Đau lòng những vụ bạo lực học đường gây xôn xao thời gian qua
Các vụ đánh nhau của học sinh, sinh viên trong lớp học và ngoài xã hội không những giảm đi, mà xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng trong một năm trở lại đây.
Không chỉ có nam sinh mà các nữ sinh cũng nhanh chóng trở thành đối tượng gây nên các vụ đánh nhau. Không còn đơn giản là các vụ ẩu đả làm bị thương đối phương, hành động bạo lực ấy đã dẫn đến những hậu quả nặng nề.
Nữ sinh chặn đánh bạn trước cổng trường
Cuối tháng 2/2014, một cuộc ẩu đả giữa nữ sinh trước cổng trường THCS ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã khiến nhiều người “khiếp vía”. Ngay khi vừa tan trường, nữ sinh mặc áo sơ mi kẻ đã bị hai học sinh nữ khác liên tục tấn công: túm tóc, tát vào mặt.
Cảnh tượng khi đó rất náo loạn, không ai can ngăn vì mải hò hét, và chỉ chấm dứt khi giáo viên trong trường xuất hiện. Được biết do từ chối khi bị xin tiền, nữ sinh ấy đã “lĩnh đủ”.
Học sinh nam đánh hội đồng bạn nữ trong lớp
Đầu tháng 3/2014, clip đánh nhau đã phát tán trên mạng, lưu giữ hình ảnh một học sinh nam đánh một nữ sinh trong lớp (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Các bạn trong lớp muốn can ngăn nhưng hai bạn nam khác đã chặn hết đường.
Cô gái bị đánh, phải dồn xuống cuối lớp, bị đấm đá liên tục vào bụng khiến nhiều người vô cùng bất bình. Kèm với hành động đánh đập là những lời chửi rủa khó nghe.
Hiệu trưởng trường đã cho biết nguyên nhân dẫn đến việc đánh nhau do mâu thuẫn từ trước. Người ra tay và nạn nhân ngày trước có tình cảm với nhau. Sau khi cô gái chấm dứt với nam sinh này, hai người thường nhắn tin qua lại bằng điện thoại. Một lần cô bạn trót nhắn tin nặng lời, nam sinh này không kiềm chế nên đã có hành động như vậy.
Không ít vụ bạo lực xuất phát từ mâu thuẫn của học sinh diễn ra ngoài xã hội nhằm tránh sự chú ý, kỷ luật của giáo viên, gia đình.
Bị đánh hội đồng và lột đồ giữa phố
Ngay ngày đầu tiên của tháng 4/2014, clip phát cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn nữ khác đánh đập và lột đồ giữa phố đã gây xôn xao không dứt trên mạng xã hội. Điều này bắt nguồn từ việc trêu chọc nhau từ trước của N.H.Y (lớp 10A4, trường THPT B.C) và P. (học sinh trường THPT N.B.K).
Khi nhóm nữ sinh này gặp nhau để giải quyết vấn đề, vẫn khoác trên mình đồng phục trường. Vì sợ bị đánh, P. rủ thêm bạn đến tập trung tại cổng trường THPT B.C vào trưa ngày hôm đấy.
Dùng dao gây thương tích cho bạn
Video đang HOT
Tại trường THCS M.K (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), vào lúc giải lao giữa buổi học, một nam sinh tên T.Q.A (lớp 8) đã bị bạn L.A.T rút dao nhọn bất ngờ đâm một nhát vào bụng.
Vì mất nhiều máu, T.Q.A gục tại chỗ, còn T. thì trốn khỏi hiện trường. Khi được thầy cô đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, rách lá lách, T.Q.A đã qua cơn nguy kịch.
Nhiều học sinh trong lớp cho biết, mọi chuyện xảy ra quá nhanh, hành động của T. vô cùng đột ngột, nên không kịp thời cứu giúp. Thầy cô cho biết, T. là học sinh cá biệt, học lực trung bình yếu. Hung khí gây án – con dao do Tú mang từ ngoài trường vào. Sự việc đáng buồn này diễn ra vào tháng 10/2014.
Và ngang nhiên đánh bạn tàn bạo ngay trong lớp. Câu hỏi được nhiều độc giả đặt ra: Giáo viên đâu? Lớp trưởng đâu? Cờ đỏ đâu? Và đơn giản là bạn cùng lớp ở đâu khi vụ việc đau lòng này diễn ra.
Dùng guốc đánh bạn tới chết
Nỗi xót xa còn chưa kịp nguôi ngoai, mọi người lại tiếp tục đau lòng vì trường hợp tử vong của một nữ sinh tại Hải Dương. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, nhóm học sinh đã quây bạn lại và đánh.
Nạn nhân là Đ.T.L (15 tuổi), và nhóm hung thủ: Y, H, T, N. Giữa tháng 10, Y. hẹn bạn và sau khi cãi vã đã lao vào đánh L. Nhóm nữ sinh ấy không chỉ liên tục tát vào mặt của nạn nhân, mà còn dùng guốc đập mạnh.
