Đầu năm mới ‘hoang mang’ với bánh kẹo kém chất lượng
Với hàng loạt các lễ hội diễn ra vào đầu năm, nhu cầu bánh mứt kẹo được dự báo sẽ không hề kém cạnh so với thời điểm trong Tết Nguyên đán 2016.
Tuy nhiên, cũng giống như thời điểm trong Tết Nguyên đán, vấn đề chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại bánh mứt kẹo vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp với người tiêu dùng.
Ghi nhận cho thấy, các kho chứa hàng vi phạm của Quản lý thị trường Hà Nội đều đã không còn một chỗ trống. Không dừng ở đây, theo chính cán bộ trong ngành cho biết, đây chỉ là kết quả của một số vụ việc mà lực lượng chức năng đã bắt được.
Trong khi đó, còn vô vàn những vụ làm giả, buôn lậu hoặc sản xuất hàng mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà các lực lượng chức năng vẫn chưa khống chế được và người tiêu dùng vẫn đang phải gánh chịu hậu quả hàng ngày.
Và để thấy rõ hơn thị trường bánh kẹo giả, kém chất lượng, các chiêu thức lên đời cho ô mai, các loại hạt xuất xứ từ Trung Quốc cũng như công nghệ sản xuất mứt táo độc hại ở Hưng Yên… Tất cả sẽ có trong phần Tiêu điểm trong chương trình Chuyển động 24h trưa ngày 15/2.
Video đang HOT
Theo Người tiêu dùng
Giá thực phẩm rau xanh trở lại ổn định sau Tết
Giá bán các mặt hàng thực phẩm cơ bản cơ bản ổn định, riêng một số loại rau củ đã giảm so với thời điểm cận Tết.
Sau những ngày nghỉ tết, tại các chợ đầu mối ở Hà Nội, tiểu thương bắt đầu nhập hàng kinh doanh. Tại các chợ truyền thống như chợ Hàng Da, Hàng Bè, Thành Công... giá bán các mặt hàng trái cây và thịt gia súc, gia cầm cơ bản đã giảm về bằng giá của ngày thường. Riêng một số loại rau củ tuy vẫn cao hơn nhưng đã giảm so với thời điểm cận Tết do nguồn cung rau khá dồi dào, bảo đảm đáp ứng nhu cầu.
Khảo sát ở thời điểm hiện tại, giá thịt lợn đang dao động 95.000 - 110.000 đồng/kg, tùy loại; thịt bò có giá 260.000 - 300.000 đồng/kg; gà ta có giá 130.000 đồng/kg, gà công nghiệp 75.000 đồng/kg. Rau cần 15.000 đồng/mớ, giảm 5.000 đồng so với ngày cận và trong Tết; rau cải bó xôi 25.000 đồng/kg, su hào 9.000 đồng/củ, giảm 6.000 đồng/củ... Cá chép giá 100.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng, tôm giá dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/kg.
"Từ đợt rét trước Tết, rau đã tăng giá rồi. Hôm 30 Tết, rau cần là 10.000 đồng/bó; rau cải 20.000 đồng/kg; bắp cải 17.000 đồng/kg... người bán phải mua rau từ đầu nguồn rất khó khăn, thêm tiền công vận chuyển tăng cao nên giá phải đắt hơn hôm 30 Tết", bà Huệ, tiểu thương chợ Thành Công cho biết.
"Giá có tăng thật nhưng người mua ít lắm, vì hầu như các nhà đã trữ sẵn thực phẩm từ trước Tết rồi, chỉ có rau xanh, hải sản tiêu thụ mạnh vì nhiều gia đình ăn lẩu", chị Tình, tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Nghĩa Tân cho hay.
Giá nhiều loại rau xanh đã giảm nhiệt so với thời điểm trước Tết. (Ảnh: Internet)
Trong khi đó, tại nhiều chợ trên địa bàn TP HCM, giá thực phẩm đều tăng từ 30 - 100%. Do lượng thực phẩm khan hiếm hơn ngày thường nên dù giá cao vẫn đắt hàng.
Ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình... giá tất cả các loại mặt hàng đều tăng mạnh so với ngày thường. Cụ thể, rau muống, rau cải ngọt tăng từ 5.000 đồng lên 10.000 đồng/bó. Rau cần tăng từ 10.000 đồng lên 20.000 đồng/bó. Cà chua, súp lơ, dưa leo tăng từ 20.000 đồng lên 35.000 đồng/kg. Bầu, bí, mướp cũng được bán với mức 35.000 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với ngày thường.
Tăng mạnh nhất là thực phẩm tươi sống, thịt bò tăng từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng/kg, thịt heo ba rọi tăng từ 80.000 lên 130.000 đồng/kg. Thịt gà ta tăng từ 130.000 đồng lên 200.000 đồng/kg. Các loại cá như diêu hồng, cá lóc, cá trôi, cá trắm cũng tăng mạnh từ 30 - 50.000 đồng/kg.
Chị Đinh Thị Lan (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, vào ngày thường chị đi chợ nấu ăn cho gia đình chỉ hết khoảng 300.000 đồng/ngày với đủ rau, cá, thịt. Mấy ngày Tết, ngày nào đi chợ cũng phải chi tiền ra gấp đôi. Bình thường mua bó rau chỉ 5.000 - 7.000 đồng nhưng mấy ngày Tết mua cả trăm ngàn tiền rau mới đủ cho cả gia đình ăn. "Do ngày Tết chỉ có một vài sạp mở bán nên tôi cũng đành phải mua về sử dụng. Tôi thấy năm nay giá cả tăng mạnh quá, bình thường mọi năm giá thực phẩm chỉ nhỉnh hơn chút so với ngày thường nhưng năm nay tăng chóng mặt luôn" - Chị Lan nói.
Ông Cao Thi Hà (tiểu thương chợ Tân Bình) cho biết: "Năm nay các mối hàng đều bỏ mối cao hơn mọi năm nên chúng tôi đều phải tăng giá bán. Nhiều khách hàng thắc mắc vì giá quá cao nhưng chúng tôi cũng không thể giảm giá được".
Đến thời điểm này các siêu thị như Co.opmart, Big C... đã mở cửa hoạt động bình thường để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Riêng siêu thị Vinmart do nằm trong hệ thống trung tâm thương mại Vincom nên mở cửa liên tục.
Để đảm bảo nguồn cung, ngay trong dịp Tết, các siêu thị đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân sau Tết nhất là các nhóm mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống... bởi các mặt hàng này được người dân chọn mua nhiều nhất trong những ngày sau Tết. Giá cả các loại hàng hóa tại siêu thị ổn định, lượng người đi mua sắm vẫn chưa nhiều./.
PV Tổng hợp
Theo_VOV
Nắng ấm, các điểm vui chơi ở miền Trung thu hút đông du khách Thời tiết nắng ấm, nhiều di tích văn hóa, lịch sử, các điểm vui chơi, giải trí ở miền Trung thu hút rất đông người dân và du khách đến du xuân, vãn cảnh. Tại thành phố Đà Nẵng, từ Mùng 3 Tết đến nay, thời tiết nắng ấm, lượng khách đến du xuân tại thành phố này tăng đáng kể. Trong 5...