Đâu là nhân vật khiến Dani Alves run sợ khi đối mặt?
Trong một chia sẻ mới đây, hậu vệ Dani Alves đã chỉ ra cái tên gây nhiều khó khăn nhất cho anh trong sự nghiệp thi đấu của mình.
Hậu vệ Dani Alves từng là trụ cột của Barca trong nhiều năm. 8 năm khoác áo đội bóng của Tây Ban Nha (2008 đến 2016), cầu thủ người Brazil được đánh giá là một trong những hậu vệ phải xuất sắc nhất châu Âu. Cầu thủ sinh năm 1983 cùng Barca giành 23 danh hiệu lớn nhỏ. Nổi bật trong số đó là 6 chiếc La Liga và 3 Champions League.
Dani Alves ngại nhất Sergio Ramos
Sau khi chia tay Barca, Alves khoác áo Juventus rồi PSG, anh tiếp tục mang về cho mình thêm những danh hiệu. Hiện tại anh đang khoác áo CLB quê nhà Sao Paulo. Cầu thủ 37 tuổi này cũng có tới 118 lần khoác áo ĐT Brazil, ghi 8 bàn thắng. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Alves đã phải đối đầu với rất nhiều những cầu thủ tấn công hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, khi được hỏi đâu là cái tên khiến mình gặp nhiều khó khăn nhất, Dani Alves tiết lộ bất ngờ. Anh nói: “Tôi đã từng đối đầu với nhiều ngôi sao tấn công hàng đầu thế giới, nhưng cái tên từng gây nhiều khó khăn cho tôi nhất lại là một hậu vệ: Sergio Ramos”.
“Anh ấy có tốc độ, sức mạnh và khả năng phán đoán tốt. Luôn rất khó khăn khi đối đầu với Ramos. Tôi nghĩ nhiều cầu thủ có chung suy nghĩ với tôi, đặc biệt là các tiền đạo. Ramos là một trong những trung vệ xuất sắc nhất thế giới, tôi rất tôn trọng anh ấy”.
Dù đã 37 tuổi nhưng Dani Alves vẫn đang duy trì sự ổn định rất lớn. Trong năm 2020 anh ra sân tới 53 lần trong màu áo Sao Paulo, ghi 7 bàn.
Pep Guardiola cách sơ đồ 3-2-2-3 giải quyết vấn đề
Hình ảnh của Pep Guardiola thật khó mà miêu tả. Nhưng dù quan điểm của mọi người về ông phân cực như thế nào thì ít nhất có một điều chúng ta phải thừa nhận: ông là một nhà cách tân.
Những cuộc thảo luận về đội Barcelona của ông chủ yếu liên quan đến lối chơi định hướng vị trí và tập trung vào ý tưởng chơi bóng của ông cũng như sự khác biệt với hầu hết các đội khác. Triển khai bóng từ hàng phòng ngự với những đường chuyền ngắn và có sự tham gia của thủ môn; kiểm soát bóng áp đảo ở trung lộ đồng thời duy trì chiều rộng và chiều dài sân; nếu mất bóng thì gây áp lực cực lớn đồng thời dâng cao đội hình để đoạt lại bóng nhanh nhất có thể.
BẤT TỬ MÀ KHÔNG BẤT KHẢ CHIẾN BẠI
Trong mùa giải cuối cùng Guardiola ở Barcelona, phải thừa nhận rằng chất lượng của Barca và chính ông vượt trội so với các đội bóng khác ở châu Âu. Tuy nhiên, việc Guardiola tập trung cải tiến liên tục dường như đã biến đội bóng của ông từ bất khả chiến bại thành có thể bị đánh bại. Các trận đấu sử dụng hàng thủ 3 trung vệ khiến họ ít các trận đấu đỉnh cao hơn, có lẽ đó chính là đại diện cho phiên bản Barcelona của Guardiola mùa giải 2010/2011.
Việc ông thay đổi những cá nhân dẫn đến việc lối chơi của Barca ngày càng chi tiết hóa, song chúng dường như cũng tạo ra nhiều giới hạn hơn cho một đội bóng không thể bị giới hạn với nòng cốt là Messi, Iniesta, Xavi và Busquets. Điều này được cho là đã được phản ánh trong phòng thay đồ và với ban lãnh đạo. Đây chỉ là một nửa sự thật. Dù vị thế bất khả xâm phạm trên truyền thông của Guardiola đã thay đổi từ năm đầu tiên đến năm thứ tư tại Barca, tuy nhiên ông ít thay đổi hơn cách người ta viết về ông.
