Dầu mù tạt giúp chị em thêm xinh đẹp rạng ngời
Dầu mù tạt không những giàu các thành phần chống viêm, chống khuẩn mà còn rất dồi dào Omega 3, Omega 6, vitamin E.. cùng các loại khoáng chất. Sử dụng dầu mù tạt để chăm sóc da dẻ, tóc tai là sự lựa chọn tuyệt vời cho phái đẹp. Cùng điểm qua những công dụng &’thần kì’ để chăm sóc sắc đẹp của dầu mù tạt nhé:
Dưỡng ẩm hoàn hảo
Nếu bạn sở hữu làn da khô ráp, dễ bong tróc, hãy đều đặn mát xa toàn thân bằng dầu mù tạt mỗi tuần 1 lần. Quá trình mát xa sẽ giúp dầu mù tạt thẩm thấu nhanh, cho da tăng độ đàn hồi, mềm mịn và không còn khô bong.
Ngoài ra, bạn gái cũng có thể mát xa da mặt bằng dầu mù tạt 1 lần/tuần để cải thiện sắc tố da, đem lại làn da căng mọng không tì vết.
Chống nhiễm trùng và các bệnh về nấm
Nếu cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh về nấm, hãy mát xa toàn thân với dầu mù tạt thường xuyên. Việc mát xa này sẽ khiến những vết nhiễm trùng nhanh chóng được cải thiện, biến mất dần bởi allyl isothocyanate trong dầu mù tạt có công dụng chống viêm nhiễm khá hiệu quả.
Tăng cường lưu thông máu
Mát xa toàn thân với dầu mù tạt giúp quá trình lưu thông máu gia tăng, khiến cho da dẻ chị em thêm hồng hào, khỏe mạnh. Sẽ hiệu quả hơn khi bạn mát xa bằng dầu mù tạt được hâm nóng. Đó cũng là lí do tại sao các chuyên viên ở spa thường dùng dầu mù tạt kết hợp với các loại dầu khác để mát xa da, tăng cường lưu thông máu.
Video đang HOT
Sử dụng dầu mù tạt như một loại dầu rửa mặt là cách tốt nhất để bạn có 1 làn da sạch bong, trơn láng. Dầu mù tạt giúp cuốn trôi những vết bẩn trên da, làm sạch các lỗ chân lông đang bị tắc. Tuy nhiên nếu bạn gái có làn da dầu thì không nên sử dụng loại sữa rửa mặt này thường xuyên.
Bên cạnh đó, dầu mù tạt còn được biết đến với khả năng làm thư giãn các cơ, giúp cơ mềm mại và cho da trẻ lâu.
Trộn dầu mù tạt với bột đậu xanh Ấn Độ, sữa đông và vài giọt nước chanh. Thoa loại mặt nạ này lên toàn bộ gương mặt và để trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh. Bạn nên áp dụng mặt nạ này 2-3 lần mỗi tuần để loại bỏ hoàn toàn những đốm đen, vết cháy nắng và cho da ngày càng trắng mịn.
Giá thành không đắt bằng dầu oliu, dầu hạnh nhân nhưng công dụng của dầu mù tạt cho da và tóc thì trên cả tuyệt vời. Đặc biệt đối với tóc, dầu mù tạt có khả năng chống rụng tóc, cho tóc thêm dày, mượt mà và ngăn việc tóc bạc sớm. Phụ nữ Ấn Độ thường xuyên sử dụng dầu mù tạt để mát xa da đầu, mát xa tóc cho tóc thêm bóng mượt và chắc khỏe.
Cách hiệu quả nhất để mát xa dầu mù tạt trên tóc là hâm nóng là dầu mù tạt cùng dầu oliu, dầu hạnh nhân, thoa lên từng phần tóc và mát xa nhẹ nhàng da đầu trong 15-20 phút. Sau đó dùng mũ tắm trùm kín tóc và để trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn mới dùng dầu gội đầu để gội sạch lại tóc.
Theo HPGD
Công dụng "thần kì" chăm sóc sắc đẹp của dầu mù tạt
Dầu mù tạt không những giàu các thành phần chống viêm, chống khuẩn mà còn rất dồi dào Omega 3, Omega 6, vitamin E.. cùng các loại khoáng chất. Sử dụng dầu mù tạt để chăm sóc da dẻ, tóc tai là sự lựa chọn tuyệt vời cho phái đẹp. Cùng điểm qua những công dụng &'thần kì' để chăm sóc sắc đẹp của dầu mù tạt nhé:
Dưỡng ẩm hoàn hảo
Nếu bạn sở hữu làn da khô ráp, dễ bong tróc, hãy đều đặn mát xa toàn thân bằng dầu mù tạt mỗi tuần 1 lần. Quá trình mát xa sẽ giúp dầu mù tạt thẩm thấu nhanh, cho da tăng độ đàn hồi, mềm mịn và không còn khô bong.
