Dấu tích quái thú ‘chó gấu’ khổng lồ nặng hơn 300kg từng càn quét khắp châu Âu
Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch quái thú ăn thịt ghê sợ, nguy hiểm, trông giống một con chó lai gấu lang thang ở châu Âu.
Một chiếc hàm thuộc về một con chó gấu được khai quật tại khu Pyrénées-Atlantiques, miền tây nam nước Pháp vào. Đấy là sinh vật khổng lồ ‘chó gấu’, có tên khoa học là Tartarocyon cazanavei, thuộc một trong những nhóm động vật ăn thịt đặc trưng của châu Âu cổ đại.
Dấu tích quái thú ‘chó gấu’ khổng lồ nặng hơn 300kg từng càn quét khắp châu Âu
Cái tên này xuất phát từ Tartaro, một người khổng lồ một mắt, to lớn, mạnh mẽ trong thần thoại Basque, tương tự như loài chó Cyclops của Hy Lạp. Người khổng lồ từng sống trong hang động trên núi và bắt những người trẻ tuổi để ăn thịt.
Truyền thuyết kể rằng hai anh em Tartaro cùng trú ẩn trong một hang động. Nhưng một lần, trong lúc ngủ, người em đã lấy trộm chiếc nhẫn của Tartaro và sau đó lấy miếng thịt rang đặt lên con mắt duy nhất của người anh, khiến Tartaro bị mù.
Video đang HOT
Động vật ăn thịt có trọng lượng lên tới 300kg, sống cách đây khoảng 36 triệu năm. Đặc điểm nổi bật nhất của loài sinh vật này là răng nanh dài, sắc nhọn.
Theo các chuyên gia, ngoại hình của nó cho thấy đây là một con lai hoàn hảo giữa một con gấu nâu và một con chó lớn.
Bastien Mennecart, nhà khoa học tịa Bảo tàng lịch sử tự nhiên Basel dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Hóa thạch từ trầm tích biển, ước tính khoảng 12 triệu năm tuổi, xuất hiện ở vùng tây nam nước Pháp. Chiếc răng dài là đặc điểm quan trọng để xác định chi, loài”.
Ban đầu, chúng đi bằng ngón chân nhưng những loài sau này có kích thước lớn hơn đi bằng lòng bàn chân. Theo các nhà nghiên cứu, chúng phải cạnh tranh với các loài chó khác đã tiến hóa về kích thước cơ thể, sự thích nghi của sọ và răng dẫn đến sự tuyệt chủng của chó gấu. Chế độ ăn đặc trưng của loài này là ăn thịt, ăn tạp, nghiền xương, không thể tiêu hóa thực vật.
Theo Bastien Mennecart và các đồng nghiệp, những khám phá về hóa thạch động vật có xương sống trên cạn sống ở rìa phía bắc dãy núi Pyrenees cách đây 12 triệu năm là rất hiếm.
“Việc khám phá, ghi lại mô tả hàm dưới của Tartarocyon cazanavei có nhiều ý nghĩa hơn nữa. Nó mang đến cơ hội hiểu hơn về sự phát triển của chó gấu châu Âu, cũng như nghiên cứu sâu hơn về cách khí hậu thay đổi ở thời kỳ giữa Miocen và cách các loài động vật tiền sử biến đổi để thích nghi”, Bastien Mennecart nói.
Bí ẩn cái chết của 500 con chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới
Điều gì khiến hàng trăm con chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới chết bất ngờ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ thủ phạm chính là biến đổi khí hậu.
Hơn 500 con chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới đã chết một cách bí ẩn trên các bãi biển trên khắp New Zealand trong vài tháng qua.
Bí ẩn cái chết của hàng trăm con chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới
Các chuyên gia không chắc chắn chính xác điều gì đã giết chết một số lượng lớn loài chim biển này, nhưng họ nghi ngờ rằng biến đổi khí hậu là một trong những thủ phạm hàng đầu.
Những con chim cánh cụt đã chết là loài Eudyptula nhỏ, nổi tiếng với tên gọi địa phương là kororā. Xác của chúng trôi dạt vào các bãi biển ở Đảo Bắc của New Zealand kể từ đầu tháng 5.
Quần thể lớn nhất là một nhóm gồm 183 xác chim cánh cụt trôi dạt vào tuần trước trên Bãi biển Ninety Mile gần Kaitaia; 109 con chim cánh cụt tìm thấy trên cùng bãi biển đó vào đầu tháng 5.
Tuần trước, một nhóm khoảng 100 con chim cánh cụt chết cũng dạt vào vịnh Cable gần Nelson, con số chính xác vẫn chưa rõ ràng. Bộ Bảo tồn New Zealand cho biết nhiều xác chim cánh cụt xuất hiện rải rác trên các bãi biển trên Đảo Bắc, từ một vài đến hàng chục thi thể.
Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã giết chết những con chim cánh cụt, nhưng các chuyên gia lưu ý rằng hầu hết những con chim biển chết đều thiếu cân. Những chú chim cánh cụt nhỏ sẽ nặng từ 0,8 đến 1 kg), nhưng một số cơ thể nặng chưa đến 0,5kg.
Graeme Taylor, nhà khoa học về chim biển của Bộ Bảo tồn New Zealand cho biết: "Không có tí mỡ nào trên người, chúng không thể lặn tìm thức ăn, điều này khiến chúng bị đói hoặc chết, hạ thân nhiệt vì thiếu một lớp bảo vệ".
Tình trạng suy dinh dưỡng của những con chim cánh cụt cho thấy chúng đã không ăn đủ cá, thức ăn ưa thích của chúng. Đây có thể là dấu hiệu của việc con người đánh bắt quá mức.
Graeme Taylor nghi ngờ rằng nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên do biến đổi khí hậu và sự kiện kéo dài theo chu kỳ gọi là La Nia đã buộc nhiều loài cá phải dịch chuyển xuống vùng nước sâu hơn, mát hơn, nơi chim cánh cụt không thể tiếp cận được.
Đây không phải là lần đầu tiên những chú chim cánh cụt nhỏ bị chết hàng loạt ở New Zealand. Trung bình hàng chục, đôi khi hàng trăm chim cánh cụt nhỏ thiệt mạng mỗi thập kỷ, do khó kiếm ăn hoặc bão lớn. Tuy nhiên, đây là lần thứ ba xảy ra một vụ thiệt hại với số lượng lớn trong vòng 10 năm qua.
NASA chính thức tham gia sứ mệnh giải mã UFO Sứ mệnh của NASA, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu, nhằm nghiên cứu, giải mã tận cùng hiện tượng trên không không xác định hay vật thể bay không xác định (UFO), phương tiện bí ẩn có khả năng ngoài Trái đất. Ngày 9/6, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một sứ mệnh mới, bắt đầu...