Lý do chính là bởi thời điểm đầu của kỷ nguyên Guardiola, chúng ta ít chú ý tới những chi tiết chiến thuật của ông và cũng không nhiều tài liệu để đọc và bàn luận về chúng. Trong chiến thắng 6-2 của Barcelona trước Real Madrid, cái gọi là "số 9 ảo" chính xác là chiến thuật nhận nhiều chỉ trích vài năm sau đó trong các trận hòa hoặc thua. Thậm chí, chiến thắng 5-0 hai năm sau còn huyền thoại hơn với hàng thủ 3 trung vệ trong đó Abidal bó vào trong; khu trung tuyến với Xavi và Busquets đá trụ sau Messi và Iniesta; và sự bất đối xứng ở tuyến cao nhất với Villa, Pedro và Dani Alves (điều này khá tương đồng với Manchester City phiên bản 2021 của ông).
NGƯỜI CHỈ CÓ THỂ THUA CHÍNH MÌNH
Rõ ràng Guardiola không quá bị ảnh hưởng bởi những chỉ trích từ bên ngoài. Và quả thực trong vài tuần đầu tiên sau khi rời đội, ông là người được săn đón nhiều nhất trong giới bóng đá cho mùa giải mới. Dù quãng thời gian của chiến lược gia người Tây Ban Nha ở Bayern Munich không hoàn toàn đáp ứng được kỳ vọng thì rõ ràng gã khổng lồ nước Đức đã chơi một thứ bóng đá vô cùng xuất sắc đồng thời tạo ra sự thống trị tuyệt đối ở quốc nội (việc không thể giành chức vô địch Champions League là khiếm khuyết duy nhất của Guardiola ở Bayern, nếu so với người tiền nhiệm Jupp Heynckes đã đoạt cú ăn ba). Và những nguyên tắc của ông không chỉ liên tục được thể hiện mà còn liên tục thay đổi trong quãng thời gian ông làm việc ở Đức.
Những thay đổi về cấu trúc và xoay tua đội hình từ trận này sang trận khác cũng như trong chính một trận đấu đã trở nên thường xuyên hơn so với thời ở Barcelona. Nếu không thể có những cầu chất lượng tầm cỡ Messi, Iniesta, Xavi và Busquets, dường như nhu cầu tạo ra nhiều tác động nghề nghiệp của ông càng lớn hơn.
Đội hình Bayern này dù đã thi đấu thành công từ trước khi Guardiola đến, song họ cần những ý tưởng của ông để không chỉ ở trên đỉnh cao mà còn duy trì đỉnh cao đó. Không có Messi để tạo ra áp đảo ở trục giữa, lại còn thi đấu ở một giải đấu nặng về phản công và gây áp lực (pressing), Guardiola đã biến đổi Lahm và Alaba - hai hậu vệ biên - cùng những cầu thủ khác để thực hiện đúng và thành công những nguyên tắc của ông.
Video đang HOT
Mặc dù chúng ta vẫn có thể nhận ra Bayern ở thời điểm đó là một đội bóng của Guardiola, xong họ không chỉ linh hoạt về chiến thuật mà còn cả chiến lược. Việc Bayern không giành được Champions League cộng thêm cách Guardiola thích nghi với môi trường dẫn đến một sự thay đổi về hình ảnh của ông trên truyền thông: Từ một HLV không thể bị đánh bại thành một HLV có khả năng bị đánh bại bởi chính bản thân mình. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một câu chuyện được nói/viết trên truyền thông chứ gần như không xuất hiện trong giới huấn luyện. Bên trong chiếc bong bóng bóng đá, hình ảnh của Guardiola vẫn không hề thay đổi và Manchester City đã cố gắng lôi kéo ông rời khỏi Munich.
