Đau khớp gối có nên đi bộ không? Câu trả lời bất ngờ của chuyên gia!
Người bị đau khớp gối thường không muốn đi bộ, bởi khi di chuyển sẽ rất đau. Tuy vậy, các bác sĩ cho rằng, đi bộ là bài tập thể dục hữu ích cho người bị đau khớp gối.
“Đau khớp gối có nên đi bộ không?” – Câu trả lời bất ngờ của chuyên gia
Đau khớp gối là bệnh gì?
Đau khớp gối là cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể là do những vấn đề ở chính khớp gối hoặc từ mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối.
Đau khớp gối có nhiều mức độ. Một số người có thể cảm thấy chỉ đau nhẹ, trong khi những người khác có thể bị đau nhiều, khó đi lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu, triệu chứng đau khớp gối:
Sưng và cứng khớp
Chỗ đau đỏ tấy và cảm thấy ấm khi chạm vào
Khớp yếu, khó di chuyển
Có tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp
Khó duỗi thẳng đầu gối.
Đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của không ít người
Đau khớp gối có nên đi bộ không?
Video đang HOT
Eric Robertson – nhà vật lý trị liệu người Mỹ, đồng thời cũng là người bị viêm xương khớp cho biết: Khi bị đau khớp gối, bạn sẽ không muốn di chuyển vì sẽ cảm thấy đau hơn. Nhưng nếu tập thể dục, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo bác sĩ xương khớp Jemima Albayda – Đại học Johns Hopkins (Mỹ): “ Khi di chuyển, đầu gối bị đau là do viêm. Đi bộ sẽ giúp bạn đỡ đau hơn“.
Mô phỏng hình ảnh khớp gối khỏe mạnh và khớp gối bị viêm
Đi bộ giúp ích gì cho người bị đau xương khớp?
Giúp tái tạo khớp: Khi bị viêm khớp, sụn – mô lò xo trong khớp đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ giúp giảm chấn thương và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động – có thể bị hư hỏng và mòn. Kết quả là bạn bị đau khớp, cứng khớp và khó đi lại. Tập thể dục có thể giúp tái tạo lại khớp. Eric Robertson cho biết: “ Sụn giống như một miếng bọt biển. Nó sẽ nhận được các chất dinh dưỡng khi các khớp xương cọ xát khi bạn đi bộ“.
Giúp đôi chân thêm khỏe mạnh: Đi bộ giúp tăng cơ, sẽ làm giảm áp lực cho khớp. Điều này có nghĩa là đầu gối của bạn sẽ ít đau hơn.
Giúp giảm cân: Giảm cân nặng sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối. Càng ít áp lực sẽ càng ít đau đớn. Đi bộ là một cách tập thể dục đơn giản giúp giảm cân hiệu quả.
Người bị đau khớp gối nên đi bộ thế nào? Đi bộ bao lâu?
Đi bộ tốt cho xương khớp, nhưng bạn đừng cố ép bản thân. Bác sĩ Albayda nói: “Một số người hào hứng tới mức đi bộ quá nhiều và quá sức nên ngày hôm sau thường bị đau nhiều hơn. Bạn nên tập mỗi ngày một chút, để xem thế nào mới nên tăng thời gian”. Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Bạn không cần phải tập liền một lúc, mà có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi lần 10 phút.
Người bị đau khớp gối nên đi bộ từng bước ngắn, không nên sải dài chân, tránh gây đau.
Người bị đau khớp gối nên đi bộ nhưng không nên đi quá nhiều và quá sức
Dấu hiệu cảnh báo bạn nên ngừng đi bộ
Đầu gối sưng lên
Đau đến mức bạn chỉ có thể đứng bằng một chân
Khó giữ thăng bằng, dễ bị ngã
Có tiếng rắc rất to ở đầu gối
Khớp gối khó co duỗi.
Giải pháp điều trị đau khớp gối từ thuốc Đông y thế hệ 2
Khi cơn đau mới bắt đầu xuất hiện, bạn nên nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều và hoạt động mạnh. Chườm đá khoảng 15 phút sẽ giúp giảm đau. Để giảm sưng đầu gối, bạn nên nâng chân càng cao càng tốt.
Nếu quá đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ , ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Hơn nữa, thuốc Tây chỉ phù hợp dùng trong giai đoạn cấp tính của bệnh, không nên dùng kéo dài kẻo gây hại.
Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau khớp gối
Nếu đau khớp gối dai dẳng hoặc cơn đau ngày càng nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật gồm: Nội soi khớp để sửa chữa tổn thương; Thay khớp gối toàn phần; Thay khớp gối bán phần.
