Đâu là nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam?
Nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam là điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc; bạn có biết địa điểm này nằm ở tỉnh nào?
Với đường bờ biển dài hơn 3.260km trải dọc suốt từ Bắc chí Nam, trên khắp dải đất hình chữ S có vô vàn địa điểm ngắm bình minh trên biển tuyệt đẹp. Đón ngày mới trên biển luôn là một trải nghiệm tuyệt vời đối với mỗi du khách. Điều này càng trở nên đặc biệt nếu bạn trở thành một trong những người đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam khi thức dậy ở một địa điểm đặc biệt.
Nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam
Nếu muốn đón bình minh sớm nhất, bạn hãy đến Mũi Điện (còn gọi là Mũi Đại Lãnh) ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Mũi Điện nổi tiếng không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn bởi ý nghĩa đặc biệt của nó: Đây là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, cũng chính là nơi đón những tia nắng mặt trời đầu tiên của đất nước khi ngày mới bắt đầu.
Với ý nghĩa đặc biệt này, Mũi Điện từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn với những người yêu thiên nhiên và muốn tận hưởng cảm giác hòa mình vào thời khắc thiêng liêng của ngày mới.
Cột mốc ở Mũi Điện – nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh: Du lịch Việt Nam)
Mũi Điện không chỉ có vị trí đặc biệt mà còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp của phong cảnh. Từ đỉnh Mũi Điện, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên với những dãy núi hùng vĩ, bờ biển trong xanh và những con sóng trắng xóa ngày đêm vỗ về bờ cát.
Để tận hưởng khoảnh khắc bình minh tại Mũi Điện, bạn nên đến đây từ sớm, khi màn đêm vẫn còn ôm lấy cảnh vật. Điểm xuất phát phổ biến là từ thành phố Tuy Hòa, nơi bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô để di chuyển đến chân Mũi Điện.
Sau khi đến nơi, bạn sẽ phải đi bộ khoảng 1km trên con đường mòn để lên đến ngọn hải đăng Mũi Điện. Đoạn đường này không quá khó khăn, nhưng bạn nên mang theo giày thoải mái và đèn pin nếu đi vào sáng sớm.
Những địa điểm check in nổi tiếng ở Mũi Điện
Hải đăng Mũi Điện (Hải đăng Đại Lãnh): Một điểm nhấn không thể bỏ lỡ khi đến nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam chính là ngọn hải đăng nằm ở độ cao 110 mét so với mực nước biển. Hải đăng Mũi Điện được xây dựng từ thời Pháp, vào năm 1890 và đến nay vẫn là một biểu tượng của nơi này.
Từ ngọn hải đăng, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng biển Phú Yên. Đây cũng là nơi lý tưởng để chụp những bức ảnh kỷ niệm. Ngọn hải đăng không chỉ là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử mà còn là một điểm dừng chân tuyệt vời để thư giãn, hít thở không khí trong lành.
Video đang HOT
Ngọn hải đăng Mũi Điện vào buổi sớm. (Ảnh: Du lịch Việt)
Bãi Môn: Nằm ngay dưới chân Mũi Điện, bãi Môn là bãi biển tuyệt đẹp với cát trắng mịn và nước biển trong xanh. Đây là nơi lý tưởng để tắm biển, thư giãn hoặc cắm trại qua đêm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức với các hoạt động như leo núi, trekking dọc theo các con đường mòn quanh khu vực để khám phá thêm về hệ sinh thái và cảnh quan nơi đây.
Cột mốc tọa độ cực Đông: Cột mốc này đánh dấu Mũi Điện, là một trong những điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nhiều du khách đến đây để chụp ảnh và lưu giữ kỷ niệm.
Ngoài ra, trên đường đến Mũi Điện, bạn sẽ đi qua đèo Cả, nơi có phong cảnh núi non và biển cả tuyệt đẹp, rất thích hợp để dừng chân ngắm cảnh và chụp ảnh.
