Đau mắt đỏ là triệu chứng của COVID-19?
Mắt đỏ và COVID-19 có mối liên hệ gì không?
Những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 vẫn là khó thở, ho và sốt. Tuy nhiên, các chuyên gia đang phát hiện ra các triệu chứng khác, ít phổ biến hơn, nhưng lại gây bất ngờ hơn: viêm kết mạc, hay còn gọi là mắt đỏ.
Theo chuyên gia Sonal Tuli thuộc Học viện Nhãn khoa Mỹ, ước tính khoảng 5% bệnh nhân COVID-19 phát triển triệu chứng mắt này.
Vì thế, nếu bạn bị đau mắt đỏ, đừng ngay lập tức cho rằng mình mắc COVID-19, nhưng cũng đừng loại bỏ khả năng này, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Viêm kết mạc là gì?
Tiến sĩ Tuli cho biết, viêm kết mạc (mắt đỏ) là một bệnh nhiễm trùng mắt. Nguyên nhân thường là do virus hoặc vi khuẩn và đôi khi là do một số tác nhân kích ứng.
Triệu chứng phổ biến là các phần màu trắng của mắt trở thành màu hồng hoặc đỏ. Bên cạnh đó, mắt có thể bị đau, có cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và nhiều rử mắt. Vào buổi sáng, dỉ mắt có thể làm dính hai mí mắt lại.
Mối liên hệ giữa mắt đỏ và COVID-19
Do virus là nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ, nên virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cũng có thể liên quan. Giống như mũi và miệng, mắt của bạn được bao phủ bằng một lớp màng nhầy (kết mạc). Đây cũng là con đường chính để virus SARS-CoV-2 và các virus khác xâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do tại sao nhân viên y tế bắt buộc phải đeo khẩu trang và kính bảo hộ.
Không rõ liệu virus có thể lây truyền qua dịch mắt hay không, mặc dù SARS-CoV-2 có thể được tìm thấy trong nước mắt.
Làm sao biết mắt đỏ là triệu chứng của COVID-19?
Điều này rất khó, bởi các triệu chứng phần lớn giống nhau bất kể nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đau mắt đỏ. Tiến sĩ Pandit, từng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 bị viêm kết mạc cho biết, viêm kết mạc liên quan đến COVID-19 cũng không liên quan đến một giai đoạn cụ thể của COVID-19 (sớm hoặc muộn) hoặc với mức độ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu bị viêm kết mạc cùng với các triệu chứng khác của COVID-19 như sốt, ho, khó thở và mất khứu giác hoặc vị giác, bạn có thể nghi ngờ mắc COVID-19.
Bên cạnh đó, cũng nên xem xét hoàn cảnh của bạn như có bị phơi nhiễm gì gần đây không? Đã được bảo vệ đầy đủ chưa? Đã tiêm phòng đầy đủ chưa? Có mức độ lan truyền cộng đồng cao trong khu vực của bạn không? Các câu trả lời có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Video đang HOT
Nên đi xét nghiệm?
Chỉ bị viêm kết mạc thì không đủ lý do để đi xét nghiệm COVID-19. Nhưng nếu mắt đỏ đi kèm với các triệu chứng giống như COVID-19, thì xét nghiệm có thể là một ý kiến hay.
Tiến sĩ Pandit cho biết thêm, điều này đặc biệt đúng nếu các triệu chứng viêm kết mạc cấp tính hơn như chảy nước, nhiều vết thương, đau và khó chịu hay bề mặt mắt sưng, phồng.
Làm thế nào để điều trị mắt đỏ do COVID-19?
Tương tự như bất kỳ bệnh đau mắt đỏ do virus nào khác, thực sự không có loại thuốc điều trị cụ thể nào, mà bạn chỉ có thể thực hiện các biện pháp đơn giản để giảm bớt sự khó chịu cho đến khi bệnh tự biến mất.
Theo Tiến sĩ Pandit, Steroid nhẹ và chườm lạnh rất hữu ích. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn rõ rệt trong khoảng thời gian 72 giờ, hãy gọi cho bác sĩ.
COVID-19 liên quan đến các vấn đề về mắt?
Có, nhưng chỉ gián tiếp. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian ngồi trước màn hình tivi, điện thoại, thiết bị thông minh nhiều hơn trong thời kỳ COVID-19 cũng làm gia tăng nguy cơ mỏi mắt, nhức đầu, khô mắt và mờ mắt ở trẻ em.
Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí JAMA Ophthalmology đã phát hiện ra sự gia tăng tình trạng cận thị ở học sinh Trung Quốc sau 6 tháng cách ly do đại dịch.
Nên đeo tấm che mặt hay kính bảo hộ?
Bạn nhất định phải đeo khẩu trang. Còn tấm che mặt hay kính bảo hộ thì hiện không rõ những dụng cụ này có giúp tăng thêm khả năng bảo vệ hay không trừ khi bạn là người chăm sóc hay nhân viên y tế.
Tuy nhiên, cách tốt nhất tuyệt đối để bảo vệ bản thân và những người khác chống lại COVID-19 vẫn là tiêm phòng. Ngay cả khi điều này không hoàn toàn ngăn ngừa nhiễm trùng, song bạn cũng sẽ ít có nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong hơn.
Rửa tay thường xuyên và không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Hãy nhớ rằng mắt đỏ, dù có liên quan đến COVID-19 hay không, cũng rất dễ lây lan.
