Đầu năm đi lễ chùa nào ở Hà Nội?
Trong tâm thức của người Việt, đi lễ chùa đầu năm là dịp để mọi người cầu tài lộc, cầu sức khỏe và cầu tình duyên.
Nếu bạn muốn đi lễ cầu cho gia đình một năm đầy may mắn tài lộc ngay trong tháng giêng mà không biết đầu năm đi lễ chùa nào ở Hà Nội thì hãy tham khảo những địa điểm lễ chùa dưới đây.
Đi lễ chùa đầu năm: Chùa Hà – Cầu tình duyên
Đây là địa điểm ưa thích của các Fa hay các cô nàng – anh chàng đến tuổi cập kê hoặc của các ông bố bà mẹ đã có con đến tuổi dựng vợ gả chồng. Chùa Hà xưa nay nổi tiếng là nơi linh thiêng để cầu tình duyên nằm ở phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Đây chính là địa điểm làng Vòng với món cốm làng Vòng nổi tiếng xưa kia.
Đi lễ chùa đầu năm và cầu duyên tại chùa Hà.
Tương truyền, ai chưa có duyên đến đây cầu rất linh nghiệm nhưng nếu duyên đến rồi mà cầu hoặc 2 người yêu nhau đi cùng tới chùa Hà cầu duyên thì sẽ tan đàn xẻ nghé. Nên thời điểm đầu năm, ra Giêng rất nhiều người đến đây khấn cầu để mong cầu được một mối duyên lành cho mình. Bên cạnh đó cũng có nhiều người đến để cắt duyên hay đuổi duyên đi. Nếu bạn chưa biết đi lễ chùa đầu năm ở chùa nào Hà Nội để cầu duyên thì giờ đã có địa chỉ cực thiêng cho bạn nhé!
Đi lễ chùa đầu năm: Phủ Tây Hồ – cầu tài lộc
Vào dịp đầu năm mới phủ Tây Hồ lúc nào cũng nườm nượp khách hành hương, du xuân đủ mội tầng lớp và lứa tuổi vì đây là nơi cầu tài lộc nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống đình chùa hà nội. Khách thập phương từ khắp nơi cũng dành thời gian tới đây thắp hương cầu khấn.
Phủ Tây Hồ thu hút rất đông du khách đi lễ chùa đầu năm.
Phủ Tây Hồ nằm ở phía đông của Hồ Tây, trên một bán đảo nhô ra giữa lòng hồ, ngày trước là 1 làng cổ của kinh thành thăng long. Người ta thường đến phủ Tây Hồ cùng với đền thờ bà chúa Liễu Hạnh và đền bà chúa Kho để cầu xin may mắn, thưởng ngoạn cảnh đẹp. Nếu bạn chưa biết đầu năm đi lễ chùa nào ở Hà Nội cầu tài lộc thì không thể không đến Phủ Tây Hồ.
Đi lễ chùa đầu năm: Chùa Kim Liên
Video đang HOT
Chùa Kim Liên là một quần thể kiến trúc lớn có phong cảnh đẹp, lưu trữ nhiều nét văn hóa dân tộc nằm trên phường Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Chùa Kim Liên là một trong những chùa thiêng được người tin Phật thường xuyên đến dâng hương lễ bái. Ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỉ XVII, như một bông xen vàng thanh tao, cao quý khoe sắc đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát giữa lòng Hà Nội.
Chùa Kim Liên – điểm đến không thể bỏ qua cho dịp đi lễ chùa đầu năm.
Chùa được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất ở nước ta (theo cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995, Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, Hà Nội năm 1989).
Đi lễ chùa đầu năm: Quốc Tử Giám – xin chữ Tại Văn Miếu
Địa chỉ cuối cùng cho câu hỏi đầu năm đi lễ chùa nào ở Hà nội là Quốc Tử Giám – Văn Miếu. Vào đầu năm những người muốn công danh, đỗ đạt thường đến đây xin chữ. Có cả những người xin chữ tài lộc hay tình duyên. Xin chữ là một tập tục đẹp trong truyền thống văn hóa và quan niệm hiếu họ của người Việt.
