Đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
Ảnh minh họa
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết,Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn việc làm tiền giả; tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả và phá hoại tiền Việt Nam, đã có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ tiền Việt Nam.
Tuy nhiên, sau 15 năm thi hành, Quyết định 130 đã bộc lộ một số hạn chế về cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành chưa phù hợp với thực tế hiện nay. Do khối lượng tiền mặt trong lưu thông ngày càng tăng theo mức độ phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ in, sao chụp và xử lý hình ảnh nên việc làm tiền giả ngày càng dễ dàng thực hiện hơn, kỹ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam cần được nâng cao và quy định cụ thể hơn.
Do đó, việc ban hành Nghị định thay thế Quyết định 130 trong bối cảnh hiện nay là cần thiết để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, giúp cho công tác này hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, góp phần đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
Video đang HOT
Bổ sung quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả
Dự thảo đề xuất bổ sung quy định việc xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả bao gồm việc thu giữ ngoại tệ giả, tạm thu giữ ngoại tệ nghi giả; giám định ngoại tệ; đóng gói, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển ngoại tệ giả; giao nộp, thu nhận, tiêu hủy ngoại tệ giả; thông tin về ngoại tệ giả.
Trên thực tế, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng và khảo sát của NHNN, cơ quan công an, ngoại tệ giả đã xuất hiện trong các giao dịch vãng lai, có nhiều trường hợp ngoại tệ giả tinh vi, khó phát hiện và gây thiệt hại cho các tổ chức được phép giao dịch ngoại tệ, tổ chức kinh tế và cá nhân. Trước đây, Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 04/11/1992 “Về công tác bảo vệ an ninh và tài sản Nhà nước do ngành Ngân hàng quản lý và bảo quản” chỉ quy định trách nhiệm phối hợp giữa ngành Ngân hàng và Bộ Nội vụ trong việc đấu tranh kiên quyết với các hoạt động phá hoại tiền tệ, sản xuất, tàng trữ, lưu hành tiền giả (nội tệ và ngoại tệ giả)…; không quy định cụ thể về xử lý tiền giả và không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có văn bản QPPL quy định về công tác đấu tranh phòng, chống tiền giả tiền Việt Nam (Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg), chưa có văn bản QPPL quy định việc xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả, dẫn đến ngoại tệ giả vẫn có thể lưu hành ngoài xã hội, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi gặp phải ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả. Thực tế này đòi hỏi phải có quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định về xử lý ngoại tệ giả, ngoại tệ nghi giả vào Nghị định mới thay thế Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg. Phương án này đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản QPPL và đạt được mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung các quy định chi tiết về sao chụp tiền Việt Nam, quy định về trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển và quy định việc tiêu hủy tiền giả, tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật là vật chứng/tang vật trong các vụ án…
Theo baochinhphu.vn
Bị nhắc nhở đeo thẻ ra vào, lái xe chém chết bảo vệ
Bị nhắc nhở vì ra vào công ty không đeo thẻ, không mặc đồ bảo hộ, tài xế Container liền rút mã tấu giấu trên xe xông vào phòng chém bảo vệ gục tại chỗ. Du được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng nạn nhân đã tử vong vì thương tích quá nặng.
Hiện trường vụ án.
Sáng 14/11, Công an thị xã Thuận An đang phối hợp với Văn phòng Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Dương tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án mạng xảy ra ra nhà kho ở khu phố Đồng An 1 (phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Theo cơ quan điều tra, đêm 13/11, sau khi đi nhậu về Nguyễn Hữu Tuấn (32 tuổi, ngụ tại TP. HCM, nghề tài xế) lái xe Container đi vào kho ngoại quan để tìm chỗ ngủ, chờ xuống hàng. Lúc này, anh Lê Văn Mến là bảo vệ kho thấy Tuấn không mặc đồ bảo hộ lao động và không đeo thẻ nên nhắc nhở.
Cho rằng bị làm khó, Tuấn bực tức vào trong xe lấy một cây mã tấu tự chế xông vào phòng bảo vệ tấn công, rất may anh Mến nhanh chân chống đỡ được bỏ chạy ra ngoài nên không bị thương. Lúc này, anh Lồ Cún Phúc (19 tuổi, ngụ tại Bình Thuận, cũng là bảo vệ của kho) chạy vào can ngăn thì bị Tuấn chém vào đùi trái, sau đó tiếp tục đuổi đánh anh Mến.
Đối tượng Nguyễn Hữu Tuấn bị tạm giữ tại cơ quan Công an.
Lúc này, Công an phường Bình Hòa đi tuần tra gần đó phát hiện bắt giữ Tuấn cũng tang vật. Anh Phúc được mọi người chuyển đi bệnh viện cấp cứu nhưng do mất máu quá nhiều nên đã tử vong tại bệnh viện.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ án.
Quý An
Theo Dantri
An ninh mạng, ai lo? Thời buổi công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, tiện ích không nhỏ là những bất an về thông tin cá nhân, như một mặt trái nguy hiểm, mà chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Ảnh minh họa. (Nguồn: vietnamnet.vn) Dường như mọi người trong xã hội đã phải mặc nhiên chấp nhận...