Chiều 2/12: Đã tiếp nhận hơn 147,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bến Tre ghi nhận 431 F0 cộng đồng
Việt Nam đã tiếp nhận hơn 147,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 94 đợt vaccine với tổng số hơn 138,1 triệu liều; Tỷ lệ chuyển nặng của nhóm bệnh nhân COVID-19 đã tiêm vaccine giảm ngoạn mục; Bến Tre ghi nhận 431 F0 cộng đồng
Hơn 70% người trên 18 tuổi ở nước ta tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 147,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 94 đợt vaccine với tổng số hơn 138,1 triệu liều, còn khoảng 9,4 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng, dự kiến phân bổ trong tuần tới.
Bộ Y tế cho biết, trong thời gian từ 01/12/2021 đến hết 31/12/2021 tới, Bộ Y tế dự kiến tiếp nhận khoảng 63,5 triệu liều trong đó có trên 40 triệu liều vaccine Pfizer để tiêm cho người trên 18 tuổi và trẻ em, bảo đảm bảo phủ đủ mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tiếp nhận và cung ứng đủ vaccine để tiêm phòng an toàn cho người dân.
Đến 13h ngày 2/12, cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy cả nước đã tiêm trên 125,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Đến ngày 1/12, số liều vaccine tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 119.473.882 liều, trong đó có 68.586.995 liều mũi 1 và 50.886.887 liều mũi 2.
Hơn 70% người trên 18 tuổi ở nước ta tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 95,1% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 70,5% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 90,9% và 63,6%; miền Trung là 91,7% và 60,6%; Tây Nguyên là 90,7% và 49,9%; miền Nam là 99,0% và 81,7%.
Có 58 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 28 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.
5 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 tuổi trở lên là Yên Bái (73,3%), Hòa Bình (76,0%), Thanh Hóa (77,1%), Hà Giang (76,6%) và Cao Bằng (79,1%). Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.
Hiện đã có 51/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 28 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng và Cà Mau.
Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế cho biết đã có 37 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.
Đến ngày 1/12 cả nuóc đã tiêm được 4.068.214 liều vaccine, trong đó có 3.248.052 mũi 1 và 820.162 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 35,6% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 9,0% dân số từ 12 -17 tuổi.
Tỷ lệ chuyển nặng của nhóm bệnh nhân COVID-19 đã tiêm vaccine giảm ngoạn mục
Theo Bộ Y tế cùng với vaccine và thuốc điều trị, ý thức chống dịch của người dân là những yếu tố quyết định để kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, giảm tỷ lệ người bệnh diễn tiến nặng và bệnh nhân tử vong.
Qua 4 đợt chống dịch, các chuyên gia khẳng định, việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để xử trí sớm, giảm tử vong.
Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Y tế, một số bệnh viện Trung ương và 10 địa phương (TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang...) về công tác điều trị, giảm tử vong do COVID-19, ngày 1/12, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định, tỷ lệ chuyển nặng của nhóm bệnh nhân được tiêm vaccine phòng COVID-19 đã giảm "ngoạn mục".
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong 3 tháng qua, có 64 ca tử vong, trong đó, 7 ca tiêm vaccine, với chỉ 1 người tiêm đủ 2 mũi. Việc kiểm soát sớm người bệnh từ những tầng điều trị ban đầu có ý nghĩa quan trọng để xử trí sớm, giảm tử vong.
Quảng Bình: Có 13 ca mắc COVID-19, trong đó 4 trường hợp chưa rõ nguồn lây
Trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 01/12 đến 6 giờ ngày 2/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 13 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, trong đó có 4 ca chưa rõ nguồn lây, theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 2/11, Quảng Bình ghi nhận 369 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.
Tổng số ca toàn tỉnh Quảng Bình từ trước tới nay hiện là 2.659 ca, trong đó 2.380 ca khỏi, 332 bệnh nhân đang điều trị (có 1 ca nặng), 6 ca tử vong.
Hiện Quảng Bình có 525 trường hợp đang cách ly tập trung, 4.471 trường hợp đang cách ly tại nhà (cả 2 chỉ số này đều giảm so với ngày trước đó).
Thống kê cho thấy hiện có 835.856 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 299.677 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chỉ số này cho thấy tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bến Tre: Thêm 439 ca mắc COVID-19, trong đó 431 ca cộng đồng
Từ 18 giờ ngày 1/12 đến 11 giờ ngày 2/12/2021, tỉnh Bến Tre có 439 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 8.697 ca. Trong đó có 3.996 ca ra viện, 69 ca tử vong.
Trong số ca mắc, có 418 ca ghi nhận trong tỉnh gồm: 410 ca tại cộng đồng, 8 ca khu cách ly; ngoài tỉnh 21 ca cộng đồng
Tính đến nay, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bến Tre đạt 96,21%, trong đó 68,10% tiêm đủ 2 mũi, riêng trẻ từ 12-17 tuổi đạt 78,48% kế hoạch.
Tỉnh lập mới 2 chốt phong tỏa (Mỏ Cày Bắc); giải tán 3 chốt phong tỏa (Ba Tri 2, Chợ Lách 1) và 3 điểm kiểm soát, hướng dẫn khai báo y tế (Ba Tri). Lập mới 2 khu cách ly tập trung (Chợ Lách); giải tán 1 khu cách ly tập trung (Giồng Trôm).
Có 181 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 182 cuộc, nhắc nhở 115 lượt người dân, 21 cơ sở kinh doanh.
Việt Nam tham gia thử nghiệm đa quốc gia đánh giá liệu pháp điều trị Covid-19 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là các cơ sở y tế đại diện Việt Nam tham gia thử nghiệm có giá trị này. Hai bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là những F0 đầu tiên được thu tuyển vào nghiên cứu đa quốc...