Đâu là thủ phạm thực sự gây ra cơn đau ở bệnh nhân ung thư?
Khối u không ngừng lớn lên, đến một mức nào đó, chúng sẽ xâm lấn, chèn ép và phá hủy các mô khỏe mạnh ở xung quanh.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn thường phải trải qua những cơn đau dai dẳng, bệnh càng nặng thì cảm giác đau càng tăng. Cơn đau này ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt của người bệnh, từ đó giảm chất lượng cuộc sống cũng như thời gian sống của bệnh nhân.
Một bệnh nhân ung thư đã di căn kể về cơn đau mà mình đang phải chịu đựng như sau: “Thời gian đầu của bệnh, các cơn đau chỉ ở mức vừa phải và tôi hoàn toàn có thể chịu được. Tuy nhiên, càng về sau, tần suất đau lại càng tăng, từ 1 tuần/lần đến 3 ngày/lần và hiện tại cơn đau xảy ra hàng ngày”.
Theo bệnh nhân này, đặc trưng của cơn đau do bệnh ung thư là sự kết hợp của 2 kiểu đau: đau dai dẳng và đau bộc phát.
“Cơn đau dai dẳng khiến tôi khó chịu suốt cả ngày dài. Trong khi đó, cơn đau bộc phát lại khiến tôi cảm giác như mình đang đối mặt với cái chết” – Bệnh nhân này cho hay.
Theo thống kê của các tổ chức y tế, có 25% bệnh nhân ung thư nếm trải cơn đau do bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Cảm giác đau ở các bệnh nhân ung thư đến từ 2 lý do chính:
Bản thân khối u gây đau
Video đang HOT
Nếu không được điều trị kịp thời, các khối u sẽ không ngừng lớn lên, đến một mức nào đó, chúng sẽ xâm lấn, chèn ép và phá hủy các mô khỏe mạnh ở xung quanh như: màng xương, màng phổi và dây thần kinh, từ đó gây ra cơn đau do ung thư ở các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, cảm giác đau cũng có thể đến từ việc khối u bị loét, nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị gây đau
Bên cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa, xạ trị cũng gây tác dụng phụ đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, đặc biệt là tế bào có khả năng tăng sinh nhanh như tế bào tủy xương, tế bào niêm mạc ruột, tế bào nang lông.
Sau khi trải qua liệu trình hóa, xạ trị, bệnh nhân ung thư có thể bị viêm dây thần kinh, hoại tử xương, viêm miệng, viêm da do tia phóng xạ và hóa chất.
Phòng hóa trị ung thư như khoang hạng sang máy bay
Bệnh nhân khoa Hóa trị, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, vừa truyền hóa chất vừa duỗi chân thoải mái trên ghế mềm, dùng nước, bánh miễn phí.
Đẩy xe chở hai bình nước chanh mật ong, nước lọc cùng đầy ắp bánh ngọt vào phòng truyền hóa chất, chị Văn Thị Ngọc Bích, nhân viên phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, cúi hỏi nhỏ người phụ nữ đang thiêm thiếp ngủ: "Bà ơi, bà đói chưa? Cháu lấy giúp bà ly nước mát và bánh ăn nhẹ nhé?". Người phụ nữ lớn tuổi khẽ gật đầu, cảm ơn khi nhận gói bánh bóc sẵn từ chị Bích.
Chị Bích phục vụ bánh và nước cho bệnh nhân truyền hóa trị. Ảnh Thư Anh
Hai buổi sáng, chiều mỗi ngày, chị Bích lại đẩy chiếc xe này đi khắp hai phòng hóa trị tại khoa Hóa trị, Trung tâm Ung bướu. Chị nhận nhiệm vụ mới từ đầu tuần trước, mời tất cả bệnh nhân dùng bánh, nước giữa cữ truyền hóa chất.
Chị kể, những ngày đầu, bệnh nhân không dám nhận vì sợ phải trả tiền. Chị giải thích các phần đồ ăn đều miễn phí. Đến nay, bệnh nhân và người nhà đã quen hơn với cách phục vụ này.
"Ai cũng vui vẻ nhận bánh, chọn nước. Nhìn các cô bác ngon miệng, tôi cũng vui lây", chị nói.
Ngồi duỗi chân thoải mái trên ghế ăn bánh, bà Nguyễn Thị Lại, 53 tuổi, cho biết cứ ba tuần bà từ TP Phan Thiết, Bình Thuận, vào Chợ Rẫy truyền hóa chất một lần. Bà mắc ung thư vú. Đây là đợt vào thuốc thứ ba của bà.
