Đầu năm: Phật tử và du khách hoan hỉ tìm về Fansipan bái Phật, cầu an
Những ngày đầu xuân năm mới, trên “Nóc nhà Đông Dương”, đông đảo du khách, phật tử tìm về, hành hương trong sự thành kính, vượt qua những bậc đá rêu phong để chiêm bái Phật, cầu an tại quần thể tâm linh Fansipan.
Đầu xuân là khoảng thời gian đất trời và con người giao hòa, là thời điểm lòng người hướng đạo, tìm về những nơi linh thiêng lễ bái, cầu khấn các vị thần Phật cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Đỉnh thiêng non ngàn Fansipan nơi Sa Pa mây phủ, không chỉ níu chân du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mà còn bởi quần thể tâm linh linh thiêng tại điểm linh thông giữa đất và trời.
Hành trình bái Phật, cầu an trên “Nóc nhà Đông Dương” được bắt đầu bằng lễ nguyện cầu tại Bảo An Thiền Tự, công trình đầu tiên trong quần thể tâm linh, ở độ cao 1600m, nằm đối diện ga đi cáp treo Fansipan. Khác với sự náo nhiệt thường thấy ở những điểm đến tâm linh mùa cầu an năm mới, Bảo An Thiền Tự nằm tĩnh lặng, yên ả trong màn sương bảng lảng đặc trưng của Fansipan, Phật tử và du khách xếp hàng ngay ngắn bái Phật, đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn phòng dịch.
Từ Bảo An Thiền Tự, cáp treo đưa đoàn Phật tử xuyên mây lên “Nóc nhà Đông Dương”, nơi những cụm công trình tâm linh trải dài từ độ cao 2000m đến 3000m tại khu vực đỉnh. Một đại cảnh Vạn hoa dâng Phật tạo hình đoá sen khổng lồ rộng 150m2 làm từ hàng ngàn bông hoa tươi rực rỡ được đặt ở Sân Mây, chào đón những bước chân an lạc lên “Cổng trời”.
Sau khi bước qua cổng tam quan Thanh Vân Đắc Lộ sừng sững giữa mây trời vời vợi, dáng chùa cổ kính, uy nghiêm mà thân thuộc của Bích Vân Thiền Tự là nơi Phật tử và du khách thành tâm cầu an trước Đức Phật hay cầu tài, cầu lộc tại đền thờ Quốc Tổ, Quốc Mẫu.
Men theo những khúc ngoặt quanh co, sẽ tới chân Đại Tượng Phật A Di Đà cao 21m. Cúi đầu thành tâm khấn nguyện trước ánh nhìn từ bi độ lượng lan tỏa xuống nhân gian, thấy tâm mình sao thanh thản lạ lùng.
Từ Đại tượng Phật, chặng đường hành hương được nối dài trên đường La Hán. Dưới những thân cây đỗ quyên trăm tuổi mốc thếch rêu phong là 18 vị La Hán bằng đồng, cao 2,5m, với đủ sắc thái cảm xúc, toát lên nét từ bi hỉ xả khiến những đôi chân dạo bước nhẹ tựa mây bồng, ngỡ như đang đi vào cõi Phật huyền ảo.
Video đang HOT
Cuối đường La Hán là tới Quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Trục chính của quần thể là một tòa bảo tháp cao 11 tầng, cao 20m, được làm bằng đá nguyên khối có kiến trúc kế thừa phong cách ngôi tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định – nơi quàn xá lỵ Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Từ Kim Sơn Bảo Thắng tự, Phật tử và du khách sẽ được chiêm bái bức tượng Quan Âm cao 9m, ngự trên một tảng đá vươn cao, mặt hướng về biển mây và cảnh núi non hùng vỹ như đang phổ độ chúng sinh dưới nhân gian. Nhiều Phật tử năm nào cũng tìm đến Fansipan để xin Bồ Tát ban phước lành, che chở cho gia đình, người thân được vạn cát an khang, bình an, mạnh khoẻ.
Chi Nguyễn Thị Thu (trú quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nào gia đình tôi cũng đi du xuân lễ Phật ở Fansipan. Tôi rất ấn tượng với không khí thanh tịnh ở đây, không có cảnh chen lấn, tranh giành, ai cũng chan hòa, thành tâm chiêm bái. Đặc biệt, thời điểm này, khu du lịch đã làm rất tốt việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho du khách, nên tôi thấy rất yên tâm”.
Hiểu được tâm ý của Phật tử và du khách mong muốn được “hái lộc”, “gói an” mang về cho gia đình, khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã chuẩn bị hai bức tường Lộc và An đặt tại Bích Vân Thiền Tự, với những tấm thẻ cầu an, cầu lộc, cầu tài đã được các sư thầy trì chú để du khách lấy may đầu năm. Khu du lịch cũng tặng vé buffet trưa trị giá 250.000 đồng cho mọi du khách, Phật tử mua vé cáp treo lên đỉnh Fansipan từ ngày 14/2.
