Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần sức mạnh toàn dân
Hôm qua, các ĐBQH đã thảo luận xung quanh báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông. Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã trả lời PV Thanh Niên sau phiên họp kín này.
Ông Nguyễn Kim Khoa – Ảnh: Trường Sơn
Xin ông cho biết quan điểm sau khi nghe báo cáo của Chính phủ liên quan đến những diễn biến nóng trên biển Đông những ngày qua?
Tinh thần của chúng ta là kiên quyết bảo vệ chủ quyền vì chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, kể cả môi trường hòa bình cho chúng ta cũng như khu vực, đồng thời giữ quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước VN và Trung Quốc (TQ).
Thực tế là mặc dù VN đã hết sức kiềm chế, kiên trì đấu tranh qua đường ngoại giao, trên thực địa chủ yếu sử dụng các biện pháp tuyên truyền chứ không đáp trả các hành động bạo lực của TQ nhưng TQ đã không có sự nhượng bộ mà tiếp tục leo thang…
Video đang HOT
Hiện nay TQ vẫn tiếp tục có những hành động làm căng thẳng thêm tình hình và chưa có dấu hiệu nhượng bộ. Nhưng chúng ta sẽ kiên quyết buộc họ phải nhượng bộ. Chúng ta có chính nghĩa, có sự ủng hộ của quốc tế. Đây là giai đoạn đặc biệt với ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN 24 vừa qua bày tỏ quan điểm về vấn đề biển Đông, các ngoại trưởng ASEAN cũng đã có tuyên bố riêng về vấn đề này.
Bên lề Hội nghị Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) tại Myanmar (19.5) Bộ trưởng Quốc phòng của ta cũng gặp Bộ trưởng Quốc phòng TQ để trao đổi thẳng thắn quan điểm của chúng ta. TQ rồi sẽ còn có những hành động để đạt được mục tiêu của họ. Chúng ta cũng sẽ có hành động kiên quyết để bảo vệ lợi ích của chúng ta bằng các biện pháp hòa bình.
Ngày 22.5 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2014 (WEF Đông Á 2014) tổ chức tại Philippines, chắc chắn cũng sẽ có những tiếng nói tiếp tục vấn đề này. Hội đồng Hòa bình thế giới cũng như nhiều tổ chức quốc tế đã và đang có tiếng nói lên án hành động của TQ. Những điều đó hỗ trợ chúng ta bảo vệ chủ quyền, đồng thời là áp lực buộc TQ phải cân nhắc kỹ các hành động của mình. Còn trên thực địa, chúng ta phải có lực lượng để ngăn chặn việc xâm lấn của TQ. Nhưng chúng ta sẽ không có hành động quân sự.
Trong nhiều vụ việc gần đây trên biển Đông, ví dụ như vụ bãi cạn Scarborough, TQ đã dựa trên sức mạnh quân sự để từng bước tước quyền kiểm soát của Philippines tại khu vực này. Ông có cho rằng TQ sẽ lập lại hành động này trong vụ giàn khoan Hải Dương-981 hay không?
Theo tôi, vụ bãi cạn Scarborough có những điểm khác biệt so với vụ giàn khoan Hải Dương-981. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn thấy đây là một chuỗi các hành động có hệ thống của TQ kéo dài từ biển Hoa Đông đến biển Đông chứ không chỉ là một hoạt động đơn nhất. QH đang xem xét để có những đánh giá toàn diện về các hành động này của TQ.
Đã có ý kiến từ phía Trung Quốc về khẳng định sẽ cùng các nước liên quan giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông; cảnh báo các quốc gia châu Á muốn tăng cường liên minh quân sự chống lại TQ. Ông có nhận định gì?
Việc TQ nói giải quyết các tranh chấp hòa bình nhưng thực tế là TQ đang dùng vũ lực. Chúng ta không tham gia liên minh quân sự. Cộng đồng ASEAN có 3 mục tiêu trụ cột, trong đó có trụ cột an ninh nhưng không phải là liên minh quân sự. Chúng ta yêu cầu TQ tuân thủ nghiêm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) bởi đó là vì an ninh khu vực.
