Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân và cách xử trí
Khớp khuỷu tay là một khớp thường xuyên chịu các lực tác động cơ học tì đè trong các hoạt động, vì vậy nó rất dễ bị tổn thương. Khi bị đau khớp khuỷu tay sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Đau khớp khuỷu tay là tình trạng viêm hoặc rách, đứt, giãn nhóm gân cơ duỗi tại chỗ bám vào mỏm trên lồi cầu phía ngoài xương cánh tay.
Trường hợp nguy cơ cao bị đau khớp khuỷu tay?
Bệnh đau khớp khuỷu tay thường gặp ở các trường hợp có đặc trưng là lặp đi lặp lại một chuyển động có thể gây ra tình trạng đau khớp khuỷu tay. Họ thường gặp phải tổn thương viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay do lặp lại động tác ở cổ tay nên dẫn tới tổn thương khớp khuỷu tay gây đau.
Đối tượng nguy cơ cao gồm: Những người chơi một số môn thể thao có thể gặp các vấn đề ở khuỷu tay, có nguy cơ dẫn tới đau khuỷu tay như: chơi golf, chơi ném bóng chày, chơi tennis, người tập tạ, võ sĩ quyền anh. Những người làm nghề đòi hỏi phải dùng cơ tay nhiều như: Nhân viên văn phòng, đầu bếp, họa sĩ, thợ mộc, thợ điện nước…
Video đang HOT
Khớp khuỷu tay thường xuyên chịu lực nên dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân của bệnh
Nguyên nhân do bệnh lý: Đa phần các trường hợp đau khớp khuỷu tay là do các mô mềm bị căng hoặc viêm như gân hoặc dây chằng. Đây có thể là hậu quả của một số bệnh lý như:
Viêm khớp khuỷu tay: Tình trạng này xảy ra khi khớp khuỷu tay bị đau và sưng. Trên thực tế viêm khớp khuỷu tay không xảy ra phổ biến trừ khi trước đó bị chấn thương như bị gãy xương,…
Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: bao hoạt dịch mỏm khuỷu nằm ở mặt sau của khớp khuỷu tay nó có thể bị viêm do các chấn thương trực tiếp hoặc sử dụng khớp quá mức.
Các bệnh lý xương khớp khác như: viêm khớp dạng thấp, bong gân chấn thương gân, cơ, dây chằng, viêm dây thần kinh cánh tay, trật khớp,… dễ dẫn tới tình trạng đau khớp khuỷu tay.
Đau khớp khuỷu tay do tác động bên ngoài: Do chơi thể thao quá mạnh. Do chơi tennis sử dụng cánh tay quá mức hoặc vận động sai kỹ thuật khi chơi. Do chơi golf với các động tác như ném, đánh bóng không đúng kỹ thuật có thể khiến người chơi bị đau khớp khuỷu tay.
Do đặc thù nghề nghiệp: đặc thù công việc của một số nghề yêu cầu khớp khuỷu tay vận động nhiều hay lặp đi lặp lại một động tác ở tay sẽ dễ gây đau khớp khuỷu tay như nghề thợ mộc, công nhân xí nghiệp thợ sửa ống nước,…Ngoài ra, đau khớp khuỷu tay cũng có thể là hậu quả của các tác động khác như phẫu thuật hoặc chấn thương mô mềm có thể dẫn tới hình thành mô sẹo.
Triệu chứng đau khớp khuỷu tay
Khi bị đau khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện: Bị đau nhói, đau dữ dội khi di chuyển khuỷu tay, đặc biệt là khi chạm vào. Khớp khuỷu tay sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát ở phần xung quanh khớp. Hạn chế vận động khớp khuỷu tay, gặp khó khăn khi nâng vật, nắm chặt đồ vật hoặc làm các công việc đơn giản hàng ngày như đánh răng, viết,…
Bệnh đau khớp khuỷu tay tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh thì cần đi khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Kỹ thuật mới về thay khớp vai tại Việt Nam
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM vừa giới thiệu một kỹ thuật thay khớp vai mới tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình.
Bên cạnh phẫu thuật thay khớp vai bán phần, toàn phần, người bệnh có thêm một lựa chọn điều trị nữa là thay khớp vai nghịch đảo toàn phần (hay còn gọi là thay khớp vai đảo nghịch đảo Delta).
Ưu điểm của phương pháp này là có tác dụng giữ chức năng của chóp xoay, giúp cử động của vai được toàn diện hơn, thời gian phẫu thuật ngắn hơn, việc tập vật lý trị liệu sau mổ dễ dàng, người bệnh phục hồi vận động tốt sau phẫu thuật, thời gian xuất viện sớm hơn (chỉ khoảng 1 tuần sau mổ) so với các phẫu thuật thay khớp vai thông thường.
Kỹ thuật thay khớp vai mới tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM giúp người bệnh có thêm cơ hội lựa chọn điều trị (ảnh minh họa từ Internet)
Thay khớp vai nghịch đảo toàn phần được chỉ định trong những trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp vai kèm tổn thương gân cơ chóp xoay như viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng, chấn thương gãy nát xương khớp vai, trật khớp vai tái diễn nhiều lần do chấn thương mà không thể mổ nội soi, u xương cánh tay, thay lại khớp vai...
Lý do vì sao bệnh nhân mắc Covid-19 dù đã khỏi nhưng vẫn mệt mỏi kéo dài Các nhà nghiên cứu từ Đại học Emory, Atlanta vừa phát hiện 50% bệnh nhân mắc Covid-19 sản sinh ra các "tự kháng thể" tấn công tế bào người, thay vì tấn công virus. Theo đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Emory, Atlanta, xét nghiệm bệnh phẩm 52 bệnh nhân Covid-19 nặng, không có tiền sử rối loạn tự miễn. Họ...