Đau lòng cảnh mẹ nhặt xác động vật, hòa nước vôi nấu cơm cho con ăn
Nấu cơm bằng nước vôi hòa tan, nhặt xác động vật đã chết nhiều ngày mang về nấu cho các con ăn… Câu chuyện về người đàn bà điên ở xứ Thanh khiến nhiều người thương cảm và lo lắng cho số phận của những đứa trẻ.
Ngôi nhà tồi tàn của 4 mẹ con chị Hạnh. Ảnh: NH
Hoàn cảnh bất hạnh
Chúng tôi tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh (thôn 10, xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trong một buổi chiều mưa phùn đầu tháng 3/2014. Khi chúng tôi hỏi về gia đình chị, ngay từ đầu làng, người dân đã bắt chuyện rồi kể vanh vách về hoàn cảnh của “người đàn bà điên”. Theo đó, sau khi lập gia đình với anh Phạm Đình Hảo (SN 1969), chị Hạnh sinh được 3 người con là Phạm Đình Hưng (17 tuổi), Phạm Đình Hiệp (13 tuổi), Phạm Thị Huyền (10 tuổi). Thế nhưng, bất hạnh đã nhanh chóng đổ sập xuống đầu chị khi cháu Hưng vừa lọt lòng đã có nhiều biểu hiện bất thường, chẳng khóc, chẳng cười…
Năm 2001, chị Hạnh sinh người con thứ hai là cháu Phạm Đình Hiệp, đứa bé sinh ra khỏe mạnh, hoạt bát khiến chị vơi bớt nỗi buồn. Nhưng thật trớ trêu, vài tháng sau sinh, người thân phát hiện chị Hạnh có nhiều bất thường, lúc tỉnh, lúc mê. Do hoàn cảnh khó khăn nên chẳng ai đưa chị đến cơ sở y tế khám mà đưa đến những thầy lang trong thôn chữa trị. Trong khi bệnh tình chưa khỏi thì chị Hạnh tiếp tục sinh thêm người con thứ 3. “Miệng ăn núi lở”, một mình anh Hảo làm quần quật cả ngày nuôi 4 miệng ăn. Do kiệt sức, sống kham khổ nên ngày 1/3/2014, anh Hảo đã qua đời vì suy nhược cơ thể.
Trong căn nhà cấp 4 mái lợp bằng prôximăng vẫn còn nghi ngút khói hương, chúng tôi chứng kiến cảnh vài người hàng xóm đang loay hoay sửa giúp mái nhà trong khi chị Hạnh cứ đi ra, đi vào miệng lẩm nhẩm “nấu cơm cho con ăn” một cách vô thức. Gần đấy, người con trai lớn của chị Hạnh ngồi ngẩn ngơ trên giường, thỉnh thoảng cháu ú ớ vài câu không rõ nghĩa.
Anh Phạm Đình Dinh (em trai anh Hảo) cho biết, trước kia chị Hạnh là người bình thường, nhưng từ khi sinh đứa thứ 2 thì phát bệnh tâm thần, suốt ngày chửi bới, phá phách, đi lang thang khắp nơi. Do không có tiền nên thay vì đưa đến bệnh viện gia đình chỉ tìm những cây thuốc dân gian ngoài vườn về sắc cho chị Hạnh uống. Anh Dinh nghẹn ngào: “Một mình anh Hảo cáng đáng nuôi cả nhà, ai thuê gì làm nấy. Do ăn uống kham khổ nên 2 năm gần đây sức khỏe anh Hảo giảm sút nghiêm trọng. Sau một thời gian ốm liệt giường, anh Hảo đã mất vào ngày 1/3. Chúng tôi đều khó khăn cả, chẳng giúp chị và các cháu được nhiều”.
Video đang HOT
Mẹ con chị Hạnh bên bàn thờ anh Hảo.
Cách chăm con chẳng giống ai
Chị Phạm Thị Lan (chị gái anh Hảo) cho biết, ngày anh Hảo mất, thay vì lo tang lễ, chị Hạnh lại thơ thẩn, lang thang ngoài đường nhặt rác ngồi ăn. Thậm chí, chị Hạnh còn nhặt chó, mèo chết vứt ngoài đồng mang về làm thịt nấu cho các con ăn. Có hôm, chị Hạnh lấy gạo, hòa lẫn với nước vôi cho vào nồi nấu cơm. Cũng chính vì cách chăm con chẳng giống ai nên 3 đứa con chị Hạnh đều có vấn đề về sức khỏe. Theo đó, ngoài đứa đầu ngẩn ngơ, thần kinh thì đứa thứ 2 người xanh như tàu lá chuối, nhiều khi lăn đùng ra ngất, xoa bóp một lúc mới tỉnh lại, còn đứa con út thì bị viêm phế quản mãn tính.
Bố mất đồng nghĩa với việc cháu Hiệp, cháu Huyền phải thay bố lo toan việc trong nhà. Hai đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học nhận ra điều đó nên vừa đi học về hai anh em vội lo việc nhà. Lau vội những giọt nước mắt lăn dài trên má, cháu Hiệp nức nở: “Bố mất rồi, giờ đây cháu ước mẹ sớm khỏi bệnh để ở nhà với các cháu. Cháu thương mẹ lắm, khi mẹ tỉnh táo, ôm chúng cháu mẹ hát, những lúc như thế, anh em cháu vui lắm”.
