Đấu tranh với hàng giả trên nền tảng số và thương mại truyền thống
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, kể từ ngày 1/4/2021 đến hết tháng 12/2025, lực lượng QLTT sẽ tập trung triển khai việc đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả thương mại truyền thống và trên nền tảng số.
Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hóa thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ bao gồm thương mại truyền thống và trên nền tảng số sẽ thuộc diện kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT.
Những kho hàng lậu, hàng giả lớn liên tục bị lực lượng chức năng triệt phá trong những ngày gần đây.
Theo ông Linh, mục tiêu của kế hoạch này là vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử, các cơ quan, tổ chức quản lý chợ – trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề…
Dự kiến, năm 2021, tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại tại 12 tỉnh, thành lớn sẽ không kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, các sàn giao dịch thương mại điện tử gồm: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Hotdeal và các trang thương mại điện tử bán hàng lớn: FPT Shop, Điện máy xanh, Thế giới di động, Zalora, Lotte, Zanado đều ký cam kết và thực hiện không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Quy định mới về Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 73/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 6-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 389/QĐ-TTg ngày 19-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả .
Cụ thể, Quyết định số 73/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 1, Quyết định số 09/QĐ-TTg quy định về các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Theo đó, các Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia gồm:
- Thứ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nội vụ, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh Cảnh sát biển; Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan; Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế; Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Vụ trưởng Vụ Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Bộ Công an.
- Mời Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia Ủy viên Ban Chỉ đạo.
Vẫn còn tình trạng nể nang, bao che sai phạm Ngày 7-1, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP), BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động của 2 BCĐ và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chủ...