Đau nửa đầu không phải chỉ do bệnh tật mà còn có thể do bạn sinh hoạt bất hợp lý
Đau nửa đầu là một vấn đề khá phổ biến ở con người, trong đó không phải lúc nào cũng do bệnh tật gây ra mà nhiều khi do thói quen sinh hoạt không điều độ của bạn gây ra.
Nguyên nhân nào dễ khiến bạn bị đau nửa đầu kinh niên, uống thuốc không dứt hẳn?
Vấn đề từ nội tiết và khả năng trao đổi chất của cơ thể
Theo nghiên cứu thống kê, đau nửa đầu thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, trong đó ở các thời điểm như tuổi dậy thì, ngày đèn đỏ, thai kỳ thường có tần suất đau càng nhiều hơn, cho đến khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh thì có xu hướng giảm dần.
Nguyên nhân chính là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể, hoặc cũng có thể do quá trình trao đổi chất ở tuyến thượng thận xảy ra vấn đề cũng dẫn đến tình trạng đau nửa đầu. Ngoài ra, một số vật chất đặc thù nào đó một khi được đưa vào cơ thể cũng có thể gây tác dụng phụ khiến cho một bên đầu bị đau, thậm chí là đau đầu toàn bộ.
Khả năng do di truyền
Một bộ phận số người bị đau nửa đầu là do di truyền trong gia tộc. Theo thống kê lâm sàng, nếu một người bị đau nửa đầu thì người thân thế hệ sau đó có nguy cơ cũng bị cao gấp 4 lần so với người bình thường.
Yếu tố tinh thần
Cuộc sống hiện đại càng khiến con người chịu áp lực lớn hơn, nếu một người không giỏi giải tỏa căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc kịp thời sẽ tạo nên những tâm trạng tiêu cực, lâu ngày dẫn đến triệu chứng đau nửa đầu gần như là mãn tính, uống thuốc thì giảm bớt nhưng sau đó lại tiếp tục tái phát.
Ngoài căng thẳng thần kinh thì thói quen ngồi không đúng tư thế, dùng gối nằm không thỏa đáng, mang vác vật nặng không cân bằng trọng tâm cơ thể v.v… đều có thể làm ảnh hưởng đến xương và cơ, đặc biệt là cột sống, các dây thần kinh, hệ quả kéo theo chính là bạn cũng rất dễ bị đau nửa đầu.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Một số loại thực phẩm có tác dụng phụ sinh ra chứng đau nửa đầu, chẳng hạn như bạn thường xuyên uống quá nhiều cà phê hoặc bia rượu sẽ làm các mạch máu và thần kinh chịu kích thích.
Ngoài ra, lạm dụng nhiều chololate, phô mai, kem lạnh v.v… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu. Đây cũng là lý do các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo con người nên hạn chế đồ ăn vặt, hoặc nếu muốn dùng thì nên lựa chọn thực phẩm có lợi và kiểm soát tốt liều lượng.
Vận động quá sức
Nhiều chị em vì mong muốn giảm cân nhanh mà không ngại vận động thể chất cật lực, bất chấp thể chất và tình trạng sức khỏe của mình. Đau nửa đầu có thể còn do bạn đã hoạt động quá sức mà không hay biết, ngoài ra nó còn dễ gây tổn thương cho xương khớp và các cơ.
Làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng đau nửa đầu hiệu quả?
Video đang HOT
Hạn chế tối đa các nguồn gây kích thích chứng đau nửa đầu
Những kích thích từ cơ thể quá mệt mỏi do vận động mạnh, tâm trạng bất ổn, giấc ngủ gặp trở ngại, tư thế sinh hoạt không hợp lý v.v… đều cần kiểm soát tốt để làm giảm chứng đau nửa đầu cũng như phòng ngừa nó không tái phát trở lại.
Chú trọng việc ăn uống hằng ngày
Nếu đã biết những thực phẩm dễ gây đau nửa đầu thì bạn cần hạn chế chúng, thậm chí có trường hợp cần phải “cai” hẳn. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh thì cũng thận trọng, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc làm giãn mạch máu v.v… Nếu xuất hiện tác dụng phụ, bạn cần báo ngay với bác sĩ.
Khi cơn đau khó chịu, bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng để giảm bớt. Ngoài ra, mẹo dùng quả chanh để cải thiện chứng đau nửa đầu cũng khá hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện. Chanh rửa sạch, cắt đôi và “dán chặt” vào hai bên huyệt thái dương, có thể di chuyển nhẹ nhàng miếng chanh ở vị trí này cho đến khi cơn đau giảm bớt.
Những lợi ích từ việc uống nước khi đói vào buổi sáng mà bạn nên biết để thực hiện ngay
Có một thời điểm trong ngày mà uống nước lại có tác dụng thần kỳ đến bất ngờ, đó là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng.