MỘT CÁCH ĐỂ ĐÁNH BẠI PEP GUARDIOLA
Sau ba năm, hình ảnh của Guardiola đã thay đổi rất nhiều. Một lần nữa, khi ông lại gặt hái thành công vang dội ở đấu trường trong nước thì câu chuyện ngày càng trở nên tệ hơn. Lúc này, câu chuyện được viết ra không chỉ là Guardiola đang tự đánh bại mình mà ông đã có một địch thủ là Jurgen Klopp - một người có phong cách lãnh đạo và lối chơi khác với Guardiola. Dù cũng tập trung vào lối chơi định hướng vị trí trong quãng thời gian dẫn dắt Dortmund thì chính lối chơi phản công - phong cách dựa vào thể chất, khả năng gây áp lực và triển khai đa dạng các tình huống cố định - là một giải pháp chống lại phong cách của Guardiola.
Đôi khi câu chuyện rất đơn giản. Guardiola đã cạnh tranh với Klopp từ khi cả hai còn ở Đức. Song, Liverpool đã buộc Guardiola phải có những thích nghi, ngay cả khi nó vượt ra khỏi những nguyên tắc và khiến Man City thất bại.
Ngay cả mùa giải giành 100 điểm, Man City cũng bị chỉ trích vì kiểm soát quá lâu và không hiệu quả, những nhược điểm khi đánh đổi năng lực phòng ngự truyền thống ở các trung vệ và hậu vệ biên. So sánh với Klopp và "Liverpool toàn diện" của ông ở mùa trước, Guardiola bị cho là trì trệ về phong cách, không biết phản ứng trước những thay đổi của thực tế. Giai đoạn đầu mùa này dù không ai yêu cầu Liverpool cập nhật về phong cách nhưng Klopp đã giành chiến thắng khi Liverpool đưa đối thủ vào một buồng tra tấn trong mọi giai đoạn của trận đấu. Còn Guardiola thì đứng thứ 12 sau gần một phần ba mùa giải.
Nhưng thời gian trôi qua và tình thế đã đảo ngược: Liverpool của Klopp gặp khó khăn và phải chiến đấu để lọt vào top 4 còn Manchester City của Guardiola không chỉ là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch Premier League mà còn mọi đấu trường. Chiến lược gia người Catalunya cho rằng đội bóng của mình đã gắn kết hơn. Song với những màn trình diễn ở trên sân, dường như có một đến hai lý do khác.
GIẢI PHÁP MỚI NHẤT CỦA GUARDIOLA LÀ CẬP NHẬT BẢN THÂN
Dù đa số các số liệu không chỉ ra bất cứ thay đổi lớn nào nhưng những người theo dõi sẽ nói về trận đấu gặp Southampton và những gì Guardiola đã làm. Kể từ đó, đoàn quân của Guardiola thắng mọi trận đấu. Điều gì đã thay đổi? Bạn có thể tin rằng những nghiên cứu và suy nghĩ của Guardiola cuối cùng đã mang lại hiệu quả.
Đầu mùa giải, sơ đồ 4-1-2-3 - với những biến thể và đội hình xuất phát khác nhau - được sử dụng thường xuyên hơn, trong đó De Bruyen đóng vai trò số 9 hoặc 8.
Trong những tuần gần đây đã có sự thay đổi. Giống như người thầy Johan Cruyff của mình, Guardiola bắt đầu sử dụng hệ thống 3-4-3 kim cương cho đội bóng. Giống như trong chiến thắng 5-0 trước Real Madrid, sơ đồ này có thể được gọi là 3-2-2-3. Thay đổi rất nhỏ nhưng cực kỳ ý nghĩa này chính là mấu chốt.
Cancelo hoặc Zinchenko sẽ đảm nhận vai trò tiền vệ trụ thứ hai bên cạnh Rodri hoặc trở thành tiền vệ tấn công thứ ba. Guardiola chủ yếu sử dụng một hàng tiền vệ mà Rodri có thể dịch sang bên trái và Walker ở bên phải hoặc Laporte ở bên trái khi các trung vệ dâng cao đồng thời Cancelo vẫn đứng ngay trên hàng phòng ngự để làm lựa chọn chuyền bóng.
Trước những đối thủ khác nhau, đội hình kim cương có thể mang đến nhiều lựa chọn chuyền bóng hơn giữa các tuyến, bổ sung thêm chiều sâu cho đội hình, từ đó giúp mọi khoảng trống giữa các tuyến tiền vệ đối thủ đều có một cầu thủ của Man City. Tuy vậy chiến thuật này ít khi được sử dụng. Nếu dâng cao gây áp lực và bó chặt trung lộ, có khả năng Gundogan hoặc Bernardo Silva sẽ di chuyển ra cánh để tạo ra một hình thái triển khai như khi Rodri lùi xuống.
