Đau ngực cảnh báo bệnh gì?
Đau ngực là hiện tượng sức khỏe xảy ra ở nhiều người, thường dễ bị bỏ qua vì có biểu hiện nhẹ.
Tuy nhiên, nếu mức độ đau ngực nghiêm trọng và tần suất xảy ra nhiều chắc chắn sức khỏe bạn có vấn đề.
Đau ngực là cảm giác đau ở vùng ngực từ mức ngang vai đến trên cơ hoành. Triệu chứng có thể biểu hiện với nhiều mức độ, xuất hiện đột ngột hay tái diễn, có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, vã mồ hôi…
Đau ngực là hiện tượng sức khỏe xảy ra ở nhiều người, thường dễ bị bỏ qua vì có biểu hiện nhẹ.
Các vị trí đau ngực
Đau ngực trái. Người bệnh cảm thấy bị khó chịu, đau tức ở vùng ngực bên trái. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và đau dữ dội hoặc bị đau ở ngực trái âm ỉ, dai dẳng.
Đau ngực phải. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do làm việc, tập luyện gắng sức. Các bệnh lý về dạ dày như trào ngược axit dạ dày, ợ chua hoặc viêm khớp cũng có thể gây ra cơn đau ngực phải. Ngoài ra, đau ngực phải còn có thể xuất phát từ nguyên nhân nguy hiểm hơn như do viêm phổi, viêm ở tim,…
Đau ngực giữa. Người bệnh có cảm giác khó thở, lồng ngực như bị đè nén, ép chặt Những bất thường ở mạch vành, động mạch xơ vữa,… phần lớn đều sẽ có biểu hiện đau ngực giữa.
Đau ngực dưới (vùng thượng vị, trên rốn) do vấn đề ăn uống gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi đường mật hay túi mật, thiếu máu cơ tim…
Đau ngực trên. Người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, cảm giác vướng ở cổ họng hoặc có thể buồn nôn, nôn,…
Đau ngực cảnh báo mắc bệnh gì?
Do tim
Đau thắt ngực ổn định: Người bệnh tức ngực sau xương ức, nóng rát hoặc nặng ngực. Cơn đau thỉnh thoảng lan tới cổ, hàm, thượng vị (trên rốn), vai, tay trái. Cơn đau bị kích thích do tập thể dục, thời tiết lạnh hoặc do xúc động, thời lượng 2-10 phút.
Đau thắt ngực không ổn định: Tương tự như đau thắt ngực nhưng có thể nặng hơn và kéo dài hơn 20 phút, khả năng chịu đựng gắng sức thấp hơn.
Nhồi máu cơ tim cấp tính: Tương tự như đau thắt ngực nhưng cơn đau trầm trọng hơn, khởi phát đột ngột và thường kéo dài từ 30 phút trở lên, kèm triệu chứng khó thở, suy nhược, buồn nôn, ói mửa.
Viêm màng ngoài tim: Triệu chứng là đau dữ dội nhất khi hít vào, kèm khó thở, mệt mỏi.
Do mạch máu
Bóc tách động mạch chủ: Triệu chứng cảnh báo như cơn đau dữ dội, khởi phát đột ngột ở mặt trước của ngực lan ra đằng sau, thường xảy ra khi tăng huyết áp.
Thuyên tắc phổi: Tình trạng này khởi phát đột ngột, gây khó thở và đau, nhịp tim nhanh.
Đau ngực là cảm giác đau ở vùng ngực từ mức ngang vai đến trên cơ hoành.
Video đang HOT
Do phổi
Viêm màng phổi và/hoặc viêm phổi: Triệu chứng của người bệnh như đau, tức ngực khi hít thở, mỗi lần thở có nghe tiếng khò khè và nặng nhọc, ho khan kéo dài.
Viêm khí phế quản: Người bệnh có cảm giác nóng rát ở giữa ngực, kèm theo ho.
Tăng áp phổi: Đau tức ngực, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khó thở, da tím tái.
Tràn khí màng phổi tự phát: Khởi phát đột ngột, gây đau ngực dữ dội, đau nhiều hơn khi hít thở, vật vã, tím tái, thở nhanh, thở nông, huyết áp tụt, mạch nhanh.