Các nhà khoa học vẫn đưa ra lời khuyên mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để có một thân thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, có một thời điểm trong ngày mà uống nước lại có tác dụng thần kỳ đến bất ngờ, đó chính là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng.
Ảnh: Internet
1. Loại trừ độc tố
Ban đêm là thời gian để gan, thận, mật đào thải độc tố trong cơ thể và xử lý chúng dưới dạng nước tiểu. Vì vậy, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hãy uống một cốc nước ấm để bổ sung nước cho các hoạt động của gan, thận.
Ảnh: Internet
2. Làm sạch ruột
Theo Boldsky, uống một cốc nước vào buổi sáng khi bạn đói bụng giúp thúc đẩy các hoạt động của ruột, từ đó điều chỉnh đường tiêu hóa. Chúng cũng góp phần ngăn ngừa táo bón và tiêu hóa kém do ruột được "làm sạch".
Ảnh: Internet
3. Hỗ trợ giảm cân
Nước hỗ trợ chúng ta giảm cân không chỉ bởi cảm giác no mà còn khiến người đang ăn kiêng ít có cảm giác bụng rỗng. Hơn thế, hiệu ứng sinh nhiệt mới là nguyên nhân chính giúp chúng ta giảm cân khi uống nước. Bởi khi uống một cốc nước, cơ thể phải tập trung năng lượng để làm nóng nước trong đường tiêu hóa, nếu uống khi bụng đói vào buổi sáng, chúng sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, đốt cháy nhiều calo hơn từ đó hỗ trợ giảm cân.
Ảnh: Internet
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ấm đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải thực phẩm nên chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong thúc đẩy tiêu hóa. Một cốc nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy sẽ có tác dụng đáng kể hỗ trợ hệ tiêu hóa phân giải số thực phẩm còn xót lại trong dạ dày và làm pha loãng axit dạ dày, khiến chúng ta thoải mái hơn.
Ảnh: Internet
5. Giảm lượng calorie
Uống nước trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút giúp chúng ta có cảm giác dạ dày được lấp đầy tương đối, khi đó sẽ ăn ít hơn vào bữa sáng, làm giảm lượng calo chúng ta nạp vào cơ thể từ thức ăn.
Ảnh: Internet
6. Ngăn ngừa nhức đầu
Thiếu nước khiến cơ thể ta mệt mỏi, đầu óc trì trệ và xuất hiện chứng đau đầu, đau nửa đầu. Lúc này, uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sớm, khi cơ thể chúng ta thiếu nước nhất là thực sự cần thiết để giảm thiểu tình trạng này.
Ảnh: Internet
7. Làm sạch làn da
Nước giúp cơ thể ta tươi trẻ hơn, thúc đẩy tuần hoàn, thải độc và cung cấp nước cho một làn da khỏe mạnh, đôi môi tươi tắn.
Ảnh: Internet
8. Cải thiện năng lực tâm thần
Cũng theo trang Boldsky, một ly nước vào buổi sáng lúc mới thức dậy giúp năng lực tâm thần được cải thiện, tăng cường trí nhớ và giúp chúng ta dễ dàng học hỏi những điều mới hơn.
Ảnh: Internet
9.. Tăng cường miễn dịch
Nước giúp loại bỏ chất thải, vi khuẩn xấu gây nhiễm trùng hoặc vi khuẩn gây một số bệnh trong cơ thể. Khi uống nước vào lúc đói bụng, hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Ảnh: Internet
10. Giữ các cơ quan nội tạng khỏe mạnh
Nước giúp duy trì hoạt động của các cơ quan nội tạng, cung cấp nước cho quá trình lọc máu của thận, giúp hệ bạch huyết khỏe mạnh hơn và cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Ảnh: Internet
11. Tăng năng lượng
Một cốc nước vào buổi sáng là để bổ sung lượng nước cơ thể mất đi trong đêm do các hoạt động đào thải chất độc. Đồng thời, uống nước còn giúp "đánh thức" các cơ quan nội tạng, tuần hoàn, giúp cơ thể tỉnh táo hơn vào buổi sáng.
Ảnh: Internet
Đồng thời, hãy nhớ uống nước đều trong ngày, đừng uống nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ để luôn đảm bảo uống đủ lượng nước cơ thể cần. Bạn cũng lưu ý đừng đợi đến lúc có cảm giác khát mới uống, bởi khi đó, cơ thể đang rất thiếu nước./.
"Vạch mặt" các thói quen xấu gây ra loại ung thư là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ Theo các bác sĩ, ung thư vú là bệnh thường gặp nhất ở nữ giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp. Các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là tình trạng bệnh lý...