Đau lưng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nguy hiểm
Theo bác sĩ Trần Kiến Bình, việc xác định nguyên nhân gây đau lưng rất quan trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Khoảng 85-90% đau lưng nhưng không có bệnh lý nào được tìm thấy. Các trường hợp còn lại là một triệu chứng trong nhiều bệnh lý như suy giảm chức năng thần kinh, gãy xương, nhiễm trùng hoặc do bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng như u ác tính (ít).
Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như cột sống, đại trực tràng, phổi, vú, tuyến tiền liệt… Xu hướng thường là di căn từ vị trí khác đến xương cột sống hơn là do khối u nguyên phát tại chỗ. Dù vậy, đây không phải là triệu chứng đặc hiệu trong những trường hợp này.
Việc xác định nguyên nhân gây đau lưng là từ bệnh lý nào rất quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị. Ví dụ, bạn phát hiện sớm ung thư cột sống có thể kịp thời ngăn chặn sự di căn lan rộng; xác định gãy cột sống sẽ tránh sử dụng các thuốc chống chỉ định. Hơn nữa, bác sĩ có thể giúp người bệnh thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng xa hơn như đo độ loãng xương để điều trị thêm.
Các triệu chứng kèm đau lưng trong bệnh lý ung thư
Theo ước tính tại Mỹ, khoảng 80% dân số phải đối phó với triệu chứng đau lưng trong suốt cuộc đời của họ. Các nguyên nhân được liệt kê bao gồm bất thường bẩm sinh, chấn thương do mang vác vật nặng, những thay đổi cột sống liên quan tuổi già (thoái hóa cột sống), các vấn đề về dây thần kinh và tủy sống, tổn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra.
Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như cột sống, đại trực tràng, phổi, vú, tuyến tiền liệt. Ảnh: Oneillchiro.
Đối với nguyên nhân là ung thư, đau lưng thường kết hợp kèm với một số triệu chứng khác liên quan bệnh hoặc trong một số điều kiện nhất định như:
Đau lưng không liên quan hoặc không gia tăng khi vận động. Đau lưng vào ban đêm hoặc sáng sớm và hết, thuyên giảm vào thời gian khác trong ngày. Đau lưng dai dẳng ngay cả sau khi áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu hoặc phương pháp điều trị khác. Thay đổi thói quen tiêu tiểu như tiểu hoặc đại tiện có máu. Mệt mỏi không đỡ hơn khi nghỉ ngơi Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân. Buồn nôn, nôn ói, chán ăn, khó nuốt. Cảm giác yếu, ngứa ran, châm chích hoặc tê ở tay hoặc chân.
Một người từng có tiền sử mắc bệnh ung thư, xuất hiện đau lưng kèm theo dấu hiệu khác. Ví dụ, những trường hợp trên, chúng ta có thể nghĩ là bệnh ung thư tiến triển hoặc tái phát. Nếu lo lắng đến tình trạng đau lưng, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định.
Video đang HOT
Các trường hợp gây đau lưng do ung thư
Ung thư cột sống: Khối u có thể phát triển từ bên trong xương cột sống hay các màng bảo vệ xung quanh tủy sống. Ngoài ra, cột sống cũng là vị trí phổ biến cho sự di căn xương trong trường hợp khối u ác tính ở cơ quan khác. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Mỹ (AANS – American Association of Neurological Surgeons), khoảng 30-70% trường hợp bệnh nhân ung thư sẽ di căn đến cột sống.
Ung thư phổi: AANS báo cáo rằng ung thư phổi là một trong những loại phổ biến nhất cho di căn đến xương cột sống. Chúng gây chèn ép dây thần kinh và tạo nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Ung thư vú: Đau lưng là một dấu hiệu hoàn toàn có thể xảy ra trong ung thư vú. Tỷ lệ di căn xương trong loại ung thư này cũng khá phổ biến.
Ung thư đường tiêu hóa: Có thể là từ dạ dày, đại tràng hay trực tràng.
Một số loại ung thư khác như đa u tủy, hạch (Lymphôm), hắc tố ác tính (Mêlanôm), buồng trứng, thận, tuyến giáp và tiền liệt tuyến.
Theo nghiên cứu của tác giả Filipa và các cộng sự cho thấy tỷ lệ di căn xương trong một số loại ung thư như sau: ung thư vú (65-75%), tiền liệt tuyến (65-75%), tuyến giáp (60%), phổi (30-40%), bàng quang (40%), biểu mô tế nào thận (20-25%), hắc tố ác tính (14-45%).
Nhiều bệnh ung thư có triệu chứng đau lưng. Ảnh: Sitioandino.
