hay những bất ổn địa chính trị trên thế giới càng khuyến khích giới đầu tư tìm đến vàng. Với những quốc gia đã phá giá đồng nội tệ và niềm tin vào nền kinh tế suy yếu như Trung Quốc, thì người dân sẽ tìm cách giữ những tài sản an toàn như vàng hoặc đô la Mỹ. Cần nhớ rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu vàng hàng đầu trong những năm qua, do đó nếu nhu cầu nắm giữ vàng của nước này tăng mạnh trong thời gian tới sẽ hỗ trợ đáng kể cho sự tăng giá của thị trường vàng.
Theo Thơi bao kinh tê Sai Gon
Năm 2016: Nhà giá rẻ, bình dân sẽ lên ngôi! Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa đưa ra dự báo về thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2016, trong đó nhấn mạnh sự hồi phục của thị trường cũng như giá cả của các phân khúc sẽ tăng từ 5 - 10%. Hiệp hội này cũng khẳng định, theo xu hướng nửa cuối năm 2015, trong năm...