Đậu phụ đại kỵ với những thực phẩm này, người không biết ăn vào dễ gây có hại cho sức khỏe
Đậu phụ là món ăn quen thuộc, có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, Tuy nhiên có một số ‘đại kỵ’ với thực phẩm này khi ăn mà không phải ai cũng biết.
Không chỉ giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch, tốt cho xương cốt, giảm mỡ máu cũng như nhiều tác dụng khác mà đậu phụ còn được nhiều người ưa chuộng vì vừa ngon vừa rẻ. Từ đậu phụ, chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn đa dạng, thích hợp cho cả người ăn chay hay ăn mặn.
Chính vì vậy mà loại thực phẩm này trở nên quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Thế nhưng, đậu phụ tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể ‘kỵ’ với một số thực phẩm khác khi chế biến cùng bởi nếu khi kết hợp với nhau sẽ gây hại cho sức khỏe.
1. Không ăn với hành tây
Đậu phụ rất giàu canxi trong khi đó hành tây lại giàu axit oxalic. Nếu ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ làm cho canxi kết hợp với axit oxalic tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này sẽ khiến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể khó khăn, đồng thời khiến người ăn dễ mắc bệnh sỏi.
2. Không ăn cùng mật ong
Video đang HOT
Trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng nên khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, nếu kết hợp đậu phụ cùng mật ong còn dễ gây ra bệnh tiêu chảy.
3. Không ăn cùng sữa bò
Khi ăn chung đậu phụ cùng sữa bò, 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi của cơ thể.
4. Không ăn cùng măng
Nếu trong đậu phụ chứa canxi sulfate thì măng lại chứa axit oxalic. Khi bạn ăn 2 loại thực phẩm này với nhau, các chất có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi thận.
Ngoài những thực phẩm đại kỵ ăn cùng đậu phụ, những người mắc bệnh sau cũng không nên ăn loại thực phẩm này.
Bún chả, nem rán
Thời bao cấp, ngày thường các bữa ăn nói chung chỉ có đậu phụ, nhộng rang, mắm chưng, thi thoảng cũng có chút tôm, chút cá bôi mép.
Còn thịt trứng đa phần đợi đến giỗ chạp hay các ngày lễ tết như ngày Quốc tế lao động, Quốc khánh. Và hầu như chả nhà nào bảo nhà nào, đều đồng diễn món bún chả, nem rán.
Thịt mua về, miếng nào lành lặn được đem thái mỏng để làm chả miếng. Nhưng số đó ít thôi. Phần lớn thịt bạc nhạc được đem băm nghiến ngấu trên những chiếc thớt gỗ. Đó chính là hồn cốt của món chả băm và nhân nem. Tiếng lập phập, kí cách vang dội từ nhà này lan qua nhà khác, như một bản hoan ca ngày mới đầy háo hức. Phần chả băm cũng ít thôi. Cho tương đương với đám chả miếng eo hẹp kia. Thịt đâu mà dám làm chả cho nhiều. Vì ngoài hành băm, nước mắm, hạt tiêu ướp lẫn, chả độn được cái gì vào miếng chả nữa.
Hầu hết thịt thà sẽ ưu tiên cho món nem. Vì trong ấy có thể độn được rất nhiều thứ. Ngày ấy cái gì chả độn. Riêng gì cơm độn ngô độn mỳ độn sắn độn khoai đâu. Nào củ đậu, su hào, cà rốt, miến dong. Trứng vịt và mộc nhĩ nấm hương chỉ gọi là điểm xuyết. Trong khi nước mắm, hạt tiêu, hành khô không thể thiếu. Tất cả trộn lẫn, cuốn lồng phồng trong những cái bánh đa nem rách ngược rách xuôi rồi thả vào chảo rán. Tiếng mỡ sôi rí rách nghe vui tai đáo để.
Mẹ tôi giảng giải:
- Làm nhân nem, 8 lạng hay 1 cân thịt băm thì cho 2 củ đậu, 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây, dăm tai mộc nhĩ, vài mươi tai nấm hương rừng, 1 lạng hành hoa, 2 lạng hành khô. Phải nhiều hành khô, nem mới thơm.
- Sao con thấy có khi nhà mình cho giá hay su hào cơ mà?
- Đấy là vào mùa nào không có củ đậu. Chứ cho giá hay su hào vào, nhân nem cũng ngọt nhưng dễ nát vữa, khó để dành. Ơ này! Con lại quên vuốt nước pha dấm với mật lên lá nem cho nó mềm. Khéo vỡ kìa?
- Vâng, làm như thế để vỏ nem vàng giòn, con suýt quên. Còn miến với trứng cho thế nào là vừa hở mẹ?
- Một cân thịt thì chỉ cho độ 2 lạng miến là cùng. Cho nhiều miến thì nem khô mà xác. Miến cũng chỉ rửa qua cho mềm, chớ đừng ngâm. Như thế nó mới hút được nước trứng, nước mắm để nhân nem không bị vữa nát. Hạt tiêu cho vừa đủ thôi. Không thì trẻ con ăn bị cay. Trứng chỉ cho dăm sáu quả, chớ tham cho nhiều mà khi rán nem bị sùi vỡ mà mỡ rán dễ bị cháy đen. Ấy, sao con cuốn cái nem xuệch xoạc thế kia?
- Mẹ bảo cuốn nem to, tay con cuốn theo không được.
- Nem cuốn to thì khi rán lên, ngoài giòn tan mà trong vẫn mềm ngọt, đỡ ngấm mỡ. Cuốn nhỏ thì mỡ ngấm từ trong đến ngoài vừa tốn mỡ mà ăn lại dễ ngấy. Mà con đừng nhồi nhân chặt tay như thế, khi rán nhân nem nở ra làm vỏ vỡ bung ngay.
- Vâng. Nhưng sao mẹ sợ tốn mỡ mà chảo lại ngập mỡ thế này ạ?
- Có rán ngập mỡ thì nem mới chóng chín, không bị ra nước cháy đen. Mỡ thừa thì chắt cặn đi, đề dành mai kia xào rán tha hồ thơm, khỏi phải phi hành khô, đỡ tốn.
Ngày ấy chớ hề vứt đi thứ gì, mà chả bao giờ biết đến ung thư với bệnh tật. Tiết kiệm là nhất.
Hà Nội bây giờ dễ có đến hàng nghìn quán bún chả nem rán. Nhưng tôi nhớ mãi lần ăn bún chả nem rán ở Matxcơva năm 2003. Hôm đó, chúng tôi được hưởng món ăn thuần Việt trên đất khách quê người, dù cách xa nửa vòng trái đất, trong một không gian rộng rãi, thoáng đãng se se gió lạnh giữa mùa hè xứ tuyết. Mà cứ hệt như đang Hà Nội vào một mùa thu nào trong quá vãng. Mùi khói nướng chả thơm lừng đang tỏa lan đâu đó nơi góc phố nhỏ thân thương.
Gỏi thanh trà cho ngày hanh hao Vào khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, người Huế thường xuýt xoa nhắc đến món gỏi "thanh trà"sao mà thơm, thanh, thích hợp trong cái tiết Thu hanh hao... Dĩa gỏi thanh trà và hải sản tươi sống hấp dẫn "Nắng tháng Tám rám trái bòng", ngoài đường phố đã thấy bày bán bưởi, bòng và thanh trà, nhiều nhất vào đầu...