Mũi Điện có nhiều điểm check-in nổi tiếng. (Ảnh: Znews)
Thời điểm lý tưởng để đến Mũi Điện
Mũi Điện đẹp quanh năm, nhưng thời điểm lý tưởng nhất để đến đây là vào mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 8. Lúc này, thời tiết ở Phú Yên thường rất dễ chịu, trời trong xanh, ít mưa, rất thuận lợi cho việc di chuyển và khám phá.
Nếu bạn muốn có trải nghiệm đón bình minh trọn vẹn, hãy khởi hành từ thành phố Tuy Hòa vào khoảng 3h-4h để đến kịp lúc. Đừng quên mang theo máy ảnh hoặc điện thoại để ghi lại khoảnh khắc đặc biệt này.
Mũi Điện – nơi đón bình minh đầu tiên ở Việt Nam – là nơi mang lại cho bạn những giây phút lắng đọng, hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên với xúc cảm dâng trào, tự hào về Tổ quốc. Nhiều du khách muốn quay lại nơi này để một lần nữa cảm nhận sự kỳ diệu của ánh bình minh và lưu giữ cho mình những ký ức đáng nhớ.
Trekking điểm cực Đông, "săn" bình minh sớm nhất trên đất liền ở Việt Nam
Vượt qua những cồn cát nóng rát, một bên là vách đá dựng đứng, bên kia sóng vỗ, Thu Hương đã hoàn thành ước mơ hồi Trung học, chinh phục Mũi Đôi - cực Đông của Tổ quốc.
Mũi Đôi - điểm cực Đông nổi tiếng với giới trẻ đam mê du lịch bụi. Trên bản đồ Việt Nam, Mũi Đôi là mũi đá vươn ra trên biển thuộc bán đảo hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Trước đây, Mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) được coi là điểm cực Đông ở nước ta. Tuy nhiên, sau này khi Mũi Đôi được phát hiện, theo số liệu đo đạc, nơi đây đón ánh bình minh sớm hơn Mũi Đại Lãnh 4 giây. Do đó, Mũi Đôi trở thành nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền.
Khởi động chuyến du lịch khám phá ngày hè, Nguyễn Thu Hương đã từ Hà Nội bay vào Cam Ranh (Khánh Hoà). Nơi đây cách thành phố Nha Trang khoảng 80km về hướng Bắc. Do đó, du khách có thể từ Nha Trang đến Đầm Môn và bắt đầu hành trình chinh phục Mũi Đôi.
Thu Hương và những người bạn trong chuyến trekking lên Mũi Đôi
Theo kinh nghiệm của Thu Hương, để có một chuyến trekking "đi đến nơi về đến chốn" thì không thể thiếu những cộng sự và một lịch trình cụ thể như thời gian, địa điểm, tìm hiểu cung đường, phương tiện đi lại... Lần này, Hương trekking Mũi Đôi với những người bạn đã đồng hành cùng cô nàng ở những lần leo núi trước.
"Do mình đi hoàn toàn tự túc không theo tour nên cần đặt một porter (hướng dẫn leo núi người bản địa - PV) uy tín và am hiểu. Người này sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ ăn, nước uống, lều, dẫn đường và liên hệ đặt thuyền chở đồ ra đảo", Thu Hương cho hay. Ngoài ra, trong hành trình đến Mũi Đôi, du khách có thể phải nghỉ qua đêm bên ngoài, nơi đây không điện, không có sóng nên bạn cần mang theo sạc dự phòng, đèn pin.
Trekking đến Mũi Đôi là một hành trình khá vất vả và thường kéo dài hai ngày một đêm. Vốn quen leo núi trong thời tiết mát mẻ của núi rừng Tây Bắc, đến Mũi Đôi bằng đường bộ đối với Thu Hương cũng là một thử thách. Dưới cái nắng nóng gắt gao của vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ, cô nàng đã có những trải nghiệm đáng nhớ.
