Đâu là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói? Kiểm soát cơn “thịnh nộ” khi đói như thế nào?
Khi đói tâm trạng bạn thế nào? Dễ giận dữ, cáu gắt với người khác, xử lý công việc kém hiệu quả… Vậy đâu mới là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói?
Bạn đã bao giờ nổi cáu với ai đó khi đang đói? Đây là một hiện tượng bình thường hầu như ai cũng gặp phải, nguyên nhân là do sự sụt giảm đường huyết và sự kiểm soát của gen.
Sự kiểm soát của gen
Một lý do nữa cho thấy sự liên quan giữa cơn đói và giận dữ là cả hai đều được kiểm soát bởi các gen. Sản phẩm của một gen như vậy là neuropeptide Y, một hóa chất não tự nhiên được tiết ra trong não bộ của bạn khi đói. Nó kích thích hành vi phàm ăn thông qua kích hoạt nhiều cảm thụ quan trong não bộ, kể cả cảm thụ quan có tên gọi Y1.
Bên cạnh hoạt động trong bộ não để kiểm soát cơn đói, neuropeptide Y và cảm thụ quan Y1 điều chỉnh sự giận dữ hoặc gây hấn. Những người sở hữu lượng neuropeptide Y cao trong dịch não tủy của họ cũng có xu hướng thấy sự dễ nổi giận một cách bất ngờ. Như vậy có thể thấy có nhiều cơ chế sinh học khiến bạn dễ nổi cáu khi đói. Những người “hanger” chắc chắn có một cơ chế sinh tồn có lợi cho cả con người và những động vật khác vì nếu các sinh vật bị đói vẫn giữ được thái độ bình tĩnh và để các cá thể khác ăn chúng trước thì sẽ dễ dẫn đến việc loài của chúng chết dần chết mòn.
Mặc dù nhiều yếu tố thể chất góp phần dẫn đến sự giận dữ, bực bội khi đói nhưng yếu tố tâm lý xã hội cũng có tác động không nhỏ. Chẳng hạn như nền văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn bộc lộ sự gây hấn trực tiếp hay gián tiếp.
Cách dễ dàng nhất để tránh rơi vào tình trạng quá đói dẫn đến mất kiểm soát về tâm lý và hành vi đó là lót dạ bằng đồ ăn có đường hay tinh bột như chocolate, khoai tây nhằm kéo lại lượng glucose đang xuống dốc nhanh chóng. Ăn ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy cơn đói. Đặc biệt đối với những người ăn chay trường hoặc đang trong chế độ ăn giảm cân, cần phải được sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng giảm đường huyết trầm trọng trong thời gian dài.
Đường huyết giảm
Theo các chuyên gia, carbonhydrate, protein và các chất béo sẽ được tiêu hóa thành đường glucose, axit amin và axit béo tự do. Những chất dinh dưỡng này đi vào trong máu rồi đến các cơ quan nội tạng, mô và chuyển hóa thành năng lượng.
Các chất dinh dưỡng tuần hoàn trong máu bắt đầu giảm theo thời gian. Nếu nồng độ đường glucose trong máu giảm quá mức, bộ não sẽ cảm nhận điều đó như một tình huống nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.
Bên cạnh đó, không giống hầu hết các cơ quan trong cơ thể có thể sử dụng các dưỡng chất khác nhau để duy trì chức năng hoạt động, bộ não lại hoàn toàn phụ thuộc vào glucose để có thể hoạt động.
Lúc này, bạn có thể thấy khó tập trung, dễ phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn, đột nhiên bị nói nhịu, lẫn lộn hoặc cáu bẳn, xấu tính.
Video đang HOT
Ngoài ra, cảm giác đói là cách cơ thể cố gắng chống lại lượng đường huyết thấp. Não gửi tín hiệu đến các cơ quan nhất định để cố gắng nâng khả năng chịu đói, kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenalin, ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.
Lượng đường huyết thấp và sự tức giận có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Một nghiên cứu trên trang Mental Floss năm 1984 đã chứng minh rằng, bạo lực có thể xảy ra ở những người có vấn đề về đường huyết.
Hãy biết cách để kiểm soát cơn thịnh nộ mỗi khi cơn đói “ùa về” nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Mẹ Việt ở Mỹ kể về hành trình mang thai đôi ốm nghén trường kì, con sinh non "bé như chuột con"
Hành trình mang thai đôi khiến chị Oanh nhiều lần như muốn kiệt sức vì ốm nghén trường kỳ từ đầu cho đến cuối thai kỳ. Và hiện tại, chị vẫn rất xót xa khi sinh xong đã được về nhà nhưng con vẫn phải ở lại bệnh viện.