Phải vạch trần cho thế giới biết Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, tại buổi thảo luận về tình hình biển Đông của Đoàn ĐBQH TP.HCM, các đại biểu thảo luận phản ánh sự chia sẻ những bức xúc của nhân dân, nhất trí với với việc Nhà nước và QH phải có những hành động, biện pháp để đối phó với hành vi xâm lấn biển đảo của Trung Quốc và đề xuất biện pháp tổng hợp về vấn đề pháp lý, ngoại giao, quân sự, vận động nhân dân, đối ngoại nhân dân… “Cá nhân tôi cho rằng cũng cần phải có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để tạo ra một sức ép tổng hợp để cho mọi người thấy rằng chừng nào giàn khoan còn nằm ở đó thì Trung Quốc sẽ còn tự chứng tỏ mình là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh trên biển Đông. Với giàn khoan ấy, Trung Quốc cho thấy rằng họ đang thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông, khống chế tự do hàng hải. Chúng ta phải vạch trần và chứng minh cho các quốc gia và nhân dân thế giới biết rõ, cái gì Trung Quốc làm với Việt Nam hôm nay thì họ đều có thể làm với các quốc gia khác trong một thời điểm khác”, ông Nghĩa nói.
Theo TNO
Ý kiến khác nhau về dự thảo luật Biểu tình
Đây là đề nghị của nhiều ĐBQH trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH vào hôm qua 21.5.
Diễu hành ôn hòa ngày 11.5 tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Mở đầu phiên thảo luận tổ, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cho rằng để đảm bảo cho người dân có cơ sở biểu tình một cách ôn hòa và đúng luật thì kỳ họp thứ 8 sắp tới (dự kiến vào tháng 10.2014) cần đưa vào chương trình dự thảo luật Biểu tình.
Nhìn nhận thực tế, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng nhu cầu rất lớn của người dân là biểu tình, biểu lộ những lợi ích bị xung đột: "Đó là quyền con người, được Hiến pháp quy định. Nhà nước phải đảm bảo nhưng đến nay chưa có khung pháp lý. Vừa rồi phát sinh việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo, gây ra lúng túng và từ đó có hành vi bạo động, mà không có quy định chi tiết để cơ quan chức năng hành xử. Chúng ta có công cụ nhưng không có quy định triển khai và gây ra biến động, thiệt hại cho cuộc sống", ông Nghĩa đánh giá.
Ông Nghĩa cho rằng đã có những ý kiến lo ngại việc có luật Biểu tình sẽ khiến người dân có hành động quá đáng là những nhận định sai lầm: "Những sự việc có tính chất bạo động tại một số KCN vừa qua cho thấy là do không có luật Biểu tình nên lúng túng", ông nói và đề xuất đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật tại kỳ họp thứ 8 sắp tới để kỳ họp thứ 9 (tổ chức vào tháng 5.2015) thông qua luật này.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến ngược lại. ĐB Lê Hiền Vân (TP.Hà Nội) cho rằng: "Nếu như có luật Biểu tình thì vừa rồi không phải chỉ có Bình Dương, Vũng Áng mà còn nhiều nơi biểu tình. Ai sẽ quản lý, quân đội hay công an? Quốc hội bỏ luật này ra tôi đồng tình rất cao". Tương tự, ĐB Nguyễn Văn Thanh (Hà Nội) nói: "Luật Biểu tình trong tình hình hiện nay không nên đưa ra. Biểu tình quy định trên giấy nhưng thực tế diễn ra thế nào ai kiểm soát được...".
Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng trong điều kiện chưa ban hành được luật thì có Nghị định 38/2005 để quản lý, điều chỉnh những hành vi trong thời gian vừa qua.
Theo TNO
"Văn hóa ứng xử là cốt lõi để xây dựng lòng tin" Văn hóa ứng xử là cốt lõi để xây dựng lòng tin. Dân tộc ta đã xử lý nhiều tình huống lịch sử bằng văn hóa ứng xử, đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và nền tự chủ của đất nước. Và văn hóa ứng xử đã trở thành "sức mạnh mềm" của cả dân tộc Việt...