Mấu chốt nằm ở độ rộng to lớn mà nó tạo ra. Dù thế nào các đối thủ luôn phải đối mặt với ba cầu thủ và hai cầu thủ chạy cánh đứng ở tuyến cao nhất đồng thời có thể đi bóng vượt qua những tình huống một đối một. Hơn nữa, Gundogan, Silva hay De Bruyne sẽ di chuyển ra cánh và là cầu thủ tự do, mở khoảng trống ở trung lộ hoặc có thể kết hợp với các cầu thủ chạy cánh để tạo ra áp đảo quân số. Các tình huống dâng cao của trung vệ cũng khiến đối phương gặp khó khăn.
Để hỗ trợ khi tiền vệ dạt ra cánh, tiền đạo trung tâm sẽ lùi xuống và lấp vào khoảng trống, qua đó thu hút trung vệ để tiền đạo cánh và tiền vệ có thể xâm nhập vào. Vậy là tiền đạo cắm đã tạo ra một hình ngũ giác để áp đảo quân số.
Điều này có nghĩa Man City không chỉ có 5 cầu thủ ở trung lộ mà còn duy trì chiều rộng sân lớn hơn. 4 người trong số họ lùi thấp hoặc dạt cánh để tạo ra giải pháp chống lại lớp pressing của đối phương. Trong tình huống này, vai trò của cầu thủ chạy cánh rất quan trọng: hai cầu thủ sẵn sàng các tình huống một đối một hoặc chạy ra phía sau hàng phòng ngự để mở không gian.
Thay đổi được thực hiện theo từng trận. Đối đầu Fulham, chiến lược hoàn toàn khác được sử dụng để đối đầu hệ thống kèm người một-một; đối đầu Southampton, vị trí của hậu vệ biên và tiền đạo cánh thay đổi bất đối xứng và trong trận lượt về Champions League gặp Monchengladbach, Cancelo lùi xuống giữa hai trung vệ còn số 9 ảo đôi khi lùi xuống thấp hơn cả hai tiền vệ trung tâm để khiến khối đội hình của đối thủ bị rối loạn.
Khía cạnh thú vị nhất ở đây là ngoại trừ cuộc đối đầu Fulham, hầu hết những thay đổi này không chỉ được tạo ra từ cấu trúc cơ bản mà nó tạo cảm giác khá tự nhiên, đơn giản cho Man City.
Sơ đồ 3-2-2-3 với các biến thể khác nhau cùng những chi tiết được huấn luyện kỹ lưỡng là đỉnh cao trong các nguyên tắc của Guardiola: tuyến cao nhất cùng tạo ra độ rộng và sâu; tạo ra sự áp đảo ở trung lộ và hai cánh trong khi có thể che đậy được các điểm yếu từ những cấu trúc tương tự. Ý tưởng bóng đá của Guardiola không chỉ là tạo ra sự vượt trội ở nhiều khía cạnh mà còn là khiến đội phòng ngự đánh mất đi lợi thế. Đối đầu với một số 9 ảo, các trung vệ và thậm chí là hậu vệ biên sẽ không thể xử lý được vì phải giải quyết hai tiền đạo cánh.
PHƯƠNG ÁN MỚI NHẤT CÓ THỂ LÀ PHƯƠNG ÁN CUỐI CÙNG
Việc chọn sơ đồ có bộ ba trung vệ và hai tiền đạo cánh giúp Guardiola có thể bổ sung thêm một cầu thủ đứng trung tâm đội hình của đối phương, linh hoạt giảm bớt áp lực hoặc thu hút áp lực một cách có chủ ý. Rõ ràng, rất nhiều cầu thủ phù hợp với ông. Ederson và Cancelo là những cầu thủ độc nhất; bộ kỹ năng của Sterling cực kỳ giá trị; sự ăn ý của Dias và Stones là nền tảng quan trọng ở tuyến dưới.
Nhưng không chỉ những ý tưởng cá nhân và cầu thủ đối phương mất đi năng lực phòng ngự trước hệ thống của Guardiola và năng lực tập thể lẫn cá nhân của Manchester City mà dường như những mối đe dọa đang ngày càng được tạo ra nhiều hơn. Bản nâng cấp gần nhất của Guardiola không chỉ ngăn đội bóng của ông không bị "chết" bởi những sai sót đầu mùa giải mà nó còn tạo ra khả năng giải quyết bất cứ vấn đề mà đội bóng phòng ngự đặt ra với cấu trúc cơ bản nếu nó được thực thi đủ tốt.
