‘Đấu trường AI’ thi đấu trên AWS của Amazon
Chung kết “Đấu trường AI” được thi đấu trên dịch vụ điện toán đám mây của Amazon để đảm bảo kết nối cho các đội thi trên khắp thế giới.
19h hôm nay (26/9) sẽ diễn ra chung kết cuộc thi “Đấu trường AI” dưới hình thức Esport. Các đội sẽ thi đấu trực tuyến, với 13 điểm cầu trên toàn thế giới. Trong đó có 8 điểm cầu ở Việt Nam, 5 điểm cầu còn lại ở Singapore, Đài Loan và Australia.
FPT Software – đơn vị tổ chức – cho biết toàn bộ dữ liệu của cuộc thi sẽ được đưa lên hệ thống dịch vụ điện toán đám mây AWS của Amazon. Để đảm bảo không có trục trặc nào xảy ra trong suốt trận đấu, các đội sẽ nộp code cho agent (máy ảo) lên server trước. Các thí sinh chỉ cần theo dõi agent của mình trong trận để tính toán chiến thuật và lập lệnh đổi agent cho lượt đấu sau. Máy chủ (server) sẽ tự động cập nhật trong 10 giây.
Mười máy chủ đã được chuẩn bị để đảm bảo dữ liệu và đường truyền trong trận đấu không bị gián đoạn. Trong vòng loại trực tiếp, 64 đội cùng thi đấu tại 100 điểm cầu khác nhau đã diễn ra suôn sẻ trên 15 server.
Video đang HOT
Đấu trường AI- Reinforcement Learning là cuộc thi mô phòng game dùng thuật toán về AI.
Trong trận tứ kết và chung kết đêm nay, các đội sẽ được chuẩn bị 5 agent với 5 chiến thuật khác nhau. Trong mỗi lượt đấu, bốn đội sẽ cùng “đào vàng” trên một bản đồ do ban tổ chức đưa ra. Trong đó sẽ có khác biệt về lượng vàng trên mỗi mỏ vàng. Mục tiêu của các đội thi là đào được số vàng nhiều nhất với năng lượng tiêu tốn ít nhất.
Xếp hạng của mỗi trận đấu được xác định trên thời gian đội thi ở lại trận đấu lâu nhất và số lượng vàng mà các đội đào được. Điểm xếp hạng của mỗi đội được cộng dồn qua từng trận đấu. Xếp hạng 1 (3 điểm), hạng hai (2 điểm), hạng 3 (1 điểm) hạng 4 (0 điểm).
Trong trường hợp các đội cùng đào được một lượng vàng, điểm xếp hạng sẽ được tính trên thương số giữa “Tổng điểm xếp hạng hoà” và “Tổng số đội hoà”. Sau năm lượt đấu, đội nào có tổng điểm xếp hạng cao hơn sẽ chiến thắng. Nếu tổng lượng vàng bằng nhau, “Mức năng lượng còn lại” tại lượt trận thứ 5 của mỗi đội sẽ là yếu tố xác định xếp hạng.
“Vòng chung kết có tám đội sử dụng các thuật toán khác nhau. Trong đó, 4 đội dùng thuật toán Học tăng cường. Đây là một trong ba nhánh của Machine Learning để huấn luyện agent giải các bài toán theo phương thức Trials – and – errors. Bốn đội còn lại là agent do các bạn thí sinh tự thiết kế và dùng tư duy của con người. Trận đấu tối nay không chỉ tìm ra đội thắng cuộc mà còn cho thấy cách chơi của con người sẽ chiến thắng hay cách chơi mà AI học được sẽ thắng”, Nguyễn Xuân Phong, cố vấn của cuộc thi nói.
Đội chiến thắng cuộc thi Đấu trường AI – Reinforcement Learning sẽ nhận giải thưởng 100 triệu đồng cùng chuyến tham gia Workshop về AI trị giá 20 triệu đồng do FPT Software tổ chức. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sẽ trao giải “Tài năng” trị giá 20 triệu đồng và giải “Triển vọng” trị giá 10 triệu đồng cho đội thi có 100% thành viên là học sinh hoặc sinh viên.