Bệnh lý tiêu hóa
Trào ngược dạ dày thực quản: Người bệnh có cảm giác khó chịu ở vùng dưới xương ức và vùng thượng vị, thời lượng 10-60 phút, trầm trọng hơn sau bữa ăn lớn hoặc nằm ngay sau khi ăn. Cơn đau cải thiện nhờ thuốc kháng axit.
Loét dạ dày: Triệu chứng nóng rát kéo dài vùng thượng vị hoặc dưới xương ức.
Bệnh túi mật: Cơn đau kéo dài vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, xảy ra vô cớ hoặc sau bữa ăn.
Viêm tụy: Người bệnh đau dữ dội vùng thượng vị và dưới xương ức kéo dài.
Bệnh lý xương khớp
Viêm sụn sườn: Triệu chứng đau nhói đột ngột, đau tăng khi cử động hoặc đè ép.
Bệnh đĩa đệm cổ: Khởi phát cơn đau đột ngột thoáng qua, tái phát khi cử động cổ, chấn thương hoặc gắng sức.
Do viêm: Cơn đau liên tục, nặng hơn khi cử động vùng ngực và cánh tay, đau rát kéo dài ở vùng da bị viêm.
Đau do tâm lý: Tức ngực hoặc đau nhức, thường kèm theo khó thở, kéo dài 30 phút trở lên, không liên quan đến gắng sức.
Đau ngực khi tập thể dục: Đây có phải vấn đề về tim?
Đôi khi mọi người bị đau ngực khi tập thể dục. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó có một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng.
Tập thể dục được chứng minh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cân và hạ huyết áp. Tuy nhiên, tập thể dục đôi khi có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đặc biệt ở những người mắc bệnh tim và không theo dõi hoạt động của mình đúng cách.
Nhiều người thường gặp tình trạng đau ngực khi tập thể dục, điều này làm họ lo lắng tình trạng có liên quan đến bệnh tim. Vậy nguyên nhân gây đau ngực khi tập thể dục là do đâu và có nên ngừng tập thể dục khi xuất hiện triệu chứng này hay không?
1. Nguyên nhân gây đau ngực khi tập thể dục
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau ngực khi tập thể dục, trong đó có nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về tim.
- Đau tim
Đau tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn, dẫn đến việc thiếu cung cấp oxy cho tim. Đau ngực trong một cơn đau tim có thể biểu hiện như cảm giác ép nặng hoặc đau ở ngực, hàm, lưng hoặc các vùng khác của cơ thể phía trên.
Các triệu chứng khác của đau tim bao gồm ra mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, lo âu và khó thở. Cần phải có sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi trải qua những triệu chứng này.
Các yếu tố nguy cơ cho nhồi máu cơ tim bao gồm:
Tuổi tác - những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao nhất.
Giới tính - đàn ông có nguy cơ cao hơn nhiều, ngay cả khi họ còn trẻ, so với phụ nữ.
Di truyền
Đau ngực, buồn nôn, khó thở, đổ mồ hôi là triệu chứng điển hình của cơn đau tim (Ảnh: Internet)
- Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là cơn đau xuất phát từ tim do việc thiếu máu cấp cho tim. Tập thể dục và căng thẳng có thể gây đau thắt ngực, dẫn đến các triệu chứng như cảm giác căng cứng ở cánh tay hoặc hàm, khó thở, mệt mỏi và buồn nôn. Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu ở cổ họng và cứng hàm, trong khi đàn ông có thể cảm thấy áp lực ở ngực.
Các triệu chứng của cơn đau thắt ngực dễ nhầm lẫn với cơn đau tim nên có thể gây chẩn đoán nhầm. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên.
- Cơ tim phì đại (HCM)
Cơ tim phì đại là rối loạn di truyền phổ biến, khiến cơ tim trở nên dày hơn và cứng hơn. Điều này khiến tim khó hoạt động bình thường hơn vì:
Cơ tim dày lên có thể cản trở lưu lượng máu ra khỏi tim.
Tim cần nhiều năng lượng và oxy hơn để hoạt động, đặc biệt là khi tập thể dục.
Tim có thể chứa ít máu hơn nên lượng máu được bơm đến phần còn lại của cơ thể theo mỗi nhịp tim sẽ giảm đi.