Cái chết đến từ từ nhưng không thể tránh khỏi với các đối thủ. Không giống những cấu trúc trước, sơ đồ 3-2-2-3 của Guardiola có thể thích nghi chính xác với những thay đổi lớn hơn mà vẫn chiếm thế thượng phong. Khả năng huấn luyện của ông được thể hiện ở những chi tiết.
Ví dụ, ngay khi một trung vệ lao ra gây áp lực với số 9 ảo, cầu thủ tiền đạo đó sẽ lùi sâu, buộc trung vệ rời bỏ vị trí khiến các cầu thủ phòng ngự còn lại phải xử lý nhiều không gian hơn và tiền vệ hoặc tiền đạo cánh sẽ xâm nhập khoảng trống. Khi tiền đạo cánh đối phương cố gắng ngăn Gundogan di chuyển ra cánh thì đến lúc tiền đạo cánh ấy di chuyển ra cánh, Gundogan sẽ chiếm lĩnh khoảng trống.
Nếu có điểm gì đó trục trặc thì ít nhất Manchester City vẫn có thể kiểm soát bóng.
PHƯƠNG ÁN NGƯỜI THỨ BA
Các tiền vệ thường xuất phát ở cánh và di chuyển vào giữa thay vì làm ngược lại. Tại sao? Nếu họ bắt đầu xuất phát ở trung lộ và di chuyển ra ngoài khu vực hành lang thì khó mà căn thời gian chuẩn vì tốc độ chạy và vị trí cơ thể. Nếu họ xuất phát ở cánh thì sẽ nhận bóng "vừa" chân và có thể xâm nhập vào trung lộ. Ngoài ra khi xuất phát ở cánh, họ cũng sẽ kích thích đối phương gây áp lực ở gần biên, qua đó có thể qua người - bó nhanh vào trong là điều khá dễ khi cơ thể đã mở và sau đó nhận bóng ở trung tâm trong khi đang chạy vào giữa với các tiền vệ khác.
Sử dụng phương án người thứ ba tạo ra lợi thế về quân số khi tiền vệ và tiền đạo được hỗ trợ. Khi hậu vệ biên đối phương cố gắng cố gắng gây áp lực với tiền vệ trung tâm, cầu thủ chạy cánh của Manchester City sẽ ngay lập tức đe dọa bằng một pha xâm nhập vào khoảng trống phía sau. Nếu hậu vệ biên đối thủ cố gắng cắt đường chuyền, tiền vệ trung tâm dạt cánh sẽ vẫn có thể vượt qua anh ta.
Xavi Hernandez từng chia sẻ: "Gần như không thể ngăn cản người thứ ba, để tôi giải thích lý do. Hãy tưởng tượng Pique muốn chuyền bóng cho tôi nhưng tôi lại bị kèm bởi một cầu thủ rất quyết liệt. Vâng, rõ ràng là Pique không thể chuyền bóng cho tôi rồi. Nếu tôi di chuyển, người kèm tôi cũng đi theo. Khi đó, Messi sẽ lùi xuống và trở thành người thứ hai. Pique là người thứ nhất, Messi là người thứ hai và tôi là người thứ ba.
Tôi phải rất tỉnh táo. Pique, khi đó chuyền bóng cho người thứ hai là Messi, Messi chuyền ngược lại và thời điểm ấy tôi trở thành lựa chọn chuyền bóng. Hiện tại tôi đã không bị kèm vì hậu vệ kèm tôi đã di chuyển để phòng ngự gần bóng hơn. Hiện tại tôi không bị kèm và Pique chuyền cho tôi. Nếu cầu thủ kèm tôi nhìn bóng, anh ta không thể nhìn thấy tôi đang tự do và đột nhiên tôi xuất hiện, tôi là người thứ ba. Vậy là chúng tôi đã vượt trội về quân số".
Nếu hậu vệ biên giữ vị trí và tiền vệ trung tâm đối phương cố gắng ngăn cản Gundogan hoặc Silva (hoặc De Bruyne) ở hành lang, tiền đạo trung tâm có thể trở thành người thứ ba để tịnh tiến bóng. Nếu đối phương có thể ngăn cản Man City nhận bóng ở biên, chất lượng của cầu thủ Man City sẽ vẫn giúp họ kiểm soát bóng và chuyền ngược về cho thủ môn để bắt đầu lại.