Bị đánh ngã xuống đất, L. đã tử vong sau đó ít giờ. Kết quả khám nghiệm tử thi, cho thấy nạn nhân đã bị xuất huyết não, màng phổi có nhiều chấm xuất huyết, đầu, cổ và lưng có rất nhiều thương tích.
Xô xát gây tử vong
Tháng 11/2014, tại trường THCS ở huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk), hai em Đ. và P.C.B từ mâu thuẫn, cãi nhau dẫn đến án mạng. Ban đầu, cả hai xô xát, vật lộn dưới nền nhà và Đ. đã bị rách áo.
Vì cay cú, mặc cho sự can ngăn của bạn bè, B. bỏ về lớp mình mở cặp sách lấy ra con dao Thái quay lại xử lý Đ. Đ đang cùng một số bạn bè sang lớp B. giảng hòa thì bị đối phương cầm dao lao tới đâm một nhát ngay ngực, ngay khi vừa bước vào lớp.
Sau khi bị đâm, Đ. bỏ chạy ra phía cửa lớp nhưng B. vẫn tiếp tục truy sát. Đuổi kịp được Đ., B. đã đâm tiếp một nhát sau lưng nạn nhân khiến máu chảy rất nhiều.
Lúc này, bạn bè vào can ngăn, B. đã cầm hung khí gây án, bỏ ra ngoài cổng trường. Thầy cô giáo phát hiện và đưa Đ. cấp cứu nhưng cậu không qua khỏi.
Không chỉ dẫn đến những tổn hại về thể chất mà hậu quả về tinh thần còn theo các em thật khó lường.
Nữ sinh đánh nhau, quay clip lên mạng
Cũng trong tháng này, vì ghen tuông “bị cướp người yêu”, ngoài việc đấm đá, giật tóc, một nữ sinh lớp 11 dùng gậy phang vào đầu đối phương. Clip ghi lại hình ảnh này đăng tải lên Youtube, khiến dư luận bức xúc.
Vây quanh màn đánh nhau là các học sinh đứng theo dõi, chụp ảnh và không hề can ngăn. Sau khi thông tin được làm rõ, được biết những cô cậu này là học sinh ở một trường THPT tại Hà Nội.
Đánh hội đồng, ném ghế vào người bạn
Càng gần về thời điểm cuối năm và đầu năm mới, tình trạng đánh nhau càng gia tăng. Hôm 10/3 vừa qua, một nhóm nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) đánh hội đồng một nữ sinh trong lớp rất tàn bạo. Không chỉ dùng nắm đấm, những cô cậu này còn lấy ghế nhựa ném và phang liên tiếp vào đầu nạn nhân.
Trước sự hung bạo đó, nữ sinh ấy chỉ biết ngồi khóc và van xin nhưng không có hiệu quả. Đến cuối clip, một nam sinh còn ném nguyên chồng ghế vào người P.
Hoài Thư (tổng hợp)
Theo Dantri
Học trò đặc biệt trong ngôi trường nghèo tại trung tâm Sài Gòn
Từng bị liệt vào danh sách cá biệt, hai học sinh trường THCS Đức Trí (quận 1, TP HCM) đã vươn lên học giỏi nhờ tình thương của thầy cô.
"Trường ở ngay trung tâm thành phố nhưng học sinh phần lớn là con em người dân lao động nghèo. Thiếu thốn sự quan tâm của người lớn, nhiều em trở nên hư hỏng hoặc bỏ học giữa chừng", cô Lê Thị Minh Nguyệt, Hiệu phó trường THCS Đức Trí, nói và đưa ra danh sách dài học sinh còn thiếu tiền học phí từ đầu năm học.
Trường có rất nhiều học sinh cá biệt, song Châu Phạm Anh Ngọc lớp 9/3 để lại ấn tượng với thầy cô nhiều hơn cả vì thường xuyên gây chuyện, trốn học, cãi lời. Đỉnh điểm là năm lớp 7, vì vi phạm quá nhiều nội quy, Ngọc bị xếp loại hạnh kiểm trung bình, đầu năm lớp 8 bị chuyển từ lớp đứng đầu trường xuống lớp dành cho những học sinh quậy phá.
Thầy Lê Thanh Hùng và cậu học trò 'cá biệt' Anh Ngọc trong một giờ học.
Ngọc mồ côi cha khi mới 6 tuổi, lúc đó mẹ lại mới sinh em bé. Để nuôi anh em cậu và bà ngoại 78 tuổi, mẹ phải gửi cả ba người ở nhờ nhà người quen tại TP HCM, còn mình về quê Long An làm công nhân. Vì vậy mỗi lần buồn chuyện gia đình, Ngọc chỉ ngồi yên trong lớp, không thể tập trung việc học, nhiều khi bị cô giáo la nên đã cãi lời hoặc trốn học đi lang thang.
"Hai ba tháng mẹ mới về thăm một lần, cuộc sống lại thiếu thốn nên nhiều lúc em rất buồn, chỉ muốn bỏ học để đi làm phụ mẹ. Thế nên khi lên lớp em quậy phá, gây sự chú ý với bạn bè, thầy cô", Ngọc giải thích về những hành động quậy phá của mình.