Nhiều du khách cho biết, sự chuẩn bị chu đáo của Khu du lịch đã mang đến cho họ một chuyến du xuân, cầu an ấn tượng và ý nghĩa.
9 điều du khách nên làm nhất khi đến 'nơi của các vị thần'
Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, nằm ở bờ phía bắc của sông Lhasa tại dãy Hymalaya. Khu vực này có biệt danh là 'Tử Cấm Thành' vì có nhiều địa điểm tôn giáo linh thiêng. Lhasa được dịch nghĩa là 'Nơi của các vị thần'.
Lhasa còn được mệnh danh là "Thành phố Ánh Dương" vì trung bình có tới 8 giờ nắng mỗi ngày. Đây là một trong những thành phố nằm ở vị trí cao nhất thế giới. Đã từng là trung tâm của Đế quốc Tây Tạng trong hàng trăm năm, khách du lịch đổ về đây quanh năm để khám phá pháo đài trên đỉnh đồi hùng vĩ và các đền thờ Phật giáo cổ, tu viện và những con đường hành hương.
Cung điện mùa hè Norbulingka
Norbulingka, có nghĩa là "Công viên kho báu", đã từng là cung điện mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma với nhiều hồ cũng như những khu vườn cao nhất, lớn nhất và đẹp nhất ở cao nguyên Thanh Tạng. Được xây dựng ban đầu chỉ với một cung điện vào những năm 1740 sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 phát hiện ra vẻ đẹp của vùng hoang dã và hẻo lánh này, sau gần 300 năm và trải qua nhiều thế hệ của Đạt Lai Lạt Ma, khu phức hợp bao gồm 5 cung điện: Tsokyil, Kelsang, Takten Migyur, Golden Linka và Lake Heart. Cung điện có hơn 370 phòng và 30.000 di tích văn hóa để khám phá. Điểm nổi bật bao gồm Đền Vua Rồng, tranh tường Cung điện Mới, gian hàng kiểu Hán, Bảo tàng Tây Tạng và Sở thú Norbulingka.
Yerpa
Nép mình trên sườn dốc của Dagze, Yerpa gồm một loạt các hang động, đền thờ và nhà nguyện cổ được chạm khắc vào các vách đá vôi của Thung lũng Yerpa. Những hang động này rất quan trọng trong thời kỳ tiền Phật giáo và sau đó trở thành một địa điểm thiền định cho các nhân vật Phật giáo nổi tiếng như Songtsen Gampo, Padmasambhava và Atisha. Ngày nay, các sườn núi được phủ trong cờ cầu nguyện nhiều màu. Yerpa chủ yếu được viếng thăm bởi những người hành hương Tây Tạng, nhưng không khí trong lành và cảnh quan nông thôn rất đáng để du khách ghé thăm.
Bảo tàng Tây Tạng
Bảo tàng Tây Tạng là bảo tàng chính thức và là bảo tàng hiện đại đầu tiên của Tây Tạng. Nằm trong Cung điện Mùa hè Norbulingka, nơi đây có hơn 520.000 di vật và cổ vật, từ đồ gốm Trung Quốc đến các bức tượng Phật giáo cổ xưa. Được xây dựng vào năm 1994 với phong cách kiến trúc điển hình của Tây Tạng và Trung Quốc, bảo tàng đã khai trương vào cuối năm 1999. Đừng bỏ lỡ các dầm trang trí và treo tường trong phòng trưng bày Prelude, và nghệ thuật dân gian Tây Tạng từ thủ công mỹ nghệ, trang phục đến đồ trang sức.
Tu viện Ganden
Nhìn ra thung lũng Kyi-chu trên sườn núi Wangbur và gồm hơn 50 tòa nhà, tu viện Ganden là một trong những tu viện Phật giáo Gelugpa lâu đời nhất và lớn nhất từng được xây dựng. Tu viện được thành lập vào năm 1409 bởi Tsongkhapa, bậc thầy của phái Mũ vàng trong Phật giáo Tây Tạng. Khi ông qua đời một thập kỷ sau đó, xác ướp của ông được chôn trong một ngôi mộ phủ bạc và vàng. Tu viện bị tấn công trong cuộc nổi loạn năm 1959 và sau đó bị pháo binh Hồng vệ bắn vào năm 1966, hài cốt Tsongkhapa đã bị phá hủy. Ngày nay, Ganden là 1 trong 3 tu viện vĩ đại của Lhasa. Đừng bỏ lỡ Lễ hội vẽ tranh Phật hằng năm vào tháng 6 và Ganden Kora, một cuộc hành hương kéo dài 45 phút vòng quanh khu bảo tồn với khung cảnh lạ thường trên sông Lhasa.