KHI GHI BÀN TRỞ THÀNH MỘT NGÓN NGHỀ
Bài viết này chủ yếu đề cập đến việc chuyền bóng nói chung, song ở Man City quá trình này cũng gắn với việc ghi bàn. Họ cố gắng luân chuyển bóng và thu hút đối thủ càng nhanh càng tốt để tạo ra một tình huống dứt điểm. Nếu không có bóng, đối thủ không thể ghi bàn.
Bạn phải chuyền bóng với ý định rõ ràng, mục đích là đưa bóng vào khung thành đối phương. Chuyền bóng không thể chỉ để chuyền.
Một tình huống bóng sống sẽ ngay lập tức hướng đến những bước chạy ra phía sau hàng phòng ngự, ngay cả khi cuối cùng chúng được thực hiện để mở ra không gian giữa các tuyến. Những tình huống bóng dài trực diện sẽ được sử dụng trong trường hợp không có giải pháp nào để khắc chế áp lực của đối phương hoặc khi khoảng trống đã mở ra rõ ràng. Còn thông thường, Man City sẽ chuyền bóng một cách kiên nhẫn, không có nguy cơ mất bóng để từ từ tiếp cận vòng cấm địa. Từ đó họ sẽ tìm kiếm cơ hội ghi bàn.
Sử dụng tiền đạo cánh, tạo ra thế 1 vs 1 hoặc 2 vs 1 ở cánh.
Nếu điều đó không thể sẽ có một cầu thủ chạy ra phía sau hàng phòng ngự để nhận bóng phía sau bộ tứ vệ rồi căng ngang vào trong.
Nếu một cầu thủ đối phương phòng ngự tình huống này, một đường căng ngang vào tuyến phòng ngự có thể mở ra cơ hội dứt điểm từ rìa vòng cấm.
Nếu đối phương bịt chặt khoảng trống và mở ra không gian ở phía sau thì hậu vệ biên ngược hoặc các tiền vệ phòng ngự sẽ dẫn bóng vào vòng cấm.
Các biện pháp đối phó cũng được sử dụng nhiều.
Nếu đối phương gây áp lực tốt thì Man City sẽ đảo cánh hoặc họ tịnh tiến bóng qua trung lộ.
Trong một vài tình huống, hậu vệ biên hoặc thậm chí cả trung vệ có thể nhận ra không gian để dâng lên và cố gắng tận dụng nó.
Sự hiện diện liên tục của các cầu thủ trong vòng cấm địa là lý do chính lý giải vì sao Manchester City ghi số lượng bàn thắng mỗi trận nhiều đến mức đáng sợ kể từ khi chuyển sang hệ thống này. Có thể nói, các quá trình được kết nối với nhau và các cầu thủ kiên nhẫn triển khai bóng vào vòng cấm cùng nhau mở ra nhiều khả năng để kết thúc đợt tấn công.
Và khi họ chọn dứt điểm ngay lập tức, đối phương vẫn có cảm giác sẽ phải liên tục bảo vệ khung thành. Khối đội hình và khả năng luân chuyển bóng cho phép Man City liên tục giữ đối thủ ở trong vòng cấm cho đến khi cơ hội ghi bàn tốt tiếp theo xuất hiện.
Lược dịch từ bài viết của nhóm tác giả Judah Davies, Pablo Rodriguez, Adin Osmanbasic, Martin Rafelt của blog Spielverlagerung, blogger Addis Worku cùng sự hỗ trợ biên tập của Rene Maric - trợ lý HLV trưởng tại CLB Borussia Monchengladbach. Bài viết gốc được đăng tải trên Spielverlagerung.
Đội hình hay nhất lịch sử Champions League gây tranh cãi Hàng tiền vệ từng cùng Real Madrid vô địch 3 lần liên tiếp không có tên trong đội hình hay nhất lịch sử Champions League. 101 Great Goals chọn đội hình hay nhất lịch sử Champions League với Iker Casillas trong khung gỗ. Bộ tứ vệ gồm Dani Alves, Sergio Ramos, Carles Puyol và Paolo Maldini. Clarence Seedorf, Xavi cùng Andreas Iniesta là...