Trao đổi với chúng tôi, cô Cao Thị Liễu, giáo viên chủ nhiệm của cháu Hiệp chia sẻ, hoàn cảnh gia đình Hiệp rất khó khăn, nhà trường luôn tạo điều kiện miễn, giảm các khoản đóng góp. “Chúng tôi thường xuyên quyên góp sách vở, quần áo và động viên em cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn, yên tâm lo học tập”, cô Liễu cho biết.
Ông Lê Đức Thắng, Trưởng thôn 10 (xã Hoằng Hợp) cho biết, gia đình chị Hạnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện hộ nghèo nhất trong xã. Các tổ chức đoàn thể ở xã, thôn đã kêu gọi quyên góp, ủng hộ nhưng cũng chỉ được một phần nào. “Hiện bệnh tình của chị Hạnh ngày càng trầm trọng, trong khi các cháu còn quá nhỏ, chưa thể cáng đáng kinh tế gia đình. Người thân, hàng xóm và chính quyền địa phương cũng đã rất nỗ lực giúp đỡ nhưng cũng chỉ có giới hạn. Không biết những ngày tới mấy mẹ con họ sống thế nào đây”, ông Thắng chia sẻ.
Theo VNE
Bi kịch của người phụ nữ bị con trai đánh chết
Ngày 10/12, Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hoàng Khắc Thắng (39 tuổi, ngụ tại xã Nghi Vạn, Nghi Lộc) về hành vi "giết người".
Trước đó, khoảng 20h ngày 2/12, Hoàng Khắc Thắng đi làm về nhưng chưa thấy mẹ nấu cơm tối nên nói hỗn và lớn tiếng với bà Nguyễn Thị Đấu (68 tuổi, mẹ Thắng). Lúc này, bà Đấu đang bị ốm, nằm ở giường không bước dậy được nên sau khi to tiếng, Thắng lao lên giường mẹ rồi đấm đá khiến bà nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Đến ngày, 4/12, do bị thương nặng và tuổi cao sức yếu nên bà đã không qua khỏi cơn nguy kịch.
Đối tượng Hoàng Khắc Thắng tại cơ quan điều tra.
Bà Đấu vốn là người huyện Anh Sơn, sau khi được phân công về Trạm giống xã Nghi Văn công tác, bà lấy ông Hoàng Khắc Cẩn làm chồng. Hai vợ chồng có với nhau 2 mặt con. Tuy nhiên, do cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, không thể sống chung, ông Cẩn đã bỏ đi với người phụ nữ khác, còn bà Đấu ở vậy nuôi 2 con.
Căn nhà nơi bà Đấu bị nghịch tử đánh đến chết.
Người con đầu Hoàng Khắc Thắng sau khi lập gia đình sinh được 2 đứa con nhưng lại không chịu làm ăn mà suốt ngày chìm trong men rượu. Mỗi lần như thế, Thắng thường thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ con. Thậm chí, 2 đứa con đã nhiều lần chứng kiến cha mình chốt cửa phòng và đánh mẹ không tiếc tay. Sau 10 năm không chịu nổi tính vũ phu của Thắng, chị Thúy (vợ Thắng) đã đưa 2 đứa con lên Lai Châu làm thuê.
Di ảnh bà Đấu.
Cũng từ khi vợ bỏ đi, những trận đòn lại giáng xuống người mẹ già yếu, khốn khổ. Bị Thắng đánh đập thường xuyên, hàng xóm thương tình động viên bà viết đơn báo cáo chính quyền, nhờ chính quyền dạy dỗ Thắng. Vậy nhưng, vừa sợ, vừa thương con, bà Đấu không nỡ. Chỉ đến khi bà đủ quyết tâm viết đơn tố cáo hành vi bạo hành của đứa con thì đã quá muộn.
Hôm bị đánh, bà Đấu chỉ biết đưa hai tay lên ôm lấy đầu và kêu cứu hàng xóm. Mọi người nghe tiếng kêu liền chạy sang, đập cửa nhưng Thắng nhất định không mở. Khi bị dọa sẽ báo công an, Thắng mới dừng tay đánh mẹ. Do vết thương quá nặng, sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện, sáng ngày 4/12, bà Nguyễn Thị Đấu đã tử vong.
Sáng cùng ngày, Công an huyện Nghi Lộc đã quyết định bắt khẩn cấp Hoàng Khắc Thắng để điều tra hành vi giết người.
Ngày 10/12, Cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Hoàng Khắc Thắng về hành vi "giết người".
VTheo Khám phá
Chuyện cầm thú của gã con giết mẹ vì không nấu cơm Chiều 10/12, môt cán bộ điều tra công an huyện Nghi Lộc - Nghệ An cho biết: Sau 9 ngày bị bắt, Hoàng Khắc Thắng (39 tuổi, ngụ xóm 25, xã Nghi Văn) vẫn bình thường. Thắng tỏ ra khá bình tĩnh và có đôi lúc ân hận về những việc mình đã làm. Vụ việc Hoàng Khắc Thắng ra tay đánh đập...