"Khó khăn lớn nhất của hành trình này là thời tiết quá khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài trời lên đến 36 độ C, mình có cảm giác trên đầu là mặt trời. Khoảng 3km đầu toàn là cát. Cát lún và rất nóng, trên đường lại ít cây xanh nên dễ khiến cơ thể mất sức. Mỗi lần nhấc chân khỏi cát mình tự nhủ không được từ bỏ, với một ý chí đi là sẽ đến", Thu Hương chia sẻ về hành trình khám phá của mình.
Trekking từ Đầm Môn đến Bãi Rạng, địa hình chủ yếu là đồi cát nên việc di chuyển không hề dễ dàng. Du khách phải mất khoảng 3 giờ đồng hồ vượt qua những đồi cát để tới biển. Tại đây, bạn nên nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ để chinh phục chặng đường phía trước.
"Ấn tượng nhất có lẽ là 9km tiếp theo. Sau khi trải qua quãng đường cát, một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẽ hiện ra. Đó là một con đường ở giữa, hai bên là núi và biển. Một chuyến đi trekking vừa có núi, có biển mà trước đây mình chưa từng gặp", cô nàng bật mí.
Chinh phục chặng đường thứ hai, bạn sẽ tới được Bãi Rạng. Ngắm nhìn màu nước biển xanh biếc, bãi cát trải dài trắng mịn, đêm đến tận hưởng làn gió mát dưới bầu trời đầy sao giúp bạn quên đi mệt mỏi của một ngày đi bộ.
Qua một đêm nghỉ ngơi, khi trời còn nhá nhem tối, du khách đã phải dậy để tiếp tục khởi hành, kịp đón bình minh nơi Mũi Đôi. Từ Bãi Rạng tới Mũi Đôi, bạn sẽ mất khoảng 1 giờ di chuyển. Đoạn đường khó nhằn nhất với du khách có lẽ là khi phải leo lên đỉnh vách đá đặt cột mốc đánh dấu điểm cực Đông.
"Khi tới Mũi Đôi - điểm cực Đông mình thực sự rất mệt. Tuy nhiên, những gì mình nhận được lại rất tuyệt vời. Mình tự hào vì ngày hôm đó mình là một trong những người đón bình mình sớm nhất ở Việt Nam trên đất liền. Quang cảnh thiên nhiên thì quá đẹp", nữ du khách hồi tưởng.
"Hành trình đến cực Đông mình có những trải nghiệm lần đầu. Lần đầu tiên ngủ lều trại bên cạnh biển ẩm ướt, sóng vỗ ầm ầm. Thưởng thức vị bia muối hòa quyện cùng bữa tiệc "hải sản bóng đêm". Lần đầu trải nghiệm cảm giác say tàu là như nào... Và hơn cả đó là hoàn thành mong muốn khám phá Cực Đông của Tổ quốc từ hồi Trung học và sự vui vẻ của những người bạn đồng hành", Thu Hương bật mí thêm.
Quãng đường trekking đến Mũi Đôi, du khách phải vượt qua với đủ loại địa hình như băng rừng, lội bộ qua những triền cát nóng bỏng như sa mạc, thậm chí có lúc phải lách mình qua những lối đi nhỏ hẹp, hai bên là những tảng đá to. Chặng đường khó khăn mang lại cơ hội để bạn khám phá giới hạn của bản thân, rèn luyện một sức khoẻ tốt và ý chí bền bỉ.
Còn gì tuyệt vời hơn khi đứng trước biển cả bao la và chờ đợi những tia nắng mặt trời đầu tiên ló rạng.
Việt Nam từ trên cao: Bình minh trên những đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ Tọa lạc tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 125km, đồi chè Long Cốc sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách đam mê nhiếp ảnh. Đồi chè Long Cốc là tập hợp hàng trăm đồi chè hình bát úp, nằm nối tiếp nhau với diện tích hàng...