Đằng sau mỗi người mẹ đều là một câu chuyện đặc biệt về hành trình mang nặng, đẻ đau và có rất nhiều điều để kể. Câu chuyện của chị Nguyễn Tường Oanh (31 tuổi, hiện đang sống tại Mỹ) là một trong số đó. Lần thứ 2 mang thai, lại là thai đôi, chị đã phải vượt qua rất nhiều những nguy cơ và gắng gượng dần qua từng đợt ốm nghén, kiểm tra thai kỳ để mong đón con chào đời khỏe mạnh. Thế nhưng, bắt đầu từ tuần thứ 30, chị đã phải nhập viện, cố giữ con đến tuần thứ 34 thì bác sỹ chỉ định mổ vì sợ thai gặp nguy hiểm. Hai em bé sinh non yếu ớt phải nuôi trong lồng kính, mẹ về nhà trước mà không có con, buồn vô hạn.
Hai em bé của chị Oanh chào đời vào ngày 8/8/2018 và hiện vẫn đang được nuôi trong lồng kính vì sinh non, chưa đủ cân nặng tiêu chuẩn.
Chưa kịp vui vì bác sỹ nói mang thai đôi đã phải đối mặt với ốm nghén trường kỳ
Chị Oanh kể lại ngày phát hiện mình mang thai đôi: "Con gái đầu của mình đã 8 tuổi, đến lúc cần có em nên vợ chồng mình quyết định "thả". Rất nhanh sau, mình phát hiện có thai. Vào bệnh viện khám bác sỹ nói có 2 tim thai, mình không tin nổi, còn nghĩ bác sỹ nói đùa. Ngờ đâu bác sỹ đưa kết quả siêu âm cho xem, lúc đó mình mới tin là sự thật. Về nhà, mình cứ cười suốt ngày vì vui lắm. Nhưng rồi mình cũng bắt đầu lo lắng vì mang thai đôi phải cẩn thận trong mọi chuyện".
Và quả thật, hành trình mang thai đôi khiến chị Oanh nhiều lần như muốn kiệt sức vì ốm nghén trường kỳ từ đầu cho đến cuối. Chị kể lại, người chị lúc nào cũng lâng lâng cảm giác như trên mây, chỉ cần nghe mùi gì nặng một chút là nôn, ói ra hết. Tâm lý chị cũng thay đổi nhiều, lúc nào cũng cáu gắt với chồng, cảm giác bị tủi thân rất nhiều giống như không ai thèm quan tâm đến mình vậy. Trong suốt thai kỳ, chị tăng 18kg, bàn chân phù nề, sưng rất to, đi lại luôn cảm giác nặng nề, khó khăn.
Chị Oanh và con gái đầu tận hưởng niềm vui sắp có thêm thành viên mới trong gia đình.
Chị Oanh khi bầu khoảng 6 tháng.
"Mình còn bị tiểu đường thai kỳ nữa nên kiêng đủ thứ đồ ăn. Mà mình có bầu lại thèm ăn kem vô cùng, nhưng không được ăn nên cảm thấy uất ức lắm. Tần suất đi khám thai cũng liên tục, mỗi tuần gặp bác sỹ 2-3 lần vì bác sỹ bảo mang thai đôi nên cần theo dõi cẩn thận. Mình cũng phải làm đủ các loại xét nghiệm, kiểm tra để xem có điều gì bất thường không. Ví dụ như xem 2 bé có tách rời nhau không, tay chân phải đếm từng ngón, rồi lại xem xem tim phổi, não của bé có bình thường không... Mình nhớ khi xét nghiệm triệu chứng bệnh down, bác sỹ lấy 2 cây kim dài chọc vào bụng để lấy xét nghiệm, lúc đó vừa đau đớn vừa lo, vì chỉ một sơ suất nhỏ là em bé có thể nguy hiểm tính mạng trong bụng".
Hai em bé của chị Oanh vốn là sinh đôi cùng trứng nên mọi thứ đều giống nhau, nếu như em bé A bị gì thì em bé B sẽ bị như vậy. Và thêm một điều khá đặc biệt là dù vốn cùng nhau thai nhưng em bé A lại hấp thu nhiều hơn nên lớn hơn em bé B, đó cũng là điều mà bác sỹ phải theo dõi rất sát sao.
