Dẫu là “fan cứng” của bánh trung thu thì cũng đừng nên ăn thoải mái nếu không muốn rước họa
Mùa này là dịp những người yêu thích vị ngọt, vị thơm, vị ngậy, vị béo của những chiếc bánh trung thu thỏa thích thưởng thức đủ các loại; nhưng đây lại là loại bánh không nên ăn tùy tiện.
Không nên ăn bánh thay bữa sáng
Một số người có xu hướng ăn sáng bằng bánh trung thu nhưng các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen xấu, làm tổn thương dạ dày. Vì bánh trung thu chứa hàm lượng đường và chất béo cao nên rất khó tiêu hóa và ăn khi đói sẽ kích thích tiết axít dạ dày, gây ra chứng ợ nóng.
Đối với một số người mắc các bệnh về dạ dày có thể xuất hiện các cơn đau.
Không nên ăn sau bữa cơm
Sau bữa ăn chính không nên lập tức ăn bánh trung thu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn bánh vào khoảng 3 giờ đồng hồ sau khi ăn cơm. Bởi khi vừa ăn cơm, dạ dày chưa tiêu hóa hết thức ăn, nếu lập tức ăn bánh trung thu sẽ dẫn đến chứng khó tiêu.
Không nên ăn bánh vào ban đêm
Các chuyên gia nói rằng không nên sử dụng bánh trung thu như một món ăn đêm bởi loại bánh này khó tiêu hóa, thậm chí có thể còn gây ra các vấn đề về gan và các triệu chứng cấp tính khác như đầy hơi, tức ngực, nôn mửa.
Video đang HOT
Bánh trung thu chứa nhiều chất béo, đường, có thể cung cấp cho cơ thể tới 800 calo đối với loại bánh hai lòng đỏ trứng. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đối với những người huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường phải hạn chế ăn loại bánh này. Ngoài ra, nếu ăn nhiều bánh trung thu quá ngọt sẽ làm tăng tiết axít dạ dày có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Chức năng dạ dày của trẻ em và người già tương đối yếu nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu.
Ngay cả đối với những người khỏe mạnh nếu ăn quá nhiều bánh trung thu cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, gây mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy, bánh trung thu không thể thay thế cho các bữa ăn chính.
Nên ăn bánh trung thu với gì?
Có thể ăn bánh trung thu với các loại quả có vị chua và giàu vitamin C như kiwi, ổi, cam… Những loại quả này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa chất béo dễ dàng hơn.
Nguồn: Đẹp Online
Bánh trung thu an toàn hay không do người mua quyết định
Để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định.
Để có bánh trung thu an toàn, mỗi chiếc bánh cần được sản xuất ở những cơ sở có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng.
Trong những ngày cận dịp lễ Trung thu, quản lý thị trường các tỉnh, TP đã bắt hàng trăm nghìn chiếc bánh trung thu nhập lậu, không giấy tờ cũng như chất lượng thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định.
Cục VFA đã chỉ ra các tiêu chí chọn mua bánh trung thu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiêu chí chọn bánh trung thu
Khi mua người tiêu dùng phải lựa chọn những sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: Có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản... Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.
Theo VFA, khi mua bánh trung thu người tiêu dùng phải lưu ý nhãn mác, thời hạn sử dụng, màu sắc bánh... Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, bánh trung thu phải được bày bán ở những nơi hợp vệ sinh, có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất. Cục VFA lưu ý: "Người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá, bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ".
Đồng thời tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.
Thế nào để sử dụng bánh trung thu an toàn?
Theo Cục An toàn thực phẩm, để sử dụng bánh trung thu an toàn, sản phẩm khi mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
Để tránh xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm đáng tiếc, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng bánh khi còn hạn sử dụng, không ăn bánh bị dập nát biến dạng hoặc bao bì rách nát, bánh có những biểu hiện của nấm mốc, mùi lạ...
Một tiêu chí khác khá quan trọng được Cục An toàn thực phẩm khuyến nghị là đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cắt, ăn bánh. Điều này tránh được các vi khẩu có hại ở tay xâm nhập vào thức ăn.
Cục cũng đưa ra lưu ý thêm để sử dụng bánh trung thu an toàn, người tiêu dùng phải chú ý liều lượng bánh khi ăn sao cho phù hợp với thể trạng cơ thể. Không nên ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.
Mùa trung thu đang đến gần, với hàng trăm ngàn điểm bán cũng như các loại bánh khác nhau. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nhiều cơ sở sản xuất bánh sử dụng nguồn nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất không đảm bảo dễ gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm. Do đó, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Ho ra máu - dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Gần đây, khi ho khạc vào buổi sáng, tôi thấy có kèm máu, ngứa cổ, tức ngực. Đây có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm không? Ảnh minh họa Bác sĩ Lê Minh Tuấn, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM, tư vấn: Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng ho, chúng thường có bọt, màu...