Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn
Từng là căn cứ quân sự nhằm chống lại nhà Lê – Trịnh vào thế kỷ 16-17, hiện nay thành nhà Mạc chỉ còn lại khoảng 300 m tường thành kiên cố.
Thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là di tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17. Thành là căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng nhằm chống lại Lê – Trịnh.
Dựa vào thế của 3 ngọn núi cao hàng chục mét, trong đó có núi Tô Thị, Lô Cốt, Mạc Kính Cung khi xưa đã cho xây dựng những đoạn tường thành, bao quanh một bãi đất trống bằng phẳng rộng hàng chục nghìn m2.
Dấu tích hiện nay của thành gồm 2 đoạn tường khoảng 300 m, mặt thành rộng khoảng một mét, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi.
Video đang HOT
Bức tường thành phía Tây Bắc, xây bằng đá hộc miết mạch vôi cát có chiều dài 65 m, chiều cao 4 m, có cửa công, lỗ châu mai, cửa ra vào.
Bức phía Đông dài 75 m cũng có cổng ra vào, 15 lỗ châu mai, 7 cửa công. Chất liệu kết dính những khối đá hộc lớn lại với nhau là mật mía và mật ong.
Thành nhà Mạc dựa vào núi nàng Tô Thị, nằm trong quần thể di tích được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Năm 1962, thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; năm 2010 được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.
Từ chân núi dẫn lên cổng thành gồm hơn 100 bậc tam cấp. Để du khách lên các đỉnh núi tham quan, ngắm cảnh là hàng trăm bậc thang được xây dựng uốn lượn trên các đỉnh núi. Tuy được trùng tu tôn tạo, nhưng hiện nhiều đoạn thành bị che phủ bởi cây bụi, lau lách rậm rạp.
Từ đỉnh núi trên thành nhà Mạc có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố Lạng Sơn. Theo Ban quản lý di tích, từ năm 2004 UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao khu di tích thành nhà Mạc cho Công ty TNHH Hoàng Việt Anh đầu tư quản lý và khai thác, nhưng dự án vẫn còn dang dở.
Hồng Vân
Theo VNE
Đình làng Việt thờ vua Chăm
Người dân làng Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) lập đình làng thờ vị Thần Hoàng có công xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền.
Đình làng Đắc Nhơn - Ảnh: Thiện Nhân
Làng Đắc Nhơn nằm cách TP.Phan Rang - Tháp Chàm chừng 9 km về phía tây, người dân (chủ yếu người kinh) sinh sống bằng nghề nông và chăn nuôi. Đình Đắc Nhơn nằm giữa trung tâm ngôi làng, xây dựng vào năm 1789, đến năm 1852 trùng tu lại và được người dân địa phương giữ gìn cho đến hôm nay. Năm 1999, Bộ VHTT công nhận đình làng Đắc Nhơn là Di tích lịch sử Quốc gia.
Thờ vị vua Pô Klông Girai
Đình làng Đắc Nhơn là một trong những ngôi đình cổ ở Ninh Thuận, có giá trị văn hóa, lịch sử hết sức độc đáo. Về sắc phong, hiện còn lưu giữ được 8 sắc phong của các vua triều Nguyễn, lâu nhất là sắc phong của vua Minh Mạng (1840) và gần nhất là vua Khải Định (1924). Nhà nghiên cứu văn hóa Đình Hy, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Ninh Thuận, cho biết phía tây tỉnh Ninh Thuận có hai đập nước cổ Nha Trinh và Lâm Cấm lấy nước từ sông Dinh để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp do đồng bào Chăm xây dựng, mà tác giả của công trình này là vị vua Pô Klông Garai. Sau này hệ thống thủy lợi được nâng cấp, mở rộng tưới tiêu cho nhiều diện tích ở các cánh đồng phía tây Ninh Thuận. Theo ông Đình Hy, quá trình khai khẩn, làm ăn đã thừa hưởng những thành quả của hệ thống dẫn thủy nhập điền cổ của đồng bào Chăm nên người dân Đắc Nhơn xây dựng đình làng thờ cúng và tôn xưng Pô Klông Garai là Thần Hoàng của làng mình, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn. Cũng như nhiều đình làng khác ở các tỉnh duyên hải miền Trung họ lập đình làng thờ các bậc tiền hiền khai khẩn để ghi nhớ công lao lập, nhưng người dân làng Đắc Nhơn lại thờ vị vua Chăm có công xây dựng hệ thống thủy lợi, giúp cho họ có cuộc sống ấm no. Đây là một biểu hiện ứng xử đặc biệt, phù hợp với tính cách, tâm thế của người Việt Nam.
Người đứng tế lễ phải kiêng cử
Ông Nguyễn Được (80 tuổi), người có hơn 14 năm trông coi đình làng Đắc Nhơn cho biết, hàng năm người dân địa phương đều tổ chức các lệ cúng theo xuân kỳ thu tế. Mùa xuân thì tế lễ cầu quốc thái dân an, cầu cho đời sống no ấm, mùa màng bội thu; mùa thu tháng 8 âm lịch là ngày tế chính. Theo ông Được, lễ vật dâng lên Thần Hoàng là hoa quả, trầu rượu, vịt, dê, heo. Trong đó, dê, heo phải là con đực, cùng một màu hoặc đen, hoặc trắng hoàn toàn; xôi chè nếp phải trắng không pha lẫn đậu đen. Trong ngày đại lễ, người đứng tế lễ phải là người có uy tính, kiêng ăn thị bò nhiều ngày trước. Vị chủ tế không được sinh hoạt vợ chồng trước 3 ngày diễn ra tế lễ. Nếu trong thời điểm này, người nhà của vị chủ tế có tang thì phải thay người khác và phụ nữ không được vào hậu tẩm thờ cúng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Đình Hy, không riêng gì các vị chủ tế, dân làng chỉ được giết mổ dê, vịt, heo tuyệt đối không được mổ hoặc mua thịt bò để cúng tế, vì rằng vua Pô Klông Garai là người Chăm Bà la môn giáo, bò là vật cỡi của thần Siva, nên phải kiêng thịt bò.
Thiện Nhân
Theo Thanhnien
Năm 2017, Trung Quốc hoàn tất quân sự hoá các đảo nhân tạo ở Biển Đông Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ xây xong các cảng, doanh trại, tường thành, đường băng, hệ thống radar tầm xa... trên các đảo nhân tạo để triển khai các hoạt động quân sự và có thể ngăn cản tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc đã hoàn tất giai đoạn bồi dắp, xây dựng xong các đảo nhân tạo ở...