Sinh mổ chủ động vào tuần 34, "con bé xíu như chuột con"
Căng thẳng lớn nhất là vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ, chị Oanh phải nhập viện sớm theo chỉ định của bác sỹ. "Bác sỹ nói rằng mình phải sinh sớm vì máu không lưu thông được vào em bé B nên phải cho em bé ra sớm để giữ bé được an toàn. Lúc đó mình buồn lắm nhưng vẫn phải cố gắng gượng lên. Sau 32 tuần, bác sỹ nói em bé vẫn đang tạm ổn, có thể duy trì lên được 34 tuần mới sinh mổ. Vậy là chờ tới 34 tuần, mình sinh bé".
Ca mổ được thực hiện ở tuần 34 thai kỳ, diễn ra thuận lợi.
Ngày 8/8/2018, hai bé gái Kate (1,9kg) và Meghan (gần 1,4kg) chào đời theo phương pháp sinh mổ khi mới chỉ ở trong bụng mẹ được 34 tuần. Và bởi vì em bé sinh thiếu tháng, chưa đủ cân nặng (ở Mỹ quy định em bé phải 2,5kg mới được coi là đủ cân nặng) nên phải nằm lồng kính để được theo dõi thêm. "Nhìn con bé như chuột con, nằm yếu ớt thiu thiu ngủ trong lồng kính, lòng mẹ xót xa, lạnh lẽo lắm nhưng vẫn phải cố chịu để đảm bảo điều tốt nhất cho con", chị Oanh tâm sự.
Bé được ăn sữa mẹ qua đường xông trực tiếp xuống dạ dày.
Hai bé gái đáng yêu khi được 2 ngày tuổi.
Bố mẹ sẽ được đến thăm bé vào các giờ quy định.
Hai bé được ấp trong lồng kính.
Bé phải bịt mắt để bảo vệ mắt không bị tổn thương.
Hai em bé được bịt mắt để tránh hại mắt, chiếu ánh sáng xanh giúp tránh nguy cơ vàng da và giữ ấm với nhiệt độ thích hợp. Chị Oanh nằm ở phòng hậu sản, mỗi ngày 4-5 tiếng lại dậy vắt sữa đưa lên cho con một lần. Cũng trong thời gian này, chị được trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời ở bệnh viện của Mỹ, được phục vụ tận tâm từ A đến Z: "Bác sỹ vào thăm khám mỗi 15 phút một lần. Bạn chỉ cần bấm chuông là y tá tới chăm sóc ngay lập tức. Thế nên có thể nói là bạn không cần chồng hay người nhà cũng được. Ăn uống mỗi bữa từ sáng, chiều, tối đều được bưng đến tận nơi. Đêm khuya, cứ 20 phút một lần lại có người tới thăm mình..."
Những điều kiện sinh nở ở nước Mỹ rất tuyệt vời khiến chị Oanh luôn cảm thấy an tâm, ấm áp.
Cũng theo lời kể của chị Oanh, thậm chí khi chị về nhà trước (em bé vẫn được nuôi trong lồng kính ở bệnh viện), bác sỹ còn gọi điện hỏi thăm, tư vấn vì sợ sản phụ bị trầm cảm sau sinh. Vậy nên chị luôn cảm thấy rất ấm áp, vững tin đợi đến ngày được đón 2 con về nhà. Bác sỹ cũng thông báo khoảng đến ngày 19/9 là ngày dự sinh hoặc có thể sớm hơn, nếu sức khỏe ổn định, hai bé gái của chị Oanh sẽ được về nhà với mẹ. Thời gian này, chị Oanh dù rất buồn khi chưa được đón con về bên cạnh, nhưng chị cũng đã thở phào nhẹ nhõm vì thời gian nguy hiểm nhất đã tạm qua đi.
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao chúng ta hay quên những giấc mơ của mình? Không chỉ có bạn ghét cảm giác quên một giấc mơ tuyệt vời mà nhiều người đều như vậy. Các nhà khoa học nói rằng không phải là bạn có trí nhớ yếu mà đó chỉ là cách bộ não hoạt động, theo naturalnews. Shutterstock Quên giấc mơ là điều xảy ra với hầu hết mọi người. Theo Thomas Andrillon, nhà thần kinh...