Quốc Tử Giám – Văn Miếu địa điểm xin chữ của người Hà Nội dịp đầu năm.
Trên đây là các chùa đầu năm bạn lên đi lễ ở Hà Nội dịp Tết Nhâm Dần sắp tới. Trải qua một năm dài và nhiều khó khăn bởi tác động của đại dịch, đi lễ chùa đầu năm sẽ giúp bạn tìm lại cảm giác thư thái, bình an trong tâm hồn trong những ngày đầu năm mới. Những ý niệm đẹp cùng lời khấn cầu an cũng sẽ giúp bạn và những người thân bước sang một năm mới với niềm tin, sức sống và hy vọng vào những điều tốt đẹp, an vui.
Hoàng điệp 'rớt nắng' trên phố Hà thành
Không kiêu sa như muồng hoàng yến, không lãng mạn như bằng lăng, không chói lóa như phượng vỹ, nhưng mỗi khi hoa hoàng điệp rớt nắng trên phố Hà thành vẫn khiến bao người xao xuyến.
Những ngày hè, trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội lại ngập đầy sắc vàng của hoa điệp.
Không quá đẹp để được trưng trong nhà, hay lãng mạn để những người đang yêu hái tặng nhau, điệp vàng âm thầm điểm trang cho các tòa nhà cao tầng để khi rụng xuống mang theo kỷ niệm riêng cho bao người.
Trên các con đường lớn, những lối đi, trong công viên hay sân trường bạn đều có thể bắt gặp loài hoàng điệp mang sắc vàng như màu nắng.
Có lẽ, Hà Nội là một trong những thành phố hoa điệp được trồng nhiều nhất. Cũng chẳng ở đâu hoa điệp đậm màu vàng như ở Hà Nội.
Màu vàng của hoa điệp chen giữa màu lá xanh, màu vàng đung đưa bên những khung cửa sổ, màu vàng đậm sắc trên nền trời, màu vàng rải đầy những con đường dưới bước chân người qua lại.
Đầu mùa hoa, cây điệp vốn rất ít người để ý, bởi lẽ những bông hoa vàng thường nở ở trên đỉnh ngọn cây, lấp ló sau những cành lá xanh thẫm tươi mát. Cuối tháng 5, toàn bộ cây điệp nở hoa vàng rực mới khiến cả con đường trở nên rực rỡ.
Hoa điệp cũng là loài hoa gắn liền với tuổi học trò.
Bởi, cứ đến khi những cô, cậu học sinh bịn rịn chia tay nhau thì hoa điệp mới nở rộ.
Cứ như thế, hoàng điệp âm thầm, lặng lẽ gắn liền với mối tình đẹp tuổi học trò, với những buổi tan trường về đi trên những con đường nhuộm vàng bởi màu hoa ấy.
Vậy nên nhiều người qua đường thoáng thấy những bông hoa vàng nhỏ xinh rơi nhẹ xuống đường lại bồi hồi, xao xuyến là vì thế.
Mùa hoa điệp bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tận tháng 8.
Loài cây này có sức sống khá mãnh liệt và bền bỉ.
Thân cây to, tán rộng mang lại sự mát mẻ cho người dân thành phố.
Hoa điệp mỏng manh nở đúng lúc thời tiết mùa hè ở Hà Nội khó chịu nhất và khắc nghiệt nhất nên rất dễ bị lay động bởi gió.
Những cánh hoa điệp vàng khoe sắc tô điểm cho Hà Nội trở nên lãng mạn hơn, dịu dàng hơn.
Ba villa 'đẹp quên lối về' ở ngoại thành Hà Nội Từ 1,1 triệu đồng du khách có thể thuê một căn nghỉ riêng biệt và tận hưởng không gian núi rừng vắng vẻ chỉ cách Hà Nội một tiếng di chuyển. Rời trung tâm Hà Nội khoảng 40-60 km du khách sẽ tìm thấy những điểm nghỉ dưỡng nhỏ xinh, nằm giữa rừng và tách biệt với phố thị nhưng vẫn đủ tiện...