Chẩn đoán đau lưng và ung thư
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, cũng như tiền sử của bạn để có thể chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng. Ung thư là nguyên nhân không thường gặp gây đau lưng. Do đó, đối với những bệnh nhân chưa từng mắc ung thư, bác sĩ có thể định hướng đến một số nguyên nhân thường gặp hơn. Bệnh nhân cũng có thể được đề nghị một số phương pháp điều trị khác trước khi tiến hành các cận lâm sàng để sàng lọc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn còn tồn tại dai dẳng sau các biện pháp vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc giảm đau, chống viêm, bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh khác. Qua đó, bác sĩ có thể xác định xem có dấu hiệu của một bệnh lý ung thư tiềm ẩn hay không.
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần phải sàng lọc bằng chụp X-quang cột sống thắt lưng và xét nghiệm máu. Nếu cả hai phương pháp này đều không phát hiện bất thường, bạn nên sử dụng những cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh tiên tiến hơn để khảo sát.
Điều trị đau lưng do ung thư
Tùy thuộc vào loại bệnh cũng như giai đoạn mà có những phác đồ điều trị riêng biệt. Trong trường hợp còn phẫu thuật được, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp này để loại bỏ khối u. Các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị, chống tiêu xương…có thể áp dụng tùy trường hợp cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm hỗ trợ nhằm làm giảm bớt tình trạng trầm trọng của đau lưng.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác bệnh nhân có thể áp dụng như chườm lạnh bằng túi đá hoặc túi nước nóng lên vùng lưng trong khoảng 10-15 phút; thuốc giảm đau không kê toa (Ibuprofen hoặc Naproxen); tập thể dục nhẹ nhàng có thể giữ cho vùng lưng được khỏe và linh hoạt hơn (đi bộ hoặc các bài tập kéo dãn). Tuy nhiên, trong các trường hợp di căn xương mức độ nặng, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi tại giường và hạn chế vận động.
Tiên lượng của các bệnh nhân ung thư di căn xương thường kém do ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Thời gian sống được tính từ khi được chẩn đoán di căn xương của một số loại ung thư như sau: hắc tố ác tính (6 tháng), phổi (6-7 tháng), bàng quang (6-9 tháng), biểu mô tế nào thận (12 tháng), tiền liệt tuyến (12-53 tháng), vú (9-25 tháng), tuyến giáp (48 tháng).
Đau lưng có nhiều nguyên nhân và ung thư chỉ chiếm dưới 1% trong số đó. Nếu bạn có bất kỳ cơn đau ở vùng lưng mà không giải thích được, tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt, đặc biệt trong trường hợp đã có tiền căn mắc bệnh ung thư.
Tài liệu tham khảo:
Arianne P. Verhagen, Aron Downie, Nahid Popal et al (2016), Red flags presented in current low back pain guidelines: A review, Springer. Lance M. Mabry, Michael D. Ross and John M. Tonarelli (2014), Metastatic cancer mimicking mechanical low back pain: A case report, J Man Manip Ther, 22 (3), pp. 162-169. Aron Downie, Christopher M. Williams, Nicholas Henschke et al (2013), Red flags to screen for malignancy and fracture in patients with low back pain: Systematic review, BMJ, 347. Low Back Pain Fact Sheet, National Institue of Neurological Disorders and Stroke.Signs and Symptoms of Cancer (2014), American Cancer Society. Filipa Macedo, Katia Ladeira, Filipa Pinho et al (2017), Bone metastases: An overview, Oncology Reviews, 11, pp. 321.Spinal Tumors, American Association of Neurological Surgeons. Spine Tumors and Spinal Cancer, Memorial Sloan Kettering Cancer Center.
Bài viết do bác sĩ Trần Kiến Bình, Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ, cộng tác viên Ban Khoa học Ruy Băng Tím, cung cấp thông tin.
Ruy Băng Tím là tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 12/12/2015 với sự tham gia của các bác sĩ ung bướu, các nhà khoa học nghiên cứu về ung thư trong và ngoài nước.
Bất ngờ nhận kết quả ung thư tuyến tiền liệt dù đang khỏe mạnh, cảnh báo dấu hiệu dễ bỏ qua
Ông N.V tự nhận mình khỏe mạnh, không có biểu hiện gì nhưng đi khám không hiểu sao nhận kết quả ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Nghe lời giải thích của bác sĩ, ông mới biết các dấu hiệu gặp phải nhưng lại bỏ qua.