Tăng cường độ ẩm toàn thân với dầu mù tạt.
Ngoài ra, bạn gái cũng có thể mát xa da mặt bằng dầu mù tạt 1 lần/tuần để cải thiện sắc tố da, đem lại làn da căng mọng không tì vết.
Chống nhiễm trùng và các bệnh về nấm
Nếu cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh về nấm, hãy mát xa toàn thân với dầu mù tạt thường xuyên. Việc mát xa này sẽ khiến những vết nhiễm trùng nhanh chóng được cải thiện, biến mất dần bởi allyl isothocyanate trong dầu mù tạt có công dụng chống viêm nhiễm khá hiệu quả.
Chống nhiễm trùng và nấm hiệu quả với dầu mù tạt.
Tăng cường lưu thông máu
Mát xa toàn thân với dầu mù tạt giúp quá trình lưu thông máu gia tăng, khiến cho da dẻ chị em thêm hồng hào, khỏe mạnh. Sẽ hiệu quả hơn khi bạn mát xa bằng dầu mù tạt được hâm nóng. Đó cũng là lí do tại sao các chuyên viên ở spa thường dùng dầu mù tạt kết hợp với các loại dầu khác để mát xa da, tăng cường lưu thông máu.
Tăng cường mát xa da, lưu thông máu với dầu mù tạt.
Làm sạch da mặt
Sử dụng dầu mù tạt như một loại dầu rửa mặt là cách tốt nhất để bạn có 1 làn da sạch bong, trơn láng. Dầu mù tạt giúp cuốn trôi những vết bẩn trên da, làm sạch các lỗ chân lông đang bị tắc. Tuy nhiên nếu bạn gái có làn da dầu thì không nên sử dụng loại sữa rửa mặt này thường xuyên.
Dầu mù tạt có thể dùng như một loại sữa rửa mặt làm sạch sâu.
Bên cạnh đó, dầu mù tạt còn được biết đến với khả năng làm thư giãn các cơ, giúp cơ mềm mại và cho da trẻ lâu.
Mờ vết thâm nám
Trộn dầu mù tạt với bột đậu xanh Ấn Độ, sữa đông và vài giọt nước chanh. Thoa loại mặt nạ này lên toàn bộ gương mặt và để trong khoảng 10 - 15 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh. Bạn nên áp dụng mặt nạ này 2-3 lần mỗi tuần để loại bỏ hoàn toàn những đốm đen, vết cháy nắng và cho da ngày càng trắng mịn.
Kết hợp cùng chanh, sữa đông để loại nốt đốm đen, cháy nắng trên da.
Chống rụng tóc
Giá thành không đắt bằng dầu oliu, dầu hạnh nhân nhưng công dụng của dầu mù tạt cho da và tóc thì trên cả tuyệt vời. Đặc biệt đối với tóc, dầu mù tạt có khả năng chống rụng tóc, cho tóc thêm dày, mượt mà và ngăn việc tóc bạc sớm. Phụ nữ Ấn Độ thường xuyên sử dụng dầu mù tạt để mát xa da đầu, mát xa tóc cho tóc thêm bóng mượt và chắc khỏe.
Dầu mù tạt ngăn tóc gãy rụng và bạc sớm.
Cách hiệu quả nhất để mát xa dầu mù tạt trên tóc là hâm nóng là dầu mù tạt cùng dầu oliu, dầu hạnh nhân, thoa lên từng phần tóc và mát xa nhẹ nhàng da đầu trong 15-20 phút. Sau đó dùng mũ tắm trùm kín tóc và để trong khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn mới dùng dầu gội đầu để gội sạch lại tóc.
Theo Blogsuckhoe
Da không còn sần sùi và khó chịu vì những nốt mụn li ti đáng ghét nhờ áp dụng 6 cách này Nhiều bạn gái nhìn da thì không thấy hạt mụn nào nhưng ẩn sau làn da đó là đầy rẫy các hạt li ti, ẩn dưới da gây ngứa và khó chịu. Cùng chúng tôi tìm cách "trị mụn ẩn" nhé! Mụn ẩn, hay còn gọi là mụn chìm thường mọc dưới bề mặt da chứ không trồi lên. Mụn ẩn mọc thành...