"Những lần trước, tôi mua cơm từ sáng sớm, mang theo để ăn giữa buổi, phòng say thuốc. Lần này, khi khám, bác sĩ nói không cần mang theo nữa, bệnh viện phục vụ miễn phí bánh trái. Tôi mừng quá trời", bà Lại chia sẻ.
Bệnh nhân Chung Văn Vui đọc báo khi đang truyền hóa chất điều trị ung thư dạ dày. Ảnh Thư Anh
Bệnh nhân Nguyễn Hiệp, 65 tuổi, quê Quảng Ngãi, đang vào thuốc chữa u phổi. Ông điều trị từ tháng 5. Cữ truyền hóa chất này, điều dưỡng báo khoảng 5 tiếng mới xong. Ông đọc tin tức trên điện thoại mỏi mắt, rồi ngả người, tựa vào thành ghế ngủ. Đến khi túi thuốc hết, điều dưỡng vào thay, ông mới tỉnh.
Nhấp một ngụm nước, ông Hiệp chia sẻ, trước khi đến viện ông cứ lo lắng phòng bệnh đông đúc, nhân viên y tế bận rộn, khó chu đáo. Nhưng đến nơi, ông được vào làm thuốc đúng giờ hẹn, chỗ ngồi rộng rãi, điều hòa mát mẻ, có wifi tốc độ cao để gọi video về nhà. Ngoài ra, có sách báo, tivi chiếu các chương trình giải trí, có nhạc không lời mở vừa đủ nghe, lại dễ ngủ.
Ông nói: "Bị bệnh nên tôi khá mệt mỏi, song ở đây, chất lượng dịch vụ tốt, nhân viên y tế chu đáo, chuẩn mực. Tôi cảm thấy rất hài lòng, thời gian vào thuốc cũng trôi qua nhanh chóng".
Theo bác sĩ Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, bệnh nhân ung thư là những người tương đối nhạy cảm. Bệnh tật khiến họ suy sụp cả về thể chất và tinh thần, nhất là ở các giai đoạn muộn, đã di căn. Nhiều người vì quá đau đớn, mệt mỏi mà buông xuôi. Việc hỗ trợ về mặt tinh thần rất quan trọng, giúp bệnh nhân có động lực và tăng hiệu quả điều trị.
Nhân viên y tế đi lại như con thoi giữa các hàng ghế, hỏi thăm tình hình bệnh nhân, kiểm tra và điều chỉnh lượng thuốc. Ảnh Thư Anh
Thay vì kê các giường sắt, trải ga trắng thông thường, phòng bệnh lắp đặt 120 ghế da chất lượng cao, có chỗ kê chân. Bác sĩ lý giải, mỗi năm trung tâm tiếp nhận 30.000 bệnh nhân điều trị truyền hóa chất, nếu kê giường sẽ khá tốn diện tích, chật chội và phải nằm chung. Không gian giường bệnh cũng dễ làm cho tinh thần bệnh nhân nặng nề.
Các ghế này có tông màu trầm, nệm mềm mại, có độ ngả để người bệnh dựa lưng. Khoảng cách giữa các ghế được sắp xếp giãn cách, tạo không gian riêng tư. Không khí trong phòng cũng không có mùi thuốc sát khuẩn đặc trưng của bệnh viện. Có thêm âm nhạc, các phương tiện giải trí, việc ngồi ghế truyền thuốc giống như một liệu pháp điều trị, người bệnh tạm quên đi tình trạng bệnh tật hiểm nghèo.
"Thời gian tới, trung tâm hướng tới nâng cấp ghế ngồi có thêm chức năng massage, có thể ngả ra thành ghế nằm như trên khoang máy bay hạng thương gia, đồng thời lắp đặt điện thoại thông minh, máy tính bảng phục vụ người bệnh miễn phí", bác sĩ Tuấn Anh cho biết.
Dấu hiệu kỳ lạ xuất hiện ở 30% bệnh nhân ung thư Đột nhiên gặp thay đổi kỳ lạ khi đi đại tiện có thể dấu hiệu nguy hiểm: có nguy cơ bị khối u. Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn nên chú ý khi đi vệ sinh. Tăng canxi máu có thể gây đau bụng và dẫn đến buồn nôn hoặc táo bón - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Một người...