Dùng giải pháp đám mây để cứu đười ươi
Amazon Web Services, Inc (AWS) - công ty thuộc Amazon.com, vừa công bố hợp tác với World Wildlife Fund for Nature Indonesia (WWF-Indonesia), nhằm đẩy nhanh nỗ lực cứu loài đười ươi Orangutan đang có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Indonesia.
Chú đười ươi trẻ Orangutan tại Jambi, Sumatra (Indonesia)
Đười ươi Orangutan nằm trong số những loài linh trưởng thông minh nhất trên Trái đất, có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ, sống thành những quần thể với các nền văn hóa khác biệt. Các hoạt động của con người bao gồm săn trộm, phá hủy môi trường sống và buôn bán vật nuôi bất hợp pháp đã gây ra sự suy giảm nghiêm trọng trong quần thể đười ươi, bao gồm ba loài vượn lớn của Indonesia và Malaysia.
Theo WWF, quần thể đười ươi Bornean đã giảm hơn 50% trong 60 năm qua và môi trường sống của các loài đã giảm ít nhất 55% trong vòng 20 năm qua. Đười ươi chủ yếu sống đơn độc và dành phần lớn cuộc sống của chúng trên cây, điều này khiến các nỗ lực của các nhà bảo tồn trong đo lường chính xác số lượng quần thể còn lại trở nên phức tạp hơn.
Từ năm 2005, WWF-Indonesia đã đánh giá tình trạng sức khỏe của quần thể đười ươi và bảo tồn môi trường sống rộng 568.700 ha của chúng tại Vườn quốc gia Sebangau ở Trung Kalimantan (Indonesia). Trước đây, để thực hiện đánh giá, các chuyên gia và tình nguyện viên bản địa phải đi thực địa hằng ngày để tìm đười ươi, chụp ảnh chúng, tải hình ảnh xuống máy tính tại chỗ và truyền dữ liệu về thành phố để chuyên gia WWF phân tích. Quá trình thủ công này khiến các chuyên gia WWF-Indonesia phải mất 3 ngày để phân tích mỗi lô ảnh gồm hàng ngàn tấm, một quá trình có thể dễ mắc sai lỗi do khối lượng dữ liệu quá lớn.
Nhờ sử dụng AWS, giờ đây WWF-Indonesia sẽ tự động thu thập hình ảnh từ điện thoại di động và camera cảm biến chuyển động tại cơ sở hiện trường và tải lên Amazon Simple Storage Service (Amazon S3) để được phân tích. Nhờ sử dụng các công nghệ như Amazon SageMaker - một dịch vụ máy học được quản lý toàn bộ cho phép các nhà khoa học dữ liệu và nhà phát triển nhanh chóng và dễ dàng xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học quy mô lớn, WWF Indonesia đã giảm thời gian phân tích từ tối đa ba ngày xuống dưới mười phút.
Độ chính xác và tính đặc thù của dữ liệu nhờ đó cũng tăng lên, bao gồm các số đo như tỷ lệ giới tính và tuổi tác, đánh giá khả năng tồn tại của quần thể, và nhanh chóng xác định được các cá thể đang mang thai, ốm hoặc bị thương tích cần điều trị ngay lập tức. Nhờ áp dụng máy học, WWF-Indonesia đã giảm sự phụ thuộc của mình vào một số ít chuyên gia bảo tồn và cải thiện độ chính xác và sự đa dạng của dữ liệu về quần thể đười ươi.
Trong tương lai, WWF-Indonesia có kế hoạch khai thác sử dụng nhiều hơn nữa các dịch vụ máy học, chẳng hạn như Amazon Rekognition, một dịch vụ phân tích hình ảnh và video, để cải thiện tốc độ và độ chính xác của các hoạt động xác định và theo dõi quần thể.
AWS: Nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng điện toán đám mây để sẵn sàn mở rộng quy mô kinh doanh Với lợi thế tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, dễ mở rộng quy mô, bảo mật, nhiều công ty ở các ngành khác nhau đang ứng dụng điện toán đám mây vào nền tảng công nghệ. Doanh nghiệp nhiều ngành khác nhau sử dụng điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS), công ty cung cấp nền tảng điện toán đám...