Từ khi bị chuyển lớp, Ngọc hụt hẫng khi phải xa bạn bè. Biết mong mỏi của học trò muốn được quay lại lớp cũ, thầy giáo dạy Toán Lê Thanh Hùng hứa giúp nếu Ngọc ngoan ngoãn và đạt học sinh giỏi năm đó. Còn thầy chủ nhiệm lớp mới vốn được biết đến là người có "kỷ luật thép" cũng chưa một lần la mắng, trách phạt Ngọc mà rất hay hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình cậu.
Cuối năm lớp 8, Ngọc trở thành học sinh giỏi của trường, đạt giải nhất học sinh giỏi quận môn Lịch sử. Hiện, Ngọc gấp rút ôn tập để chuẩn bị tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. "Em nhận được sự chia sẻ, động viên rất nhiều từ các thầy. Năm đó khi trở thành học sinh giỏi, thầy chủ nhiệm đã tặng quà cho em, còn thầy Toán tặng hằn chiếc xe đạp", Ngọc khoe.
Thực hiện lời hứa trước đó, thầy Hùng xin cho em được chuyển về lớp cũ nhưng Ngọc lại không chịu. Khi được hỏi, cậu òa khóc cho biết nếu chuyển về lớp cũ, học 2 buổi/ngày, sẽ phải đóng học phí nhiều hơn nên bà không đồng ý. Thương học trò, thầy giáo trẻ lại dè xẻn đồng lương ít ỏi giúp Ngọc đóng học phí.
"Giờ Ngọc không những được xóa tên khỏi danh sách học trò cá biệt mà còn là tấm gương học tập cho rất nhiều bạn trong trường", thầy Hùng tự hào nói.
Cô Lê Thị Minh Nguyệt tuyên dương Ngọc và Đạt trước toàn trường. Từ những học sinh cá biệt các em đã trở thành tấm gương biết vươn lên học tập.
Cũng là học sinh cá biệt, Nguyễn Thành Đạt học sinh lớp 6/8 của trường từng bị ở lại lớp vì ham chơi, học hành sa sút, nhưng nay đã trở thành lớp trưởng gương mẫu. Cậu học trò 13 tuổi nhỏ quắt và đen sạm mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ Đạt lại phải vào tù nên vừa lọt lòng cậu bé đã được giao cho người dì nuôi nấng. Dì dượng là lao động nghèo, lại phải nuôi thêm mấy đứa cháu khác nên Đạt lớn lên thiếu thốn cả về tinh thần lẫn vật chất.
"Sau khi bị lưu ban một năm, đầu năm học vừa rồi không thấy Đạt tới trường tôi đã cử giáo viên chủ nhiệm về tận nhà mới biết vì hoàn cảnh khó khăn nên dì dượng không thể tiếp tục cho Đạt đi học", Phó hiệu trưởng trường THCS Đức Trí chia sẻ và cho biết mặc dù trường có học bổng để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng không nhiều.
Không thể để học trò nghỉ học sớm, cô Nguyệt và giáo viên chủ nhiệm của Đạt đã bớt tiền lương của mình để giúp em quay lại trường. Ngoài tiền học phí, cô Thu Hằng - giáo viên chủ nhiệm của Đạt còn dùng tiền lương để mua sách vở, áo quần và dày dép cho học trò.
Để Đạt có trách nhiệm hơn, ngoài việc giúp đỡ vật chất,cô Hằng cất nhắc em lên làm lớp trưởng. Ý thức được trách nhiệm của mình và nhận được tình thương, sự quan tâm từ giáo viên chủ nhiệm, Đạt dần dần thay đổi. Từ một học sinh lưu ban, thường xuyên bỏ học, cậu học trò nghèo trở thành lớp trưởng gương mẫu và được tuyên dương trước toàn trường vì có thành tích học tập tốt.
"Không ít lần trường phải bỏ tiền ra đóng bảo hiểm hay mua dày dép, quần áo cho học sinh để động viên các em tiếp tục đến lớp vì nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ mải mê mưu sinh nên sẵn sàng cho con nghỉ học", cô Nguyệt tâm sự và cho biết đối với những học sinh học yếu, không có tiền học thêm thì trường mở lớp phụ đạo, kèm cặp miễn phí. Còn với học sinh cá biệt thì phải nhờ thầy cô quan tâm, khuyên nhủ.
"Chỉ có tình thương mới có thể cảm hóa và giữ được chân các em tiếp tục đến trường", cô Nguyệt nói.
Theo VNE
Đối phó học sinh cá biệt: Răn đe chỉ có hiệu quả tức thời Trên diễn đàn của các giáo viên, không ít thầy cô giáo đã chia sẻ những tâm sự khi phải đối mặt với học sinh cá biệt. Điều các giáo viên chủ nhiệm e ngại nhất mỗi khi nhận lớp, đó là trong lớp có những học sinh quậy phá, không chịu nghe lời. Để dạy và dỗ được những học sinh đó...