Ông N.V, 84 tuổi ở Hà Nội cho biết, mấy năm ông luôn giữ mức cân nặng ổn định. Vào năm ngoái ông giảm cân nhiều, gia đình mới đưa đi kiểm tra. Vào bệnh viện nội soi dạ dày, có xét nghiệm nhưng kết luận mọi thứ đều tốt. Khi bị đau hông, lưng ông vào viện điều trị 10 ngày. Về nhà một thời gian, ông bị mệt, nổi hạch ở cổ nên vào bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Kết quả sinh thiết khẳng định ông mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV. Đến giờ, ông vẫn không tin vào sự thật này dù đang uống thuốc điều trị bệnh.
Bản thân ông V luôn nhận mình là người có sức khỏe tốt. Ông băn khoăn vì không thấy cơ thể có gì bất thường, đi tiểu bình thường, không ra máu. Ông cũng không thấy tiểu buốt, tiểu rắt và ăn uống cũng rất ngon miệng mà lại mắc ung thư giai đoạn cuối khi vẫn khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Trước băn khoăn của bệnh nhân, TTND.TS.BSCC Hoàng Văn Tuyết - Trưởng khoa Khám bệnh (BVĐK Phương Đông) - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, có rất nhiều người cũng bất ngờ khi khỏe mạnh và không có dấu hiệu gì mà lại bị ung thư. Ung thư chính là vậy, nhiều khi không có dấu hiệu gì nhưng bệnh đã tiến triển. Bởi vậy mà đòi hỏi mọi người cần phải đi thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư sớm là vậy.
Ung thư tiền liệt tuyến trước kia ở nước ta ít gặp nhưng thời gian gần đây số lượng mắc ngày càng nhiều hơn. Điều này là nhờ tiếp cận các hệ thống máy móc y khoa hiện đại áp dụng trong công tác điều trị cũng như trong chẩn đoán bệnh sớm. Chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm tầm soát sớm ung thư như làm xét nghiệm định lượng PSA tự do, PSA toàn phần, sinh thiết hạch cổ...
Riêng ung thư tiền liệt tuyến diễn biến âm thầm. Đa phần các trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã có những dấu hiệu di căn, còn tại chỗ không có dấu hiệu. Ung thư tiền liệt tuyến có tới 70-80% được phát hiện đôi khi là từ hạch di căn ở nơi nọ nơi kia. Đôi khi là bệnh di căn ở phổi, bụng, đặc biệt là hướng di căn đến xương là chủ đạo. Có những người chỉ đau xương đùi, đau hông, đau lưng... đi khám và làm các xét nghiệm cho thấy tổn thương, tổn thương ung thư. Với trường hợp như ông V, đau lưng là dấu hiệu phản ánh chiếm 80% chẩn đoán ban đầu ung thư tuyến tiền liệt.
BS Tuyết cũng cho biết, với ung thư tiền liệt tuyến quan trọng nhất là lúc phát hiện còn khi phát hiện điều trị tiên lượng tốt. Mổ bỏ, uống thuốc, một tháng đi kiểm tra một lần rất tích cực... Như trường hợp của ông V bệnh đã ở giai đoạn 4 là đúng vì đã có dấu hiệu đau lưng, di căn hạch. Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của các loại ung thư nhưng với ung thư tuyến tiền liệt vẫn còn tiên lượng tốt.
Theo bác sĩ, dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà nhiều người cảm nhận được nhưng cũng dễ bỏ qua nhất là đau lưng. Khi phát hiện bệnh, có tới 80-90% người bệnh đều có dấu hiệu này. Ngoài ra, một số dấu hiệu mọi người không nên chủ quan để phát hiện sớm bệnh ung thư tiền liệt tuyến như sau: Giảm cân nhiều, đau lưng, hông; Tiểu đau buốt hoặc rát, đôi khi bí đái; Có máu trong nước tiểu; tiểu đêm...
Ở người lớn tuổi những vấn đề như tiểu khó khăn, bí tiểu..., thậm chí tiểu ra máu cũng hay gặp và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt. Bởi vậy mà nhiều người chủ quan. Để phát hiện bệnh sớm giúp điều trị tốt, mọi người cần chú ý tới các dấu hiệu này và đi khám kịp thời.
Ám ảnh ca bệnh ung thư đến viện muộn, bác sĩ "nghìn like" chia sẻ cách phòng ngừa ung thư Để tránh mắc phải bệnh tật, bác sĩ Trần Quốc Khánh cho rằng cần phải xây dựng cho bản thân và gia đình "công thức" cho một cuộc sống khỏe. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh mới đây đã chia sẻ câu chuyện về hai ca bệnh mắc ung thư đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Đằng sau...