Để tránh tổn thương khớp gối nặng, đồng thời tránh gây hại gan, thận, hiện nay nhiều người bệnh lựa chọn thuốc Đông y để điều trị bệnh. Thuốc Đông y tuy tác dụng giảm đau không nhanh bằng thuốc Tây y, nhưng phù hợp với giai đoạn mạn của bệnh, có thể dùng kéo dài, không gây hại gan, thận. Hơn nữa, thuốc Đông y giúp điều trị bệnh từ nguyên nhân, do vậy bệnh sẽ ít hoặc không tái phát.
Xương Khớp Nhất Nhất là một trong những loại thuốc Đông y được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc Đông y thế hệ 2 Xương Khớp Nhất Nhất có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, giúp điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp, hỗ trợ điều trị thoái hóa… hiện đã có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Anh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bí quyết chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong dịp cận tết
Theo các bác sĩ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, càng cận tết, dịch bệnh lại càng có xu hướng bùng phát. Người cao tuổi, người mới ốm dậy chính là những "đối tượng" đầu tiên cần cẩn trọng trong dịp này.
Để có cái tết trọn vẹn nhất, người cao tuổi cần chủ động phòng chống bệnh bằng cách nâng cao sức đề kháng với các bí quyết chăm sóc sức khỏe ngay từ bây giờ.
Một số việc cần lưu ý trong sinh hoạt của người cao tuổi
Thời tiết luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao tuổi. Nhất là mùa đông hay khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi sẽ dễ mắc các căn bệnh cảm cúm, huyết áp, tim mạch... Do vậy, khi đi ra ngoài, họ cần chú ý mặc đủ quần áo ấm, quảng khăn, đi bít tất, nếu không phải là đi xe máy thì nên đội mũ ấm như: Mũ len, mũ vải...
Vệ sinh cá nhân là điều quan trọng và cần làm mỗi ngày nhưng người cao tuổi nên chú ý: Không tắm vào buổi tối muộn, không tắm quá lâu và nên tắm với nước ấm.
Để tăng cường sức đề kháng, người cao tuổi nên tập thể dục 15-20 phút mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường lưu thông khí huyết vừa tiêu hao lượng calo thừa như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc tập các bài tập đơn giản tại nhà. Việc tập luyện này còn giúp xương khớp dẻo dai, phòng tránh các bệnh xương khớp ở tuổi già.
Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức dẻo dai cho người cao tuổi (ảnh minh họa)
Cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn
Theo năm tháng, mọi cơ quan trong cơ thể đều lão hóa, sức đề kháng cũng vì thế mà giảm dần. Bên cạnh đó, việc hấp thu thức ăn và dinh dưỡng trong cơ thể cũng không còn được như thời trẻ. Vậy nên, nếu chế độ ăn uống không hợp lý như: Ăn quá no, nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều bữa trong ngày, thêm vào đó sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, nước giải khát có gas... quá mức cho phép, không những không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người cao tuổi.
Cơ thể khỏe mạnh là khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do vậy người cao tuổi không thể bỏ qua: Chất đạm, chất béo, chất xơ... có trong rau củ và các vitamin, chất khoáng, canxi có trong hoa quả tươi. Mỗi bữa ăn nên bổ sung ít nhất 400g-500g rau xanh và 200g-300g hoa quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nóng trong và táo bón. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột rất có lợi cho người cao tuổi nhưng không nên lạm dụng.
Với người cao tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... càng cần phải chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, thực hiện nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để có một cái Tết vui vẻ không những cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình, bè bạn.
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu trong cuộc sống, đặc biệt với người cao tuổi (ảnh minh họa)
Giải pháp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống hàng ngày thôi là chưa đủ, điển hình ở những người mới ốm dậy, người khó hấp thu, sức đề kháng kém... Điều họ cần ngay lúc này một loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với đầy đủ các chất thiết yếu giúp cung cấp năng lượng cho một ngày dài, không những vậy còn bảo vệ hệ tiêu hóa, tim mạch một cách tối ưu.
Theo SK&ĐS
Ngủ dậy là tôi đói bụng liền, phải làm sao? Có cách nào 'lấp tạm' cái bụng đói trước khi tập thể dục mà không ảnh hưởng đến kết quả tập luyện cũng như sức khỏe? Nếu có thì đó là những thực phẩm nào, thời gian thích hợp để ăn trước khi tập thể dục? Tập thể dục kết hợp ăn uống đúng cách là vấn đề các bạn trẻ quan tâm...