Người bị cơ tim phì đại có thể gặp các biến chứng như suy tim, rung nhĩ, nhịp nhanh thất và rung tâm thất. Đặc biệt, cơ tim phi đại có thể dẫn đến tử vong đột ngột, đặc biệt ở trẻ em, thanh niên và vận động viên thi đấu.
Các triệu chứng của cơ tim phì đại như chóng mặt, khó thở, đau ngực và ngất xỉu. Tuy nhiên, một số người có thể không trải qua bất kỳ triệu chứng nào.
Cơ tim phì đại là bệnh rối loạn di truyền và có thể gây tử vong đột ngột (Ảnh: Internet)
- Hen suyễn
Hen suyễn là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến đường hô hấp trong phổi. Tập thể dục có thể gây ra các triệu chứng như thở khò khè, ho, cảm giác đau tức ngực và khó thở ở những người mắc hen suyễn.
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ cao hơn. Việc nhận biết mối liên hệ giữa tập thể dục và các triệu chứng hen suyễn có thể giúp quản lý tình trạng này một cách hiệu quả và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp.
- Căng cơ và chấn thương
Chấn thương cơ ở ngực có thể gây đau ngực khi tập thể dục. Việc sử dụng quá mức cơ ngực có thể dẫn đến căng hoặc rách cơ, gây ra các triệu chứng như đau nhói ngực, bầm tím, sưng, đau khi thở.
Nguy cơ chấn thương cơ ngực thay đổi theo nhóm tuổi, với người già có khả năng bị chấn thương cao hơn do té ngã và người lớn trải qua chấn thương này do tập thể dục, thể thao hoặc va chạm mạnh.
Chấn thương cơ ở ngực có thể gây đau ngực khi tập thể dục (Ảnh: Internet)
Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý đã được đề cập, đau ngực khi tập thể dục có thể do một số lý do khác nhưng thường không nghiêm trọng:
- Thiếu điều hòa: Nếu bạn cảm thấy đau ngực sau khi chạy và không được điều hòa tốt thì đó có thể là do bạn đã tập luyện quá sức.
- Chuột rút cơ ngực: Chuột rút cơ ở ngực có thể gây căng cứng và đau sau khi tập thể dục. Chuột rút cơ xảy ra vì nhiều lý do, nhưng mất nước là phổ biến nhất.
- Ợ nóng: Nếu bạn ăn đồ chiên rán hoặc cay trước khi tập thể dục, điều này có thể gây ra chứng ợ nóng sau khi tập thể dục và có thể gây đau nóng ở ngực.
2. Có nên ngừng tập thể dục khi bị đau ngực không?
Đau tức ngực khi tập thể dục có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng này, chúng ta không thể biết lý do tại sao lại bị đau ngực.
Điều đặc biệt nguy hiểm là cơn đau ngực có thể do đau tim. Vì vậy, nếu xuất hiện cơn đau tức ngực kéo dài hơn một phút, bạn nên ngừng tập thể dục ngay và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu cảm giác khó chịu kèm theo buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở hoặc đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện thì đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.
Ngoài triệu chứng đau ngực, nếu bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, sưng khớp, mệt mỏi quá mức dù bài tập nhẹ nhàng thì bạn cũng nên dừng việc tập thể dục, nghỉ ngơi và chú ý đến các triệu chứng khác.
3. Cách phòng ngừa đau ngực khi tập thể dục
Không phải tất cả các cơn đau ngực đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, có một số lời khuyên chung để ngăn ngừa một số nguyên nhân gây đau ngực, chẳng hạn như đau tim, căng thẳng và hen suyễn:
- Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng
- Tập thể dục thường xuyên nhưng không tập luyện gắng sức
- Tránh hút thuốc lá và rượu
- Kiểm soát huyết áp cao bằng thuốc
- Tránh các hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương thể chất
- Kiểm soát bệnh hen suyễn bằng thuốc
Ngoài ra, khi tập thể dục bạn nên khởi động bằng cách đi bộ, sau đó chuyển sang tốc độ chạy thoải mái. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi trò chuyện, hãy chậm lại. Hô hấp mạnh trong khi chạy ban đầu có thể gây đau, nhưng sự căng thẳng thường biến mất khi luyện tập đều đặn.
Thiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. 1. Nguyên nhân của...