Tu viện Drepung
Được bao quanh bởi các ngọn núi ở cả 3 phía, tu viện Drepung gồm những ngôi chùa cùng nhà nguyện sơn màu vàng và đỏ nằm dọc bên sườn của ngọn núi Gambo Utse. Với lịch sử 600 năm đầy ấn tượng, tu viện Drepung đã từng là tu viện lớn nhất và quyền lực nhất ở Tây Tạng, đồng thời nó cũng từng là ngôi nhà của hơn 10.000 tu sĩ vào thời kỳ hoàng kim. Hiện tại chỉ có 300 người, nhưng đây vẫn là một trong 3 tu viện vĩ đại của Lhasa. Hiện Drepung chứa 7 trường đại học bao gồm: Deyang, Gomang, Shagkor, Loseling, Gyelwa, Dulwa, Ngagpa và Tosamling, mỗi trường dạy một trường phái tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng khác nhau. Du khách có thể khám phá những bức tượng Phật 500 năm tuổi cũng như những bức tranh tường cổ, đồ sứ và tranh vẽ ngoạn mục ở đây.
Đường Barkhor
Nằm trong khu phố cổ của Lhasa, Barkhor Street là một con đường hình tròn cổ xưa vòng quanh Đền Jokhang. Được xây dựng vào năm 647 bởi vị vua đầu tiên của Tây Tạng Songtsen Gampo, con đường được hình thành dưới chân của hàng ngàn người hành hương Phật giáo. Được lát bằng những phiến đá được đánh bóng với 2 bên đường là các cửa hàng truyền thống bán dao Tây Tạng, bánh xe cầu nguyện và cuộn giấy Tây Tạng, Barkhor Street là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Lhasa.
Tu viện Sera
Nằm dưới chân núi Pubuchok, tu viện Sera là một trong 3 tu viện vĩ đại của Lhasa. Nó được đặt tên là Sera, có nghĩa là hoa hồng hoang dã, sau khi sườn đồi phủ đầy hoa hồng được chọn để xây dựng tu viện. Ngày nay, với những lối đi lát đá cuội rợp bóng cây, đây vẫn là một trong những tu viện đẹp nhất ở Tây Tạng. Được thành lập vào năm 1419, tu viện Sera dành riêng cho dòng mũ vàng của Phật giáo Tây Tạng. Trong thời kỳ hoàng kim, nó có 5 trường cao đẳng và 5.000 tu sĩ.
Đền Jokhang
Đền Jokhang, còn được gọi là Tu viện Jokhang, là trung tâm tâm linh của Tây Tạng. Nằm ở trung tâm của khu phố cổ, được bao quanh bởi Đường Barkhor - tuyến đường hành hương linh thiêng nhất dành cho những người hành hương Tây Tạng. Được xây dựng lần đầu tiên vào thời kỳ Tubo, đền Jokhang là nơi có kiến trúc lâu đời và linh thiêng nhất ở Lhasa, với 3.000 hình ảnh của Đức Phật và các vị thần khác. Nó đã được xây dựng lại, mở rộng nhiều lần và có sự pha trộn hài hòa với các phong cách kiến trúc chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Du khách đến đây đừng quên chiêm ngưỡng bức tượng Sakyamuni được trang hoàng bằng đá quý, bức tượng thiêng liêng nhất của Tây Tạng, và leo lên sân thượng để ngắm cảnh quyến rũ của con đường hành hương cùng cung điện Potala.
Cung điện Potala
Nằm trên sườn dốc của Núi Đỏ, cung điện Potala là cung điện cổ xưa cao nhất thế giới. Đã từng là cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 7, Potala (có nghĩa là Cõi trời cao) cũng là trụ sở của chính phủ Tây Tạng và một pháo đài quân sự lớn. Được xây dựng lần đầu tiên với tư cách là cung điện của Srong-brtsan-sgam-po trên núi Potala, nó đã bị phá hủy và xây dựng lại trên địa điểm hiện tại vào năm 1645 - được chọn để đặt gần Đại tu viện Lhasa. Ngày nay, cung điện đỏ và trắng hùng vĩ này có hơn 1.000 phòng, bao gồm không gian sống của Đạt Lai Lạt Ma, phòng lễ, ngai vàng, và các bảo tháp chôn cất mạ vàng của Đạt Lai Lạt Ma trước đây.
Ngắm biển mây tuyệt đẹp trên 'nóc nhà' của Việt Nam Đến hẹn lại lên, du khách yêu cảm giác được bay trên biển mây lại tìm đến Fansipan để chiêm ngưỡng một trong những khoảnh khắc diệu kỳ nhất ở Việt Nam. Với nhiều du khách, đỉnh Fansipan ẩn chứa nhiều điều kỳ bí và là một trong những điểm đến nhất định phải ghé qua trong đời. Những năm gần đây, việc...